Những cây gỗ to, quý hiếm gửi ra xây lăng Bác năm 1974 là tìm kiếm từ vùng đất nào?
Năm 1974, người dân vùng kháng chiến Hà Nừng (nay là xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) theo lời kêu gọi của Tỉnh ủy đã vào rừng tìm gỗ quý gửi ra Hà Nội để xây Lăng Bác Hồ. Bao khó khăn, trở ngại không khuất phục được tinh thần của người dân mà càng khiến họ quyết tâm hoàn thành trọng trách được giao.
Phát huy truyền thống cách mạng, một lòng theo Đảng, Bác Hồ, sau mấy chục năm xây dựng và phát triển, Sơn Lang ngày nay đổi thay đến ngỡ ngàng.
Ngủ rừng tìm gỗ
Giữa tháng 5, chúng tôi theo đường Trường Sơn Đông về vùng kháng chiến Hà Nừng, nay là xã Sơn Lang, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai). Đường bê tông rộng rãi trải dài suốt 30 km uốn lượn dưới tán rừng xanh mát.
Hai bên đường, những bông lau trắng dập dìu trong gió. Trên sườn núi, thấp thoáng bóng cây chò nở hoa trắng xóa, tán ô môi khoe sắc hồng rực nổi bật giữa màu xanh đại ngàn. Cách đây hơn 45 năm, nơi này từng là cánh rừng nguyên sinh rộng lớn, tài nguyên vô cùng phong phú, đặc biệt có nhiều loài cây quý hiếm.
Vì vậy, năm 1974, khi được phát động, đồng bào xã Sơn Lang đã đồng lòng vào rừng tìm gỗ quý gửi ra Hà Nội để xây Lăng Bác Hồ. Một tháng ròng “nếm mật nằm gai” giữa rừng sâu, san sẻ từng nắm gạo, hạt muối, củ mì, vượt qua mưa bom, bão đạn là kỷ niệm không thể nào quên trong ký ức của những người từng tham gia nhiệm vụ đặc biệt này năm xưa.
Một góc xã Sơn Lang (huyện Kbang) hôm nay. Ảnh: P.L
Dù đã có ngôi nhà xây kiên cố nhưng mọi sinh hoạt hàng ngày của gia đình ông Đinh Văn Đoàn (72 tuổi, làng Hà Nừng) vẫn diễn ra trong ngôi nhà sàn lên nước gỗ láng bóng nằm nép phía sau.
Trên vách nhà, tấm bằng khen do đồng chí Đỗ Mười-Trưởng ban Xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tặng được ông Đoàn treo ở vị trí trang trọng nhất. Sau 45 năm, màu giấy đã ngả vàng, vài chỗ phai màu mực in, song ông luôn nâng niu, coi đó như báu vật. Nhắc đến chuyện kéo gỗ năm xưa, ông lại càng hồ hởi.
Khẽ khàng lấy tấm bằng khen xuống ngắm nhìn hồi lâu, ông Đoàn xúc động nhớ lại: “Khi đó tôi là Bí thư Đoàn xã Hà Nừng. Hưởng ứng lời kêu gọi của đồng chí Ksor Ní lúc bấy giờ là Phó Bí thư Tỉnh ủy, tôi vận động đàn ông, thanh niên trong làng vào rừng tìm gỗ để gửi ra Hà Nội xây Lăng Bác. Chỉ người nào khỏe mạnh, nhanh nhẹn mới được đi. Ai cũng hăng hái lên đường”. Trong hành trình này, bà con còn được lực lượng bộ đội về giúp….”.
Ngày lên đường tìm gỗ, hành trang mỗi người chỉ có ít gạo, củ mì, nhúm muối, chiếc nồi nhỏ và một chiếc rìu. Tất cả đều phải tự túc. Khi ấy, bao quanh Hà Nừng đều là rừng song để tìm được cây trắc lâu năm thì phải đi vào tận rừng sâu.
Các già làng có nhiều kinh nghiệm đi trước, cẩn thận chọn từng thân cây đủ tuổi rồi mới báo cho thanh niên đến đốn hạ.
Video đang HOT
Thân cây trắc cứng vô cùng. Vậy mà ngày ấy chúng tôi chỉ có công cụ duy nhất là rìu, rựa để chặt thôi. Có những cây phải đến 5-6 thanh niên khỏe mạnh chặt cả ngày mới xong. Ngày nào làm cật lực cũng chỉ hạ được 2 cây. Chúng tôi đẽo thành từng súc gỗ vuông 30 cm, dài 3,5 m, sau đó kéo gỗ đến nơi tập kết rồi bàn giao cho lực lượng vận chuyển để đưa ra Hà Nội”.
ông Đinh Văn Đoàn
Nơi tập kết gỗ ở bìa rừng bên kia sông Trà Khúc (tỉnh Quảng Ngãi), khi đưa gỗ ra khỏi rừng chỉ có thể dùng sức người mà kéo. Để làm việc này, mọi người chia thành từng tổ 30-40 người.
Dây rừng bện chặt quấn quanh thân cây gỗ. Đoạn lên dốc thì người kéo, người chèn đá để gỗ không tuột xuống. Tiếng hò dô vang dậy cả khu rừng. Khi xuống dốc, vượt suối lại càng gian nan. Những đôi tay phồng rộp, đôi chân trần trầy xước bởi đá núi, gai rừng.
Ngày đi, đêm nghỉ, dừng chỗ nào thì nổi lửa ở chỗ đó để nấu nướng, sưởi ấm, đợi trời sáng lại tiếp tục kéo. Suốt một tháng ròng rã, bà con cùng bộ đội kiên trì kéo thành công 60 khúc gỗ vượt rừng sâu, đưa lên xe về Hà Nội xây Lăng Bác Hồ.
Ra thăm Lăng Bác
Giờ đây, những già làng từng tham gia hành trình tìm gỗ năm xưa ở Sơn Lang đều đã khuất núi. Những thanh niên khỏe mạnh nay cũng đã trên dưới 70 tuổi. Thời gian dần đưa họ qua bên kia con dốc của cuộc đời cùng kỷ niệm về những ngày tháng đáng nhớ.
Hầu hết những người tham gia kéo gỗ đều chưa một lần được gặp Bác, chỉ biết về Người qua từng câu chuyện kể. Bác gần gũi, thân thương, bình dị, hết lòng vì dân, vì nước. Vì thế, dù chưa gặp nhưng ai cũng cảm thấy như ruột thịt. Nghe tin Bác mất, mọi người rất đau buồn.
Được kêu gọi kéo gỗ xây lăng, người người đều hăng hái, xung phong dù biết sẽ rất khó khăn, vất vả. Gửi gỗ đi rồi, mọi người lại mong ngóng ngày được đến thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi có một phần công sức mình đóng góp xây nên. Thế nhưng, chỉ rất ít người trong số đó thực hiện được ước nguyện ấy.
Ông Đinh Văn Đoàn (làng Hà Nừng, xã Sơn Lang, huyện Kbang) bên tấm bằng khen vì có thành tích đóng góp xây Lăng Bác. Ảnh: P.L
Nâng niu tấm ảnh chụp trước Lăng Bác trong chuyến đi nhân dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019), ông Đinh Lực (làng Đak A Sêl) không giấu được niềm xúc động xen lẫn tự hào.
Từ khi đặt nhát rìu đầu tiên đẽo gỗ, ông đã ao ước một ngày được đến nơi này. Đó cũng là động lực để ông cùng mọi người động viên nhau vượt qua mọi trở ngại, khó khăn suốt một tháng ròng rã ở rừng.
Được đi thăm Lăng Bác, tôi vui lắm. Nơi Bác nằm được đặt trên những trụ gỗ trắc mà tôi đoán là do người dân Sơn Lang gửi ra. Bây giờ, tôi chỉ ước mình được đi thăm Bác lần nữa”.
ôn Đinh Lực
Chuyến đi ấy, ông Lực còn được đi thăm Phủ Chủ tịch, Nhà sàn Bác Hồ, về quê hương của Người ở huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An), thăm mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (tỉnh Quảng Bình). Đã 1 năm trôi qua nhưng mỗi lần nhắc lại, ông Lực đều bồi hồi như vừa mới hôm qua.
Rồi ông nhớ lại: “Khi đi đẽo gỗ, mọi người đoàn kết lắm, cùng nhau san sẻ từ hạt gạo, củ khoai. Nghĩ đến việc mình góp sức làm nơi an nghỉ cho Bác nên ai cũng không thấy mệt. Kéo gỗ nặng và khó lắm chứ, nhưng trong tim có Bác nên khó khăn nào mọi người cũng đều vượt qua hết”.
Tinh thần vượt khó ấy còn được ông Lực chứng minh trong quá trình xây dựng cuộc sống mới sau khi đất nước thống nhất. Ông là tấm gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi của xã Sơn Lang trong nhiều năm liền. Ông cũng luôn đi đầu, gương mẫu trong mọi việc của làng, xã, là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.
Ông Đinh Lực trò chuyện về những ngày gian khổ trong rừng tìm gỗ xây lăng Bác. Ảnh: P.L
Cũng như ông Lực, sau thời gian đợi chờ hơn 40 năm, năm 2017, ông Đoàn mới có dịp ra thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bây giờ nhắc lại, ông vẫn không thể nào tả hết nỗi xúc động của mình khi tận mắt nhìn thấy Người.
“Bác nằm đó như đang ngủ, nhìn hiền lắm. Tiếc là Bác mất sớm, không kịp vào thăm đồng bào Tây Nguyên. Bây giờ, tôi chỉ muốn năm nào cũng được đi thăm Bác”-ông Đoàn nói, đôi mắt ngân ngấn nước.
Là lớp cháu con, chị Đinh Thị Nhất Duy (làng Hà Nừng) khó có thể hình dung được những khó khăn mà cha ông mình đã phải trải qua nếu không được nghe kể lại tường tận.
“Được nghe chuyện chính ông, cha mình đi tìm gỗ xây Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mình rất tự hào. Mình cũng mong một ngày nào đó được đi Hà Nội để viếng Bác, nơi mà bà con Sơn Lang góp phần bé nhỏ làm nơi an nghỉ của Người”-chị Duy tâm sự.
Giờ đây, Sơn Lang đã đổi khác. Giữa màu xanh núi rừng bạt ngàn là sự hiện diện của các công trình điện-đường-trường-trạm khang trang, hiện đại. Cuộc sống của bà con khởi sắc từng ngày, cái đói nghèo đã lùi dần.
Trong những ngày cả nước sôi nổi kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân Sơn Lang vô cùng vui mừng khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Hà Nừng cũng được công nhận là làng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt, Đảng bộ xã Sơn Lang vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2020-2025).
Những thành tựu ấy là món quà ý nghĩa mà cán bộ, nhân dân xã Sơn Lang dâng lên báo công với Bác sau 45 năm nước nhà thống nhất.
Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm Hiệu trưởng Đại học Hạ Long
Ông Nguyễn Văn Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, nhiệm kỳ 2020-2025.
UBND tỉnh Quảng Ninh mới có Quyết định công nhận Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long. Theo đó, từ ngày 18/5/2020, ông Nguyễn Văn Thắng - Tiến sĩ, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh kiêm nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Nguyễn Văn Thắng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ông Nguyễn Văn Thắng tại buổi làm việc với cán bộ, giảng viên Trường Đại học Hạ Long vào chiều 19/5. Ảnh Hoàng Nga
Trường Đại học Hạ Long (Ha Long University) là trường công lập, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh. Trường được thành lập theo Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Hạ Long trên cơ sở sáp nhập 2 trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long.
Trước khi ông Thắng nhận quyết định làm Hiệu trưởng Đại học Hạ Long thì bà Vũ Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh làm Hiệu trưởng trường này. Các Ủy viên Hội đồng Đại học Hạ Long còn có rất nhiều lãnh đạo của các sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh, trong đó có ông Đỗ Văn Lực - Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh.
Trường Đại học Hạ Long, tại TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh CTV
Tân Hiệu trưởng Đại học Hạ Long, ông Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1973, nguyên quán Từ Liêm (Hà Nội). Ông tốt nghiệp hệ cao đẳng của Học viện Ngân hàng năm 1995 khi tròn 22 tuổi, ông tiếp tục lấy bằng cử nhân Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Anh) và cử nhân Đại học Kế toán - Tài chính (chuyên ngành Tài chính - Tín dụng).
Sau đó, ông học lên Thạc sĩ tại Học viện Ngân hàng (chuyên ngành Tài chính lưu thông tiền tệ), rồi học lên tiến sĩ tại Học viện Tài chính.
Bắt đầu làm việc tại VietinBank vào năm 1996 với vị trí cán bộ kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Ba Đình, 4 năm sau, ông Thắng trở thành thư ký Tổng Giám đốc VietinBank. Đến năm 2003, ông kiêm thêm chức vụ Phó Chánh văn phòng VietinBank.
Tiếp đó, ông giữ cương vị Phó trưởng phòng, rồi Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn của VietinBank trong giai đoạn 2006-2009. Sau khi luân chuyển về làm Giám đốc VietinBank chi nhánh Hà Nội, ông Thắng trở thành Tổng giám đốc VietinBank năm 2011 và Chủ tịch VietinBank năm 2014.
Tháng 7/2018, ông được Bộ Chính trị quyết định luân chuyển và chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020. Sau đó ông được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 27/6, ông trúng cử chức danh Phó Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2015-2020 với 100% phiếu bầu tán thành.
Tháng 7/2019, tại kỳ họp bất thường của HĐND tỉnh Quảng Ninh, với 100% đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành, ông Nguyễn Văn Thắng đã trở thành Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2016-2021.
Bạc Liêu phát động trồng cây nhớ Bác kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), sáng 19/5 tại xã Vĩnh Hậu (huyện Hòa Bình, Bạc Liêu), Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn và huyện Hòa Bình tổ chức lễ phát động trồng cây nhớ Bác và trồng cây phân tán năm 2020. Tham dự lễ trồng cây có ông Dương Thành Trung,...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an thành phố Hà Nội điều tra vụ cháy rừng tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Tai nạn liên hoàn container 'kẹp' xe tải trên cầu Phú Mỹ

Cho bán ngay tang vật nếu không có nơi bảo quản?

Tuần điên cuồng của giá vàng: Người mua lỗ 8 triệu đồng sau một ngày

Từng bước tiến tới mục tiêu miễn viện phí cho toàn dân

Bác sĩ chỉ ra điều nguy hiểm nhất của sữa giả

TP.HCM bắn pháo hoa rực rỡ sông Sài Gòn 50 năm đất nước thống nhất

Cháy lớn tại Vườn quốc gia Ba Vì

Vụ giáo viên thắng kiện huyện: Hơn 3 năm vẫn chưa được bồi thường

Lời hẹn dở dang của Thượng úy cảnh sát hy sinh khi đánh án ma túy

Vụ Chu Thanh Huyền bị tố bán hàng nhập lậu: Quản lý thị trường vào cuộc

38 khối quân đội, công an lần đầu hợp luyện diễu binh ở TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Thúy Ngân bikini sexy, Hồng Nhung tươi tắn trở lại sau thời gian điều trị ung thư
Sao việt
23:25:41 20/04/2025
Hòa Minzy tiết lộ quá khứ thường xuyên trốn học, bị kiểm điểm vì 1 lý do
Nhạc việt
23:22:11 20/04/2025
BTC concert nhóm nhạc quốc tế giảm giá vé nhân dịp 30/4, tưởng được ủng hộ ai ngờ nhận về phản ứng ngược
Nhạc quốc tế
23:13:56 20/04/2025
Rầm rộ danh tính "tiểu tam" nghi khiến 1 cặp sao hạng A tan vỡ sau 7 năm yêu
Sao châu á
22:28:30 20/04/2025
Bức ảnh con trai 8 tháng tuổi của Justin Bieber khiến MXH bùng nổ
Sao âu mỹ
21:49:44 20/04/2025
Messi gây sốc với tuyên bố về World Cup 2026
Sao thể thao
21:23:31 20/04/2025
Phim Hàn đỉnh nóc được chờ đợi nhất hiện tại: Nữ chính đẹp không tỳ vết, nam chính nghe tên ai cũng nể
Phim châu á
20:20:30 20/04/2025
LHQ kêu gọi Mỹ và Houthi 'kiềm chế tối đa'
Thế giới
20:13:54 20/04/2025
Phim lỗ hơn 3000 tỷ vì dở dã man, netizen mỉa mai "làm nhiều việc ác mới phải xem phim này"
Hậu trường phim
19:57:49 20/04/2025
Android 16 có tính năng chống trộm mới
Đồ 2-tek
19:44:07 20/04/2025