Những cây cổ thụ “khủng”, kỳ dị có một không hai ở Hà Nội
Nhiều người dân, du khách khi tới Hà Nội vẫn thường tìm đến gốc cây lộc vừng để trú mình dưới bóng cây xanh mát, vừa uống nước, trò chuyện cùng bạn bè, người yêu, vừa ngắm Tháp Rùa, cầu Thê Húc.
Cây lộc vừng 9 gốc, cây đa “cảm xạ”, cây nhãn khổng lồ ở đình làng Phú Diễn… là những cây cổ thụ độc đáo, khiến nhiều người ngỡ ngàng khi chứng kiến ở Hà Nội.
Clip: Những cây cổ thụ độc, lạ, kỳ dị bậc nhất ở Hà Nội.
Nằm ở góc phía Đông của công viên Bách Thảo, cây đa búp đỏ cổ thụ là một trong những cây cổ thụ có dáng vẻ đồ sộ và cổ quái nhất còn hiện diện ở khu vực trung tâm Hà Nội.
Cây cao khoảng 27 m, có một thân chính và rất nhiều thân phụ xung quanh, vòng thân rất lớn, khoảng 10 người lớn mới ôm hết.
Không chỉ gây ấn tượng bởi dáng vẻ kỳ vĩ, cây đa búp đỏ Bách Thảo còn được gọi là “cây cảm xạ”. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, các cảm xạ viên thuộc CLB cảm xạ học Hà Nội cho rằng nơi gốc đa này tồn tại một nguồn năng lượng rất mạnh.
Các cảm xạ viên thường tập trung quanh gốc đa, luyện tập hấp thu năng lượng từ đất và cây với mục đích dưỡng sinh chữa bệnh. Có thể nói, đây là một cây cổ thụ có một không hai của Hà Nội.
Khuôn viên Đình Phú Diễn (phường Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là nơi tọa lạc của một cây nhãn cổ thụ rất đặc biệt. Với chu vi thân gốc hơn 4 m, đây là cây nhãn có thân gốc khổng lồ vào loại bậc nhất Việt Nam.
Cây có ba thân mọc ra từ cùng một gốc, trong đó một thân có kích thước vượt trội so với hai thân còn lại. Chiều cao của cây ước chừng 15 m.
Theo khảo sát của các chuyên gia, cây nhãn cổ thụ này đã gần 400 năm tuổi. Lớp vỏ cây nhăn nheo, sần sùi, in đậm dấu thời gian.
Các cành cây uốn lượn tựa hình rồng bay. Tán cây rất rộng, tỏa bóng râm mát xuống một góc sân đình. Năm 2014, cây nhãn của đình Phú Diễn đã được vinh danh là cây di sản Việt Nam.
Ven hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có rất nhiều cây cổ thụ, và nổi tiếng nhất trong số đó là cây lộc vừng 9 gốc. Cây nằm sát bờ hồ, đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội.
Tên gọi của cây bắt nguồn từ hình dáng độc đáo, với 9 gốc cây cong cong như con rồng vươn mình ra mặt hồ.. Cũng không rõ đây là một cây lộc vừng có 9 gốc hay là 9 gốc của 9 cây riêng biệt chụm lại.
Quanh cây lộc vừng đặc biệt này, có giai thoại rằng thời xưa mỗi khi hoa lộc vừng nở, các cụ rùa lại thi nhau nổi lên, như thể để thưởng lãm vẻ đẹp hiếm có khi sắc hoa nhuộm đỏ một góc hồ.
Nhiều người dân, du khách khi tới Hà Nội vẫn thường tìm đến gốc cây lộc vừng để trú mình dưới bóng cây xanh mát, vừa uống nước, trò chuyện cùng bạn bè, người yêu, vừa ngắm Tháp Rùa, cầu Thê Húc.
Theo Dân Việt
Sửng sốt loạt cây cổ thụ kỳ - dị - độc nhất Hà Nội
Cây đa "cảm xạ" trong công viên Bách Thảo, cây nhãn khổng lồ ở đình Phú Diễn, cây lộc vừng "cửu long" bên hồ Gươm... là những cây cổ thụ độc đáo, khiến nhiều người ngỡ ngàng khi chứng kiến ở Hà Nội.
1. Cây đa búp đỏ cổ thụ của công viên Bách Thảo là một trong những cây cổ thụ lớn nhất còn hiện diện ở khu vực nội thành Hà Nội. Nằm ở góc phía Đông của công viên, cây cổ thụ khủng này gây ấn tượng mạnh khi mới nhìn từ xa vì dáng vẻ đồ sộ và cổ quái.
Theo đo đạc, cây cao 27m, tán rộng và xanh tốt, vòng thân rất lớn, khoảng 10 người lớn mới ôm hết. Nhìn cận cảnh, cây có một thân chính và rất nhiều thân phụ xung quanh.
Không chỉ gây ấn tượng bởi dáng vẻ kỳ vĩ, cây đa búp đỏ Bách Thảo còn được được gọi là "cây cảm xạ". Bằng những phương tiện và phương pháp của mình, các cảm xạ viên thuộc CLB Cảm xạ học Hà Nội cho rằng nơi gốc đa này tồn tại một nguồn năng lượng rất mạnh.
Các cảm xạ viên thường tập trung quanh gốc đa, luyện tập hấp thu năng lượng từ đất và cây với mục đích dưỡng sinh chữa bệnh. Có thể nói, đây là một cây cổ thụ có một không hai của Hà Nội.
2. Khuôn viên Đình Phú Diễn, (phường Phú Diễn, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là nơi tọa lạc của một cây nhãn cổ thụ rất đặc biệt. Với chu vi thân gốc hơn 4m, đây là cây nhãn có thân gốc khổng lồ vào loại bậc nhất Việt Nam.
Cây có tất cả ba thân mọc ra từ cùng một gốc, trong đó một thân có kích thước vượt trội so với hai thân còn lại. Chiều cao của cây ước chừng 15 mét.
Theo khảo sát của các chuyên gia, cây nhãn cổ thụ này đã có tuổi đời gần 400 năm. Lớp vỏ cây nhăn nheo, sần sùi, in đậm dấu thời gian.
Các cành nhánh chính của cây uốn lượn tựa mình rồng. Tán cây rất rộng, tỏa bóng râm mát xuống một góc sân đình. Vào năm 2014, cây nhãn của đình Phú Diễn đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
3. Quanh hồ Gươm - trái tim của Hà Nội - có rất nhiều cây cổ thụ, và nổi tiếng nhất trong số đó là cây lộc vừng 9 gốc. Cây nằm sát bờ hồ, đối diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội. Tên gọi của cây bắt nguồn từ hình dáng độc đáo, với 9 gốc cây cong cong như con rồng vươn mình ra mặt hồ.
Không ai biết cây đã bao nhiêu tuổi. Chỉ có một điều chắc chắn rằng nhiều người cao tuổi ở quanh hồ Gươm vẫn nhớ về kỷ niệm ấu thơ khi leo trèo, đùa nghịch trên cây lộc vừng trứ danh. Cũng không rõ đây là một cây lộc vừng có 9 gốc hay là 9 gốc của 9 cây riêng biệt chụm lại.
Quanh cây lộc vừng đặc biệt này, có giai thoại rằng thời xưa mỗi khi hoa lộc vừng nở, các cụ rùa lại thi nhau nổi lên, như thể là để thưởng lãm vẻ đẹp hiếm có khi sắc hoa nhuộm đỏ một góc hồ.
Rất nhiều người Hà Nội đã có kỷ niệm đẹp với cây lộc vừng 9 gốc. Những kỷ niệm đó sẽ không bao giờ mất đi, cũng như hình ảnh cây lộc vừng thân thương đã trở thành một phần ký ức lịch sử trường tồn cùng Hà Nội theo dòng thời gian chảy về vô cực.
Theo kienthuc.net.vn
Bí mật 'động trời' của cây cầu huyền thoại ở Hồ Gươm Cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một trong những biểu tượng bất hủ của Hà Nội. Nhưng ít người biết rằng cầu Thê Húc từng một lần bị phóng hỏa cháy rụi, và một lần bị sập do quá tải. Trong hơn một thế kỷ qua, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm đã trở thành một trong những...