Những chất liệu vải bạn nên và không nên mặc trong tiết trời oi bức
Cotton, lanh, lụa… đâu là chất liệu sẽ giúp người mặc cảm thấy thoải mái nhất trong những ngày Hè này?
Mùa Hè đã đi qua quá nửa và thời tiết đã dịu mát trở lại. Tuy nhiên, không ai có thể biết trước được liệu còn những đợt nắng mạnh nào còn chờ đợi chúng ta ở phía trước hay không. Chúng ta đều biết rằng, việc diện những chất liệu bí bách, chặn cái nóng ẩm bên trong cơ thể và ngăn cho làn da của bạn được thoải mái hít thở trong những ngày Hè oi ả chỉ làm cho tình hình tệ hơn thôi.
Sau đây là danh sách những chất liệu vải bạn nên và không nên mặc khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao.
NHỮNG CHẤT LIỆU VẢI NÊN MẶC
1. Cotton
Cotton luôn được biết đến là chất liệu vải thoải mái nhất để mặc trong hầu như tất cả mọi loại thời tiết. Vì cotton là sợi có nguồn gốc tự nhiên nên có khả năng thấm mồ hôi rất tốt, giúp bạn hạ nhiệt nhanh chóng.
Vải cotton được dệt từ sợi mọc quấn quanh hạt của cây bông. (Ảnh: Wikipedia)
Tuy nhiên, trái với cảm giác thoải mái mà cotton mang lại, chất liệu này để lại những dấu vết dễ thấy khi bị ẩm ướt. Vậy nên, bạn cần khéo léo chọn màu sắc trang phục để tránh gặp tình huống khó xử. Một chiếc váy maxi dài mỏng và nhẹ có vẻ là sự lựa chọn mát mẻ nhất khi nói tới chất liệu cotton
Váy maxi cotton thoáng mát giúp giải nhiệt ngày Hè nóng bức. (Ảnh: Mango)
2. Linen (Vải lanh)
Cũng giống như cotton, linen hay lanh là sợi thực vật với khả năng thấm hút tốt hơn nhiều so với chất liệu vải khác. Chất liệu này còn có thêm một điểm cộng là không bám dính vào cơ thể người mặc. Đây là một đặc tính hoàn hảo cho chiếc sơ mi mà nàng công sở cần mặc khi đi làm vào ngày Hè nắng nóng.
Video đang HOT
Lanh là chất liệu vải có vẻ bề ngoài khá thô và tự nhiên. (Ảnh: Tonic Living)
3. Lụa
Lụa là sự lựa chọn không tồi khi nhiệt độ có xu hướng tăng cao. Được dệt từ sợi tơ tằm, khác với hai chất liệu trên, lụa là một loại vải có gốc động vật. Vì thế, so với cotton và lanh, độ hút ẩm của lụa không được bằng.
Lụa nổi tiếng với độ bóng đầy sang trọng. (Ảnh: Devianart)
Mặt khác, nhờ có độ mềm mịn và nhẹ tự nhiên, lụa mang lại cảm giác thoáng mát cho người mặc. Vậy nên, so với một chiếc áo được làm từ polyester, chiếc áo lụa vẫn là sự lựa chọn thông minh hơn trong những ngày Hè này.
Có một điều bạn nên lưu ý, lụa là một trong những sợi tự nhiên chắc chắn nhất. Tuy nhiên, độ bền này có nguy cơ suy giảm khi chất liệu bị phơi quá lâu dưới nắng. Do đó, bạn nên mặc thêm một lớp bảo vệ chống nắng khi diện áo lụa ra đường.
4. Jersey
Jersey cổ điển là một loại chất liệu đan được làm từ len. Ngày nay, jersey thường được kết hợp với cotton và những sợi nhân tạo khác. Tính chất linh hoạt, co dãn tốt giúp jersey trở thành một lựa chọn phổ biến cho nhiều mặt hàng quần áo, đặc biệt là cho những ngày nắng nóng.
Jersey không hẳn là một loại chất liệu, nói đúng hơn đây là một kiểu dệt. (Ảnh: fabrics.com)
Nghe đến đây, có thể bạn vẫn còn thấy đôi chút lạ lẫm với chất liệu này. Nhưng bạn sẽ bất ngờ khi biết jersey vẫn luôn nằm trong tủ quần áo của bạn, qua những chiếc áo phông mà ai cũng mặc vào mùa Hè.
Jersey thường được chọn để làm áo phông. (Ảnh: Etsy)
NHỮNG CHẤT LIỆU VẢI KHÔNG NÊN MẶC
1. Denim (Vải bò)
Những chiếc quần shorts bò, quần yếm hay váy yếm bò, những chiếc quần mom jeans, boyfriend jeans với chút gì đó retro, vintage đang trở nên nóng hơn bao giờ hết trên khắp các đường phố, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Chú ý, denim là vải bò, còn jeans là quần bò. Bạn không nên nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. (Ảnh: Albam Clothing)
Denim thực sự là xu hướng của giới trẻ. Chưa bao giờ chất liệu bò lại được tất thảy các báo thời trang, các thương hiệu lớn tới các cửa hàng nhỏ trong thành phố lăng xê nhiều đến vậy. Song, trái ngang với xu hướng vải bò, chất liệu này khá dày và nặng, không quá thoáng khí, hơn nữa còn cứng cáp và ít co dãn. Diện chiếc quần bò yêu thích của bạn quanh năm có vẻ như là một nỗi khổ thời trang thầm kín.
2. Polyester
Khi mới được đưa vào nước Anh, polyester đã được miêu tả như chất liệu diệu kì có thể mặc trong 68 ngày liên tiếp không cần phải là mà vẫn trông tử tế. Được đánh giá cao về độ bền và chi phí thấp, polyester còn nổi tiếng là không thấm nước. Điều này đồng nghĩa với việc, polyester sẽ giúp bạn cảm thấy không thoải mái khi tiết trời buộc bạn phải đổ mồ hôi.
Polyester là chất liệu vải phổ biến nhất trong thời trang hiện nay. (Ảnh: Fabrics by the metre)
3. Nylon
Nylon bắt đầu nổi tiếng vào những năm 1940 khi tất chân dành cho phụ nữ trở nên phổ biến. Tuy được nhiều thương hiệu thời trang thể thao lựa chọn cho những sản phẩm của mình nhờ sự co dãn và tính tiện dụng nhưng nylon cũng gặp phải vấn đề tương tự như các chất liệu nhân tạo khác: ít khả năng thấm hút. Do đó, bạn nên tránh diện bộ đồ tập làm từ nylon và chạy bộ dưới ánh nắng mặt trời chói chang.
Nylon là chất liệu nhân tạo, được tổng hợp từ polyamid. (Ảnh: NY fashion center fabrics)
Chất liệu nylon rất thịnh hành trên thị trường thời trang thể thao. (Ảnh: Adidas x Stella McCartney)
Theo elle.vn
Lào Cai: Xe khách bốc cháy dữ dội khi đang đậu bên đường
Đang dừng đỗ bên đường, chiếc xe ô tô khách 16 chỗ bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Hiện trường vụ cháy
Theo đó, vụ việc xảy ra vào khoảng 13h30' chiều ngày 4/8 tại đường Ngũ Chỉ Sơn (Sa Pa, Lào Cai). Vào khoảng thời gian trên, chiếc xe khách 16 chỗ đang dừng đỗ bên đường bỗng nhiên phát hoả, bốc cháy dữ dội.
Chỉ trong vòng ít phút, ngọn lửa bao trùm toàn bộ chiếc xe, ngọn lửa bùng phát dữ dội khiến nhiều người tham gia giao thông hoảng loạn.
Theo lời một nhân chứng cho biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, trong xe khách 16 chỗ không có người ngồi bên trong.
Chiếc xe 16 chỗ bị thiêu rụi hoàn toàn
Sau khi vụ việc xảy ra, người dân cùng lực lượng cứu hoả đã tiến hành dập lửa. Khoảng 15 phút sau, đám cháy đã được khống chế hoàn toàn.
Tại hiện trường vụ việc, chiếc xe khách bị lửa thiêu rụi hoàn toàn phần nội thất trong xe phần vỏ xe cũng bị hư hỏng nặng.
Đáng chú ý, thời điểm xảy ra vụ việc, khi xe cứu hoả chưa kịp có mặt tại hiện trường, người dân và cơ quan chức năng đã dùng chiếc xe hút bể phốt gần đó để dập lửa.
Hiện nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng tiến hành điều tra làm rõ.
Tuấn Khang
Theo Đời sống Plus/GĐVN
8 sai lầm dùng máy giặt nhiều người mắc Những thói quen tưởng chừng "vô thưởng vô phạt" khi dùng máy giặt mà nhiều người mắc phải nhưng lại khiến vừa tốn điện, hỏng quần áo và nhanh hư hại máy giặt. 1. Phân loại quần áo không đúng cách Ngoài việc phân loại quần áo dựa trên màu sắc, bạn cũng nên chú ý tới chất liệu vải. Ví dụ, quần...