Những câu trả lời thuyết phục nhất của ông Putin
Tổng thống Nga Putin đã tiến hành màn hỏi đáp được truyền hình trực tiếp hôm 17/4, trả lời 81 câu hỏi của công chúng trong suốt 3 giờ 55 phút.
Cuộc khủng hoảng Ukraina là tâm điểm trong màn trả lời phỏng vấn năm nay của Tổng thống Putin. Nhà lãnh đạo này nhận được 35 câu hỏi về khủng hoảng Ukraina trong tổng số 81 câu.
Dưới đây là những câu trả lời thuyết phục nhất của người đứng đầu nước Nga trong màn hỏi đáp vừa qua, theo RT.
“[Yanukovich] không đủ dũng khí để phê chuẩn một hành động cho phép dùng vũ lực chống lại người dân”
Trả lời một câu hỏi của một cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Berkut, Ukraina về việc có phải Tổng thống Ukraina bị lật đổ là Viktor Yanukovich luôn là “kẻ phản bội và yếu đuối” không, Tổng thống Putin nói, Yanukovich đã thực hiện nghĩa vụ của mình vì cho thế là đúng, thích hợp và cần thiết.
“Tôi đã nói chuyện với ông Yanukovich nhiều lần, trong suốt cuộc khủng hoảng, và sau khi ông ấy tới Liên bang Nga; chúng tôi nói chuyện về việc sử dụng vũ lực… Thực chất câu trả lời của ông ấy là, ông ấy đã nghĩ tới việc sử dụng vũ lực nhiều lần, song không đủ dũng khí để dùng vũ lực chống lại nhân dân”, Tổng thống Putin trả lời.
“Faina Ivanovna thân mến, bà cần Alaska để làm gì?”
Khi được một người về hưu hỏi liệu Alaska có theo bước Crưm hay không, người đứng đầu Nga trả lời: “Chúng ta là một quốc gia ở phía bắc. 70% lãnh thổ của Nga là ở phía bắc. Chả phải Alaska ở nam bán cầu sao? Ở đó lạnh và rất ổn. Chúng ta hãy cứ để nó vậy”.
Putin nói, ông biết một số người Nga gọi Alaska là “Ice-Krym” (“Krym” trong tiếng Nga nghĩa là Crưm).
“Họ không muốn thấy chúng ta ở trong PACE? Mất còn hơn thấy!”
Nga không cần cứ cố phải có mặt trong một số tổ chức quốc tế, nhưng không có ý định rời khỏi nó để phản đối, Tổng thống Putin nói.
Video đang HOT
Người đứng đầu Kremlin nhấn mạnh, có một số vấn đề trong cuộc đối thoại giữa Moscow và các đối tác châu Âu.
“Nhiều quốc gia phương Tây tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình với một phần tương đối lớn thuộc chủ quyền của họ. Điều đó, trong số những thứ khác, là kết quả của chính sách khối. Đôi khi, thực sự khó thương thuyết với họ về vấn đề địa chính trị”.
“Rất khó để trò chuyện với những người nói chuyện thì thầm ngay ở chính trong nhà của họ, vì sợ Mỹ nghe trộm. Đây không phải là nói đùa, tôi nói nghiêm túc”.
“Obama là một người đứng đắn, dũng cảm, ông ấy đã giúp tôi khỏi chết đuối”
Đáp lại câu hỏi liệu Tổng thống Mỹ có cứu ông khỏi chết đuối không, Putin trả lời, Tổng thống Mỹ là một người đứng đắn, dũng cảm và sẽ cứu ông.
Tuy nhiên, Putin nhấn mạnh, quan hệ giữa hai người không thân thiết lắm.
“Ngoài quan hệ liên chính phủ, còn có những quan hệ cá nhân, nhưng tôi không cho rằng mình có quan hệ gần gũi với Obama”, Tổng thống Putin nói.
“Ông Snowden, ông là một cựu điệp viên, tôi cũng có liên quan tới việc này, vì thế chúng ta nói chuyện như người trong nghề”
Tổng thống Nga nhận được một câu hỏi từ Edward Snowden, người được Nga cấp phép tị nạn chính trị hồi tháng 8. Snowden hỏi, liệu Nga có liên quan tới “nghe trộm, lưu giữ và phân tích các dữ liệu liên lạc của hàng triệu người” hay không và liệu Tổng thống Nga có cho rằng việc kiểm soát số đông kiểu đó là công bằng và hợp pháp không.
Tổng thống Putin nhấn mạnh Snowden là một cựu điệp viên, trong khi ông cũng từng ở trong ngành tình báo, vì vậy, ông sẽ nói chuyện như những người trong nghề.
“Trước hết, chúng tôi có quy định pháp lý nghiêm ngặt về việc sử dụng hoạt động giám sát đặc biệt của cơ quan mật vụ, kể cả việc nghe lén các cuộc điện thoại, giám sát trên Internet cùng các hoạt động khác. Việc này không được thực hiện trên quy mô lớn và bừa bãi ở Nga. Và luật không cho phép làm vậy.”
Ông Putin, làm Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp 2000-2008 và tái cử năm 2012, được hỏi liệu có muốn làm tổng thống cả đời không.
“Không”, đó là câu trả lời của người đứng đầu nước Nga.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Vì sao Philippines dùng chiêu "thuyết phục đạo đức" với Trung Quốc?
Về kinh tế hay quân sự, Philippines không có gì để đối phó với Trung Quốc. Manila chỉ còn biết trông cậy vào luật pháp quốc tế.
Báo GDVN trích dẫn nguồn tin từ tờ Channel News Asia ngày 11/4 cho biết, Philippines đang sử dụng biện pháp "thuyết phục đạo đức" trong cuộc chiến với gã khổng lồ châu á - Trung Quốc ở Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm qua 10/4.
Đó là lý do tại sao Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển yêu cầu tòa tuyên bố yêu sách đường lưỡi bò là bất hợp pháp.
Charles Jose, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố: "Thông qua thuyết phục đạo đức, chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ giúp Trung Quốc nhận ra rằng họ tôn trọng và tuân thủ các phán quyết của tòa án sẽ là lợi ích tốt nhất của họ."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose.
"Nếu Trung Quốc muốn được xem như một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, tốt hơn là họ hành động trong khuôn khổ trật tự quốc tế đã được thành lập chứ không phải bên ngoài khuôn khổ."
Được biết, ngày 30/3 vừa qua, Philippines đã nộp bản thuyết trình 4000 trang để bảo vệ luận điểm của mình cho Hội đồng Trọng tài của Tòa án Quốc tế về Luật Biển trong khi Bắc Kinh cảnh báo hành động này làm "tổn hại nghiêm trọng" quan hệ song phương.
Jose cho biết, Philippines đã nhận thức được họ có thể phải đối mặt với sự trả đũa bằng các lệnh trừng phạt thông qua thương mại hoặc du lịch từ Bắc Kinh.
Nhưng ông bảo vệ chiến thuật của Manila khi cho rằng, về kinh tế hay quân sự, Philippines không có gì để đối phó với Trung Quốc. Manila chỉ còn biết trông cậy vào luật pháp quốc tế.
Philippines dùng chiêu "thuyết phục đạo đức" còn bởi sự ngang tàng trong các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Được biết, trong vụ kiện của Philippines, Mỹ đã tuyên bố ủng hộ việc Chính phủ Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế để phân xử tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington tán thành việc thực thi các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo "mà không e dè bất kỳ hành động trả đũa nào".
"Bất chấp kết quả của việc phân xử là gì, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế đưa ra những hành động đơn phương gây bất ổn và leo thang căng thẳng", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu.
Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn ngang tàng, "kiên quyết" đối phó với bất kỳ hành động nào mà họ coi là "khiêu khích" từ các bên có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.
Bưu điện Hoa Nam ngày 11/4 đưa tin, ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc đã tuyên bố quyết tâm của Bắc Kinh bảo vệ cái gọi là "chủ quyền" ở Biển Đông là điều không thể lay chuyển tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao, Hải Nam.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Ông Cường thề rằng Trung Quốc sẽ "kiên quyết" đối phó với bất kỳ hành động nào mà họ coi là "khiêu khích" từ các bên có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông trong khi vẫn khẳng định Trung Quốc đi theo con đường phát triển "hòa bình, hữu nghị" với láng giềng.
"Chúng tôi sẵn sàng giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua biện pháp hòa bình và chúng tôi ủng hộ hợp tác hàng hải. Nhưng chúng tôi sẽ có phản ứng kiên quyết với bất kỳ động thái khiêu khích nào có ảnh hưởng đến hòa bình ổn định ở Biển Đông", Lý Khắc Cường tuyên bố.
Biển Đông đã trở thành điểm nóng từ khi Trung Quốc nhảy vào tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, các quốc gia Đông Nam Á cảm thấy lo ngại về hành vi của Bắc Kinh trên Biển Đông với một loạt hành động khiêu khích.
Theo Báo Đất Việt
Pháp luật Ấn Độ: Tia hy vọng cho sự thay đổi Vào thứ 2, ngày 7 tháng 4 đã khởi động những điều luật quan trọng nhất chưa từng được tổ chức trên thế giới. Một cuộc thăm dò về hình ảnh đất nước. Cuộc bầu cử diễn ra trong giai đoạn thứ 9, trải dài ra 5 tuần với gần 850 triệu cử tri đi bỏ phiếu. Phụ nữ Ấn Độ xếp đợi...