Những chỉ số bình thường khi đánh giá xét nghiệm tinh dịch đồ
Tinh dịch đồ là một trong những xét nghiệm cơ bản nhất và không thể thiếu khi một cặp vợ chồng vô sinh đi thăm khám.
Thông qua tinh dịch đồ, người ta có thể đánh giá sơ bộ khả năng sinh của người chồng, hướng tới những xét nghiệm cần làm tiếp theo và đưa ra phương cách điều trị.
Hiện nay, một số trung tâm sử dụng các phương pháp phân tích tinh dịch đồ với sự hỗ trợ của vi tính (CASA: Computer – Aided Semen Analysis). Tuy nhiên, với những tiêu chuẩn được Tổ chức Y tế Thế giới đề ra vào năm 1993, phương pháp soi dưới kính hiển vi truyền thống vẫn được đại đa số mọi người công nhận và được sử dụng rộng rãi, vì nó có độ chính xác tương đối cao.
Phân tích một mẫu tinh dịch
Để không làm ảnh hưởng đến kết quả, mẫu thử cần được lấy đúng cách, mẫu thử sau khi đem đến phòng xét nghiệm sẽ được đánh giá về đại thể (quan sát bằng mắt thường) cũng như vi thể (quan sát dưới kính hiển vi).
Quan sát đại thể
Mẫu tinh dịch khi được đưa vào phòng xét nghiệm sẽ được đặt trong tủ ấm để đánh giá sự ly giải. Bình thường, mẫu sẽ ly giải hoàn toàn sau khoảng 15 – 20 phút. Nếu mẫu thử không ly giải hay ly giải không hoàn toàn, có thể nghi ngờ đến bất thường ở tiền liệt tuyến (thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến).
Sau khi mẫu đã hóa lỏng, người ta sẽ đánh giá tiếp các yếu tố khác, bao gồm thể tích và màu sắc tinh dịch. Bình thường tinh dịch có màu trắng xám, hơi đục và đồng nhất. Nếu tinh dịch có màu vàng thì có thể do lẫn nước tiểu trong quá trình lấy mẫu hay do nhiễn trùng. Những mẫu tinh dịch trong và loãng thường có tinh trùng ít hay thậm chí không có tinh trùng.
Những bất thường về thể tích tinh dịch cũng có thể gợi ý đến một số nguyên nhân bất thường. Trung bình, thể tích mỗi lần xuất tinh của người đàn ông khoảng trên 2ml.
Ngoài ra, mẫu tinh dịch còn được đánh giá độ pH. Thông thường, tinh dịch có tính kiềm, với pH dao động trong khoảng 7,2 – 8,4. Trong những trường hợp không có tinh trùng kèm theo mẫu thử có pH 7, nguyên nhân có thể là do tắc ống dẫn tinh.
Mẫu thử sau khi được đánh giá đại thể sẽ được quan sát dưới kính hiển vi (vi thể).
Quan sát vi thể
Mẫu thử được đánh giá độ di động, số lượng tinh trùng/ml tinh dịch, tỷ lệ sống – chết, sự hiện diện của bạch cầu và tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường.
- Độ di động của tinh trùng sẽ được đánh giá dưới vật kính 40X. Tùy theo tốc độ di chuyển và người ta sẽ chia tinh trùng thành 4 nhóm:
- A: Tinh trùng di động tiến tới, nhanh.
Video đang HOT
- B: Tinh trùng di động tiến tới, chậm.
- C: Tinh trùng di động tại chỗ.
- D: Tinh trùng không di động.
- Để tính số lượng tinh trùng trong một ml tinh dịch, sau khi pha loãng tinh dịch với tỷ lệ thích hợp và làm tinh trùng bất động, người ta sử dụng một buồng đếm, bên trong có chia nhiều ô nhỏ.
- Hình dạng tinh trùng sẽ được quan sát ở vật kính 100X, sau khi được nhuộm bằng phương pháp đặc biệt (Papanicolaou). Các bất thường có thể xuất hiện ở đầu, cổ hay đuôi của tinh trùng.
Một kết quả phân tích tinh dịch bình thường là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố các chỉ số phân tích tinh dịch bình thường sau đây:
- Thể tích tinh dịch> 2 ml.
- Nồng độ tinh trùng> 20 triệu tinh trùng/ml.
- Độ di động của tinh trùng> 50% tinh trùng di động, hoặc 25% tinh trùng di động rất nhanh.
- Hình thái tinh trùng> 15% có hình dạng bình thường (theo những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt).
- Bạch cầu
- Kháng thể kháng tinh trùng
Những lưu ý khi đánh giá kết quả
- Tinh trùng được tạo ra từ các tế bào sinh tinh, nằm trong các ống sinh tinh thuộc 2 tinh hoàn. Sau khi được hình thành, tinh trùng sẽ di chuyển vào mào tinh. Chính tại đây, quá trình trưởng thành của tinh trùng sẽ được hoàn tất. Tinh trùng từ khi được sinh ra cho đến khi trưởng thành hoàn toàn cần một khoảng thời gian từ 10 – 12 tuần. Dịch mỗi khi xuất tinh bao gồm: tinh trùng và tinh dịch. Tinh dịch là các chất tiết từ tuyến tiền liệt (1/3 thể tích) và từ túi tinh (chiếm 2/3 còn lại). Chỉ cần có một bất thường nào trong quá trình sinh tinh hay của các tuyến nêu trên cũng làm ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ.
- Cách thức lấy tinh dịch có đúng không, thời gian kiêng giao hợp trước khi lấy tinh dịch (3 – 5 ngày) và thời điểm phân tích mẫu thử phải trong khoảng 1 giờ sau khi lấy mẫu.
- Nếu tinh dịch đồ có bất thường, nên thực hiện ít nhất 2 – 3 lần để đánh giá, kiểm tra và so sánh.
- Kết quả và chuẩn bình thường tinh dịch đồ của mỗi phòng xét nghiệm ở những bệnh viện là khác nhau, vì thế kết quả có thể sẽ không giống nhau.
- Để biết khả năng có con của một người đàn ông thì không thể chỉ có dựa vào kết quả tinh dịch đồ. Một số người vẫn có con bình thường dù kết quả tinh dịch đồ có số lượng tinh trùng ít hoặc yếu. Ngược lại, tinh dịch đồ bình thường cũng không thể đảm bảo người đó chắc chắn có thể có con. Để đánh giá khả năng có con cũng như hướng điều trị thế nào thì cần phải đánh giá trên cơ sở khám và kết quả xét nghiệm của cả hai vợ chồng như: độ tuổi, thời gian quan hệ không sử dụng biện pháp tránh thai, các bệnh kèm theo, đã điều trị như thế nào… chứ không chỉ dựa vào kết quả tinh dịch đồ.
Theo CSTY
Bế tinh azoospermia: Khi số lượng tinh trùng bằng "không"
Bế tinh azoospermia là tình trạng không có tinh trùng hiện diện khi các quý ông xuất tinh. Tình trạng này không nhiều nhưng lại ẩn chứa nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Bế tinh azoospermia là tình trạng không có tinh trùng khi các quý ông xuất tinh. Tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 1/10 nam giới. Tình trạng không có tinh trùng nằm trong danh sách những dạng vô sinh ở nam giới hiếm gặp nhưng lại khá nghiêm trọng. Biện pháp điều trị vô sinh hiệu quả nhất cho trường hợp này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng bế tinh cùng với khả năng sinh sản của người phối ngẫu.
Nhiều người cho rằng đàn ông mắc phải chứng bế tinh azoospermia (không có tinh trùng) sẽ khó lòng có con. Tuy nhiên, sự thật không phải lúc nào cũng như vậy. Với sự trợ giúp của công nghệ hỗ trợ sinh sản tiến bộ hiện nay cũng như hình thức phẫu thuật, nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng vẫn có cơ hội chào đón đứa con ruột thịt của mình.
Các dạng của bế tinh azoospermia
Có hai cách để nói về bế tinh azoospermia: Xem xét những vấn đề trong chu kỳ sản xuất tinh trùng hoặc liệu tinh trùng có đang bị tắc nghẽn hay không.
Căn cứ vào nơi sản xuất tinh trùng, bế tinh azoospermia có thể được chia thành ba giai đoạn: tiền tinh hoàn, tinh hoàn và sau tinh hoàn.
Không có tinh trùng giai đoạn tiền tinh hoàn chủ yếu xoay quanh những vấn đề nội tiết tố liên quan đến tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Nó đôi lúc còn được gọi bằng cái tên suy tinh hoàn thứ phát bởi các tuyến nội tiết trong não không sản xuất đúng loại hóa chất để kích hoạt tinh trùng phát triển khỏe mạnh.
Không có tinh trùng giai đoạn tinh hoàn là vấn đề chủ yếu nằm trong chính tinh hoàn. Trong trường hợp này, tinh hoàn có thể không sản xuất đủ testosterone hoặc tinh hoàn có thể không phản ứng với hormone được tiết ra bởi các tuyến nội tiết khác. Một khả năng khác được đưa ra là sự phát triển tế bào của tinh trùng gặp vấn đề. Các tình trạng trên sẽ được quy vào nhóm suy tinh hoàn nguyên phát.
Không có tinh trùng giai đoạn tinh hoàn xoay quanh tình trạng tắc nghẽn hoặc rối loạn xuất tinh. Ví dụ như xuất tinh ngược (khi tinh dịch và tinh trùng quay ngược trở lại bàng quang thay vì đi ra ngoài niệu đạo trong khi xuất tinh) hoặc tắc nghẽn tinh trùng, xuất tinh chậm.
Cách khắc phục phổ biến nhất trong vấn đề bế tinh azoospermia là xem xét xem liệu ống dẫn tinh có bị tắc nghẽn hay không.
Hiện tượng tắc nghẽn tinh trùng xảy ra là do tinh binh không thể đi vào tinh dịch hoặc nam giới có vấn đề về xuất tinh. Tình trạng bế tinh azoospermia không cản trở chỉ xảy ra khi bế tinh có liên quan đến nội tiết tố hoặc tinh trùng gặp vấn đề về sự phát triển chứ không phải do sự tắc nghẽn nào đó.
Dấu hiệu của không có tinh trùng
Bản thân của tình trạng không có tinh trùng trong tinh dịch sẽ không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào. Tuy nhiên, một vài biểu hiện đáng chú ý mà bạn nên cân nhắc để ghi chú lại nhằm thảo luận với bác sĩ gồm:
Xuất tinh kém hoặc cực khoái khô (không có hoặc ít tinh dịch)Nước tiểu đục sau khi quan hệTiểu buốtĐau vùng xương chậuTinh hoàn bị sưngTinh hoàn nhỏ hoặc tinh hoàn không đềuDương vật nhỏ hơn bình thườngDậy thì muộn hoặc bất thường ở tuổi dậy thìKhó khăn khi cương cứng hoặc xuất tinhHam muốn tình dục thấpGiảm sự phát triển của tóc, lôngNgực lớn bất thườngKhông có cơ bắp.Điều trị tình trạng không có tinh trùng
Một vài hình thức điều trị có thể giúp nam giới có con dù mắc phải chứng không có tinh trùng trong tinh dịch.
Nếu bạn bị tắc nghẽn ống dẫn tinh, bác sĩ sẽ áp dụng hình thức phẫu thuật. Thời gian phát hiện tình trạng tắc nghẽn càng sớm thì việc phẫu thuật càng có nhiều cơ hội thành công.
Tiểu phẫu lấy tinh trùng có thể hỗ trợ cho những trường hợp bị bế tinh không cản trở hoặc không muốn đụng đến dao kéo quá nhiều. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ để hút tinh trùng từ tinh hoàn. Sau đó đóng băng và chờ đợi thời điểm thích hợp nhằm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Mẹo hỗ trợ điều trị không có tinh trùng
Nhằm nâng cao cơ hội chữa bệnh vô sinh và "tìm con" thành công, nam giới có thể áp dụng những gợi ý sau:
Giữ danh sách về các loại thuốc đang sử dụng: Bao gồm số lượng, thời gian và hình thức sử dụng nhằm phục vụ quá trình chữa trị. Luôn mang theo danh sách thuốc trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ sử dụng vitamin, thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ăn thực phẩm lành mạnh: Các quý ông nên ưu tiên những món ăn tốt cho sức khỏe của bản thân và tinh binh, bao gồm:
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạtNgũ cốc, gạo nâu và mì ốngĂn nhiều loại trái cây và rau quả có màu xanh đậmCác sản phẩm từ sữa như sữa ít béo, sữa chua và phô maiChọn các nguồn protein lành mạnh, chẳng hạn như thịt bò nạc và thịt gà, cá, đậu, trứng và các loại hạt.
Cuối cùng, bạn nên tham khảo bác sĩ về việc mình có cần phải thực hiện theo chế độ ăn uống đặc biệt nào không.
Chăm sóc bản thân: Quan tâm nhiều hơn đến chính mình chưa bao giờ là muộn, đồng thời giúp cải thiện tình trạng không có tinh trùng. Do đó, bạn nên:
Tránh tiếp xúc với hóa chất, chẳng hạn như thuốc trừ sâu bởi chúng có thể làm giảm số lượng tinh trùngQuan hệ tình dục thường xuyên sẽ làm tăng số lượng tinh trùng khỏe mạnhHạn chế thức uống có cồn bởi rượu bia hoặc các loại đồ uống dành cho người lớn sẽ làm giảm quá trình sản xuất tinh trùngNgừng hút thuốc bởi chất nicotine từ thuốc có thể ảnh hưởng đến tình trạng của tinh dịchMặc quần áo phù hợp. Theo các chuyên gia, nhiệt độ cao làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng của cơ thể. Do vậy, nếu bạn mặc đồ lót quá chật sẽ vô tình khiến tinh hoàn nóng lên, từ đó hạn chế số lượng tinh binh xuất hiện. Nam giới nên chọn kiểu quần boxer bởi loại quần này không những thoải mái mà còn khiến "hai hòn ngọc" của bạn dễ thở hơn đấy.Cuối cùng, nam giới nên hạn chế tắm nước quá nóng bởi giống như việc mặc quần lót quá chật, tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra những tinh binh chất lượng.
Việc nhận được chẩn đoán mắc tình trạng bế tinh azoospermia có thể rất khó khăn với bạn. Không ít quý ông cảm thấy xấu hổ hoặc tự ti mà che giấu với nửa kia của mình, dẫn đến rạn nứt về mặt tình cảm. Tuy nhiên, bạn hãy thành thật với bạn đời cũng như tìm đến sự trợ giúp từ khoa học để tìm ra giải pháp.
Theo Hellobacsi.
Xét nghiệm vô sinh nam do đột biến gen AZF AZF là từ viết tắt của Yếu tố gây vô tinh trùng (Azoospermia Factor) là gen nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể Y ở vị trí Yq11. Vùng này chứa nhiều gen liên quan đến quá trình sinh tinh. Các đột biến mất đoạn xảy ra ở các AZF (AZFa, AZFb, AZFc,AZFd hoặc mất đoạn kết hợp) thường dẫn đến các...