Những chiếc điện thoại quý như vàng của người tị nạn Syria
Chiếc smartphone có thể là hành trang giúp người tị nạn Syria tạo dựng cuộc sống mới tại mảnh đất châu Âu xa lạ sau hành trình vượt biên nhiều rủi ro.
Mùa “ du lịch” đã kéo dài gần một năm nay trên hòn đảo Lesbos của Hy Lạp. Tuy nhiên, các bãi biển không chật cứng các vị khách tham quan, thay vào đó là ngổn ngang những gói túi bóng.
Đối với những người tị nạn từ Syria, đây là cách họ dùng để bảo vệ những chiếc điện thoại thông minh của mình trong hành trình lênh đênh trên biển để đến được Lesbos. Gần một năm qua, nơi đây trở thành điểm trung chuyển của những người Syria tị nạn tại châu Âu.
Một người tị nạn Syria mở túi bóng dùng để bọc điện thoại ngay sau khi đặt chân đến đảo Lesbos (Hy Lạp). Ảnh: Cnet.
“Những người tị nạn không nghèo như nhiều người thường nghĩ”, Evert Bopp – thành viên của tổ chức phi lợi nhuận Disaster Tech Lab có nhiệm vụ cài đặt các khu điểm phát sóng Wi-Fi tại khu vực xảy ra thảm hoạ – cho hay. “Những người này phần lớn thuộc tầng lớp trung lưu. Ngoài một số tiền nhất định, vật dụng họ luôn mang theo bên mình là những chiếc điện thoại”.
Disaster Tech Lab không cung cấp thực phẩm hay chăn màn cho người tị nạn. Thứ họ cung cấp là khả năng truy cập Internet.
Nhóm của Bopp có mặt tại đảo Lesbos từ tháng 9, có nhiệm vụ cài đặt mạng Wi-Fi cho 2 trại tị nạn. Một trong 2 trại này – Kara Tepe – thiếu toàn bộ cơ sở hạ tầng, bao gồm cả nguồn điện. Họ phải nghiên cứu sử dụng pin mặt trời và kết nối từ máy tính để thiết lập mạng Internet.
Video đang HOT
Người tị nạn sạc điện thoại tại Lesbos. Ảnh: Cnet.
Khi những người tị nạn truy cập mạng Wi-Fi, trang đầu tiên họ truy cập được sẽ là Crisis Info Hub – là thành quả hợp tác của Google và hàng loạt tổ chức phi chính phủ. Trang này cho phép họ truy cập những thông tin quan trọng bằng chính ngôn ngữ của mình như lịch trình và giá thành các chuyến phà rời đảo đi vào đất liền. Thông tin trên trang thay đổi liên tục bởi tình hình thực tế tại đảo khá hỗn loạn.
Ihbar, 30 tuổi, gọi điện về cho gia đình sau khi cập bến thành công đến đất châu Âu sau một hành trình dài. Ảnh: Cnet.
Disaster Tech Lab cũng mang những chiếc điện thoại vệ tinh đến bãi biển Lesbos, giúp người tị nạn liên lạc về nhà ngay khi họ cập bến Hy Lạp. Một số người tị nạn sẵn sàng từ bỏ xếp hàng nhận trợ giúp y tế để có cơ hội gọi điện thoại về nhà.
“Với những người tị nạn, việc có thể cầm điện thoại, gọi về nhà và nói: ‘Tôi OK. Tôi đã đến Hy Lạp. Tất cả mọi người còn sống’ là một cái gì đó lớn lao”, Bopp cho biết.
Không phải người tị nạn nào cũng may mắn cập bến châu Âu với một chiếc smartphone bên mình. Khi đó, một dự án có tên GeeCycle được thiết lập, cung cấp những chiếc điện thoại đã qua sử dụng dành cho họ. Dự án này được thành lập bởi Techfugees – tổ chức tự nguyện của một số người làm trong lĩnh vực công nghệ tại Anh.
Geecycle cung cấp cả laptop và các trang thiết bị liên quan, cho phép người tị nạn học các khoá về ngôn ngữ, thậm chí cách khởi nghiệp kinh doanh tại châu Âu.
Điện thoại vệ tinh được cung cấp cho những người không mang theo smartphone. Ảnh: Cnet.
Một số dự án khác cung cấp những chỗ ở tạm thời trên đường nhập cư hoặc thông tin y tế. Những ý tưởng này cực kỳ cần thiết ở giai đoạn hiện tại, bởi theo các chuyên gia, chưa có một giải pháp trực tiếp nào giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư tại châu Âu.
Tuy nhiên, những tổ chức như Disaster Tech Lab sẽ không dừng chân lâu tại Lesbos. Họ lên kế hoạch trao cơ sở hạ tầng Wi-Fi này cho nhà chức trách địa phương. “Tôi hy vọng chúng tôi vẫn ở lại hòn đảo này trong 4 hoặc 5 tháng nữa, ít nhất là như vậy”, Bopp nói. Ở thời điểm hiện tại, dòng người tị nạn Syria vẫn tiếp tục đổ về Lesbos, ngay cả khi thời tiết ngày một lạnh hơn.
Đức Nam
Theo Zing
Chàng trai tị nạn Syria phát đồ ăn miễn phí cho người vô gia cư Đức
Đều đặn vào thứ bảy hàng tuần, Alex Assali nấu một nồi thức ăn lớn và phát cho những người vô gia cư ở Đức, nơi đã cưu mang anh sau khi chạy trốn khỏi Syria.
Theo Huffington Post, Assali trốn khỏi Syria vào năm 2007 sau khi chỉ trích Tổng thống Bashar al-Assad trên mạng. Không có hộ chiếu, những năm sau đó anh phải trú ngụ ở Libya trước khi đến Berlin vào tháng 9 năm ngoái.
Dù chưa thể tìm được việc làm nhưng Assali vẫn tiết kiệm được 120 euro mỗi tháng từ gần 360 euro tiền trợ cấp của chính phủ Đức. Assali dùng số tiền ít ỏi dành dụm được đó để giúp đỡ những người vô gia cư Đức, như một cách trả ơn nơi đã cưu mang anh.
Assali phát thức ăn miễn phí tại nhà ga Alexanderplatz, Berlin. Ảnh: Huffington Post
Thứ bảy hàng tuần, anh nấu một nồi thức ăn lớn, kê bàn trên phố và phát cho những người không nhà cửa.
"Chúng tôi muốn trở thành một bộ phận tích cực trong cộng đồng người Đức. Chúng tôi muốn các công dân Syria và Đức là một để giúp đỡ những người khác và giúp đỡ nhau", một tờ giấy dán trên bàn anh giải thích. "Mục tiêu của chúng tôi là trả ơn cho những người đã giúp đỡ chúng tôi".
Assali cho biết anh bắt đầu phát đồ ăn từ tháng 8 và kê bàn ở nhiều địa điểm khác nhau quanh Berlin. Tuy nhiên, chỉ đến khi Tabea Bu, một người bạn của Assali chụp lại cảnh anh phát đồ ăn ở nhà ga Alexanderplatz hôm 22/11 và đăng lên Facebook, câu chuyện về chàng trai tị nạn này mới được lan truyền rộng rãi.
"Anh ấy thực sự đã mất tất cả. Anh ấy phải để lại gia đình ở Syria vì có những người muốn giết anh ấy", Bu giải thích ở dưới bức ảnh. "Dù anh ấy không có nhiều tiền, anh vẫn ra phố và phân phát đồ ăn cho người vô gia cư".
Bức ảnh của Bu hiện đã nhận được hơn 1,7 nghìn lượt chia sẻ. Trên trang chia sẻ ảnh Imgur, nó cũng thu hút tới 2,8 triệu lượt xem.
Bu kể rằng cô gặp Assali tại Sharehaus Refugio, một tổ chức chuyên hỗ trợ những người mất nhà cửa hoặc buộc phải bỏ nhà ra đi. Cô cho hay cả hai thực sự ngạc nhiên trước những phản hồi tích cực của mọi người về câu chuyện của Assali.
"Hai chúng tôi chưa bao giờ tưởng tượng được những gì bài viết nhỏ đó có thể tạo ra, nhưng chúng tôi rất vui vì đã thắp một ánh sáng nhỏ cho thế giới", cô nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
Sợ khủng bố, Canada từ chối đàn ông độc thân Syria Những người tị nạn là thanh niên, đàn ông độc thân Syria sẽ không có cửa vào Canada giữa lúc khủng bố đang là mối đe dọa khắp nơi. Người tị nạn đang là vấn đề hóc búa ở nhiều nơi. Trong ảnh là cảnh người tị nạn chen nhau lên một chiếc tàu ở Hungary - Ảnh: AFP Thông tin trên do...