Những chấm nhỏ xuất hiện trên da mỏng của trẻ, báo hiệu điều gì?
Con tôi thỉnh thoảng hay xuất hiện những chấm nhỏ xíu có thể nhìn thấy trên vùng da mỏng như đùi. Có người bảo cháu thiếu vitamin C, có thật không? Điều này có nguy hiểm trong mùa dịch?
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Thị Vân Anh (vananhtran…@gmail.com), hỏi: Con trai tôi 7 tuổi và quả thật cháu có hơi lười ăn trái cây. Dạo này tôi thấy cháu có những biểu hiện không khỏe mạnh như dễ cảm lạnh khi đi mưa, thỉnh thoảng đùi xuất hiện vài chấm đo đỏ, mờ mờ. Tôi thấy nó không giống vết côn trùng cắn mà giống chấm sốt xuất huyết, nhưng ít hơn nhiều. Xin cho hỏi nó có nguy hiểm không? Bạn bè tôi bảo coi chừng thiếu vitamin C, E… gì đó, coi chừng mùa dịch sẽ có nguy cơ cao… Có đúng như vậy không, tôi nên làm gì?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Video đang HOT
Đúng là xuất huyết dưới da có thể là một trong các dấu hiệu của tình trạng thiếu vitamin C. Các dấu hiệu thiếu vitamin C khác mà trẻ nhỏ có thể gặp là hay bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, hay bệnh vặt.
Bởi lẽ vitamin C rất quan trọng với các mạch máu và hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu vitamin C sẽ khiến thành mạch bị yếu, vì vậy dễ gây xuất huyết ở những vị trí nhạy cảm, dễ tổn thương như nướu răng. Hệ miễn dịch kém đi khiến trẻ dễ nhiễm bệnh, mà dễ thấy nhất là tình trạng hay bệnh vặt, ví dụ như những cơn cảm thường xuyên hơn trẻ khác mà bạn cũng thấy ở con mình.
Đầu tiên, bạn nên xem lại chế độ ăn của con mình có đủ vitamin C hay chưa? Loại vitamin này có đa dạng trong nhiều loại rau quả, đặc biệt là các loại trái cây có múi (cam, chanh, bưởi…). Hãy cố gắng cho bé ăn thêm trái cây, ăn trực tiếp là tốt nhất, vì còn giúp bổ sung chất xơ. Nếu bổ sung bằng nước trái cây thì cố gắng tự pha chế và đừng cho nhiều đường, bởi nước trái cây đóng hộp thường có nhiều đường.
Tuy nhiên, bạn không nói con bạn bị xuất huyết dưới da đã lâu chưa, có thường xuyên xuất hiện hay không? Nếu tình trạng xuất hiện nhiều, thường xuyên, bạn nên đưa con đến BV để được khám. Nếu tình trạng chưa nặng nhưng việc bổ sung vitamin C qua việc chế độ ăn không hiệu quả thì bạn cũng nên đưa bé đi khám, việc có cần bổ sung thêm bằng thuốc bổ hay không bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn.
Dùng dế, ve sầu làm món ăn, dân nhậu cần lưu ý điều này
Một số côn trùng chứa các chất gây dị ứng, chứa rận, ve, các loài nấm độc... trên thân của chúng, nếu chế biến không sạch sẽ dễ dẫn đến ngộ độc.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu kịp thời bé 3 tuổi ở Long An, bị sốc phản vệ độ 3 sau khi được cha cho ăn bảy đến tám con dế chiên giòn.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đã lờ đờ, người bị nổi mề đay, phù toàn thân, tụt huyết áp, khó thở. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu sốc phản vệ theo phác đồ. Bé được thở oxy, tiêm và truyền thuốc chống sốc phản vệ Adrenalin, kháng viêm mạnh, sử dụng thuốc vận mạch, truyền dịch... Sáng 6-8 sức khỏe bé trai đã tiến triển tốt, ổn định để có thể ra viện.
Đây không phải là lần đầu tiên, trẻ sau lẫn người lớn khi ăn côn trùng bị ngộ độc hoặc sốc phản vệ. Vào tháng 5-2019, một người đàn ông tại Quảng Ninh cũng phải nhập viện với các biểu hiện của sốc phản vệ sau khi uống rượu và ăn ve sầu. Hay bệnh nhân 48 tuổi tại Hải Phòng cũng bị sốc phản vệ sau khi sử dụng nhộng tằm làm thức ăn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội, thực tế thì côn trùng có thể ăn được nhưng cũng có thể gây ngộ độc. Nguyên nhân ngộ độc có thể có thể đến từ bên ngoài hoặc do ăn phải côn trùng đã chết, côn trùng chứa một số chất gây dị ứng, điển hình là dế nhộng. Nhiều người ăn món này dễ bị dị ứng nếu cơ địa không phù hợp với chất nào đó có trong nhộng.
Cần cẩn trọng trong việc sử dụng côn trùng làm món ăn. Ảnh: HQ
Cũng theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên nhân các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố, côn trùng bị nhiễm nấm độc, hoặc côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía... Hoặc do các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến, côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.
"Việc thiếu hiểu biết, kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, cùng với tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để "thử nghiệm" theo kinh nghiệm đồn thổi để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu...) và sử dụng đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn."- Cục An toàn thực phẩm nêu rõ.
Do đó, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, đối với những người có cơ địa dị ứng cần hết sức cẩn trọng nếu muốn ăn côn trùng.
Tốt nhất không nên ăn nếu thường xuyên dị ứng với biểu hiện nặng như khó thở, nổi mề đay, phát ban khắp người sau khi ăn thực phẩm lạ. Khi chọn mua, cần chú ý mua côn trùng thông thường phổ biến còn tươi sống thay vì đã chết, ngâm tẩm hóa chất quá nhiều. Phải sơ chế, chế biến một cách an toàn. Không nên ăn sống, tái, hoặc nấu chín nguyên con mà không qua sơ chế kỹ.
Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý thêm, người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn. Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nhìn nụ cười Diệu Nhi-Trúc Nhi như xoa dịu đi căng thẳng vì đại dịch Covid-19 Sau gần 2 tuần hậu phẫu tách đôi, sức khỏe hai bé gái Diệu Nhi-Trúc Nhi tiến triển tốt, đều đã cai máy và vui giỡn cười đùa. Ngày 30-7, theo BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, bé Diệu Nhi không sốt đúng 1 tuần, đã được thở oxy qua ống thở cannula thông thường rất...