Những chất độc hại ẩn chứa trong bộ đồ trang điểm của bạn
Bạn có biết rằng chiếc túi đựng đồ trang điểm của bạn lại là nơi chứa nhiều thành phần độc tố.
Những quảng cáo đầy “mỹ miều” về các sản phẩm làm đẹp có thể làm bạn bị hoa mắt, nhưng trước khi đưa ra một quyết định mua một sản phẩm mỹ phẩm nào đó thì điều đầu tiên mà bạn phải quan tâm đến đó chính là thành phần hóa học có chứa trong nó. Thật khó khi nhìn vào một list thành phần hóa học của một loại mỹ phẩm để biết chất nào là độc hại, chất nào được sử dụng, nhưng chí ít bạn cũng phải nắm được một số các thành phần hóa học độc hại có chứa trong mỹ phẩm gây tổn hại cho làn da và sức khỏe. Để trở thành một quý cô sành điệu, trước nhất bạn phải là người tiêu dùng thông thái, đừng vì quá tin vào những lời quảng cáo để rồi sa đà vào việc mua một cách mù quáng và hậu quả mà bạn phải hứng chịu thì thật khó lường. Như một bài viết trước đây chúng tôi từng đề cập đến vấn đề các chất độc hại có trong mascara thì bài viết này sẽ mở rộng ra các sản phẩm khác. Và nếu bạn không muốn túi đồ trang điểm của mình trở thành một “túi chất độc hại” thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Phthalates
Phthalates là một họ hợp chất hóa học, xuất hiện dưới thể dạng lỏng như dầu, không màu sắc. Phthalates còn thuộc nhóm các hóa chất bị nghi ngờ gây rối loạn nội tiết. Trong một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nó đã được chứng minh là làm giảm khả năng sinh sản ở chuột. Một nghiên cứu còn tìm thấy một liên kết giữa phthalates và bệnh tiểu đường.
Chất này thường được tìm thấy trong: nước hoa, chất khử mùi, sơn móng tay
2. BHA (Butylated hydroxianisole)
Một chất bảo quản chủ yếu được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm, là chất chống oxy hóa tổng hợp, bị nghi ngờ là chất gây ung thư, nghiên cứu trên động vật cho thấy BHA gây căng thẳng thần kinh, giảm tốc độ tăng trưởng, sụt cân, tổn thương gan. BHA hoạt động như một estrogen tổng hợp hay xeno-estrogen, là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, kích ứng mắt và có khả năng ăn mòn kim loại, tỉ lệ hấp thu qua da lên đến 13%.
Chất này thường được tìm thấy trong: bút kẻ mắt, phấn má, mascara, kem dưỡng ẩm, sơn móng tay.
3. Mercury (thủy ngân)
Thủy ngân đứng đầu danh sách gây nguy hại cho cơ thể bởi nó rất dễ dàng xuyên qua da. Vào năm 2013, một hiệp ước toàn cầu mới được phát hành về việc giới hạn sử dụng thủy ngân trong nhiều vật dụng gia đình, ví dụ: bóng đèn nhưng lại không đề cập đến mascara. Theo Liên Hợp Quốc, họ bỏ qua mascara bởi vì nó chỉ chứa “một lượng nhỏ” của kim loại độc hại này. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng mascara thường xuyên hay lạm dụng quá nhiều sẽ khiến cho chất này ngấm vào da và gây tác hại không nhỏ.
Chất này thường được tìm thấy trong: mascara, son môi.
4. Lead (chì)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy một số lượng lớn các loại son môi và son bóng không chỉ chứa chì mà còn chứa một số các kim loại khác như aluminum and cadmium. Son môi có chứa nhiều chì có thể gây tổn thương não, bệnh thận và nguy cơ ung thư.
Video đang HOT
Thường được tìm thấy trong: son môi, son bóng.
5. Isopropyl Alcohol
Isopropyl Alcohol là loại hóa chất có mặt trong hầu hết các loại mỹ phẩm, từ kem dưỡng da tay cho tới nước hoa. Đây cũng là một thành phần nguy hiểm nếu bạn hít phải quá nhiều. Bởi nó gây ra tình trạng dau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là trầm cảm nếu hít phải quá nhiều trong thời gian dài.Trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với chuột, hít phải quá nhiều còn có khả năng làm tê liệt hệ thống hô hấp và thậm chí gây tử vong.
Chất này thường được tìm thấy trong: sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc, thuốc làm bóng tóc.
6. Mineral Oil (dầu khoáng)
Loại dầu này có nhiều trong các đồ dưỡng thể, đồ dưỡng da mặt như dầu mát xa, dầu tẩy trang, baby oil, vaseline. Mineral oil có nguồn gốc từ dầu mỏ. Nếu sử dụng sản phẩm mỹ phẩm có chứa mineral oil thường xuyên sẽ làm tắc lỗ chân lông, khiến cho da giảm khả năng đào thải chất độc. Khi vào cơ thể, mineral oil đọng ở gan và lấy đi hầu hết vitamin có trong gan,điều này có thể khiến cơ thể bị thiếu vitamin nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu, tiếp xúc nhiều với chất này còn có khả năng gây ung thư da.
Chất này thường được tìm thấy trong: kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm.
7. Triclosan
Triclosan là hoạt chất kháng khuẩn có công thức tương tự với chất độc màu da cam.Thật không may, FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) thừa nhận rằng, trong một nghiên cứu ở động vật đã cho thấy nó làm thay đổi quy định nội tiết tố. EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) xếp hoá chất này vào loại thuốc diệt côn trùng, gây nguy cơ cao đối với sức khỏe con người và môi trường. Là một chất trong nhóm chlorophenol, triclosan bị nghi ngờ là hoá chất gây ung thư.
Chất này thường được tìm thấy trong: kem cạo râu, lăn khử mùi, kem đánh răng.
8. Parabens
Paraben là biến thể của dầu hỏa, người ta dùng nó như một chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn để ngăn ngừa sự biến chất của sản phẩm. Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ, vì thế có thể làm rối loạn sự cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da. Parabens còn có khả năng gây ra ung thư vú, các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương. Nhiều loại mỹ phẩm không ghi là Paraben nhưng ghi: methylparaben, propylparaben, ethylparaben, butylparaben – đây cũng là các chất có họ với Paraben mà bạn cần lưu ý.
Chất này thường được tìm thấy trong: hầu hết các loại mỹ phẩm.
9. Coal Tar (nhựa than đá)
Coal tar là một chất gây ung thư bị cấm ở EU, nhưng vẫn được sử dụng ở Bắc Mỹ, chất này được tìm thấy trong một số loại dầu gội đầu, sữa tắm, xịt mùi cơ thể. Nếu dùng thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư, chất này có thể hấp thụ qua các mạch máu nhỏ trên da đầu và vào cơ thể.
Chất này thường được tìm thấy trong: các loại dầu gội đầu điều trị da đầu khô và các loại dầu gội đầu chữa trị gàu.
10. Talc (hydrous magnesium silicate)
Talc (hydrous magnesium silicate) là một chất ngậm nước, chất này được liệt vào danh sách các chất độc hại của chính phủ Canada. Talc là thành phần chính trong rất nhiều loại phấn rôm trẻ em, nó còn là chất có mặt trong rất rất nhiều sản phẩm makeup dạng bột (phấn phủ, phấn má, phấn mắt…). Đã có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, talc là nguyên nhân gây ung thư phổi, ung thư buồng trứng và ung thư da. Hạt talc có chứa amiăng có liên quan đến ung thư buồng trứng và các vấn đề hô hấp. Tổ chức FDA đã đưa ra quy định về việc sử dụng talc trong nghành công nghiệp mỹ phẩm, đó là talc vẫn có thể được dùng trong mỹ phẩm nếu được xử lý để loại bỏ asbetos (tác nhân gây ung thư) và cho vào sản phẩm với hàm lượng cho phép.
Chất này thường được tìm thấy trong: phấn mắt, phấn phủ, thành phần có trong mỹ phẩm có chứa khoáng.
Theo Afamily
Dầu hấp, dầu xả, dầu dưỡng có "thế thân" cho nhau được không?
Dùng dầu hấp để xả tóc và dùng dầu xả để hấp tóc, dùng dầu dưỡng để tạo kiểu và dùng sản phẩm tạo kiểu để dưỡng tóc, cách nào là đúng, cách nào là sai?
Đúng: Dùng dầu dưỡng để ủ tóc
Trong dầu dưỡng tóc có những thành phần giúp tái tạo cấu trúc tóc giống với công dụng của dầu hấp. Vì vậy bạn cũng có thể ủ tóc bằng dầu dưỡng. Để mang đến hiệu quả tốt nhất, chúng ta nên ủ qua đêm theo những bước sau:
Bước 1: Gội sạch tóc vào buổi tối trước khi đi ngủ
Bước 2: Thấm tóc bằng khăn mềm và hong khô
Bước 3: Lấy vài giọt dầu dưỡng tóc và thoa đều lên phần thân và đuôi tóc.
Bước 4: Dùng khăn bông khô quấn tóc lại
Bước 5: Sáng hôm sau, không cần xả lại, có thể chải sấy luôn
Khi chọn dầu dưỡng, cần xem xét tình trạng và chất tóc. Nếu tóc bạn hư tổn và dày thô, nên chọn dầu dưỡng nặng. Ngược lại nếu tóc bạn mảnh thưa, hãy chọn dòng dầu dưỡng nhẹ hơn.
(Ảnh: Salon Salon)
Không nên: Dầu xả và dầu hấp
Dầu xả chỉ chứa panthenol, polyme, các hợp chất dinh dưỡng nên không thể thẩm thấu sâu vào bên trong tóc. Do đó, dầu xả cần được dùng thường xuyên. Còn dầu hấp, nó có thể thẩm thấu sâu hơn nhờ vào chất dẫn CLA giúp đưa hạt dinh dưỡng vào bên trong cấu trúc tóc, vì vậy dầu hấp chỉ cần dùng một tuần một lần.
Với những lý do trên, việc dùng dầu xả thay dầu hấp hay ngược lại đều không có tác dụng tốt.
Tùy tình huống: Sản phẩm dưỡng và sản phẩm tạo kiểu
Một số dòng xịt dưỡng và dầu dưỡng sẽ có chức năng tạo kiểu nhẹ khi kết hợp với sấy. Tuy nhiên, điều này thường chỉ áp dụng với tóc thẳng, giúp tóc vào nếp và cần máy sấy để có được kết quả như ý muốn.
Sản phẩm tạo kiểu thẳng hay làm xoăn tóc đều có thêm chức năng dưỡng ẩm, giúp tóc mềm và mượt hơn. Đây là tính năng phụ của dòng tạo kiểu nhưng trong tình huống khẩn cấp bạn hoàn toàn có thể dùng sản phẩm dạng này để dưỡng.
(Ảnh: Hair Pedia)
Xen kẽ: Dầu gội tự nhiên và dầu gội thường
Gần đây, xu hướng dùng những sản phẩm tự nhiên như bồ kết, chanh, bưởi đang quay trở lại. Chúng khá an toàn với da đầu và tóc, nhất là với người hay bị dị ứng hoặc mẫn cảm với hóa chất. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường và nguồn nước hiện nay, tóc cần được làm sạch trước khi có các bước chăm sóc tiếp theo. Dầu gội tự nhiên có tính làm sạch khá nhẹ và không thể lấy hết những chất bẩn trên tóc và da đầu. Vì vậy, để có kết quả tốt nhất, hãy sử dụng sản phẩm tự nhiên xen kẽ với dầu gội thường, tần suất khoảng một tuần một lần dùng dầu gội tự nhiên để thư giãn da đầu.
Chanh giúp làm sạch tóc nhờ axit nhẹ (Ảnh: Natural Beauty)
Theo Đẹp
Bí quyết lựa chọn và sử dụng son môi đúng cách Một thỏi son với gam màu phù hợp luôn đem lại cho bạn vẻ ngoài gợi cảm, quyến rũ và tinh tế nhất. Vậy làm thế nào để tìm cho mình một cây son môi như ý và sử dụng nó hiệu quả nhất? Tìm một thỏi son môi như ý, dễ hay khó? Tìm mua một thỏi son môi không phải là...