Nữ phóng viên ngất xỉu khi đang thu hình trực tiếp
Một nữ phóng viên Mỹ đột nhiên ngất xỉu khi đang thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình. Tuy nhiên, sau khi lấy lại tinh thần, cô đã tiếp tục công việc của mình một cách suôn sẻ.
Phóng viên Brooke Graham đang thực hiện phỏng vấn trực tiếp Richard Hodge, chủ tịch tập đoàn Nordic Alliance về hoạt động trượt tuyết trên kênh truyền hình KUTV (Mỹ) dưới thời tiết lạnh giá và tuyết rơi dày đặc, thì đột nhiên cô ngất xỉu và ngã vùi vào tuyết.
Ngay lập tức, ông Hodge đã nhanh chóng giúp đỡ cô. Sau khi ngồi dậy và lấy lại tinh thần, nữ phóng viên đã tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên, Graham hoàn thành bài phỏng vấn trong tình trạng ngồi bệt xuống tuyết thay vì đứng như ban đầu.
Nữ phóng viên Brooke Graham đột nhiên ngất xỉu
khi đang thực hiện một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình
Nhiều khán giả đã bày tỏ sự thán phục về độ chuyên nghiệp cũng như đánh giá cao tinh thần của Graham.
Trên blog của mình, Graham đã viết rằng: “Rất nhiều người đã quan tâm và gửi những lời chúc tốt đẹp tới tôi, tôi rất biết ơn họ. Đây không phải là lần đầu tiên tôi ngất xỉu vì lạnh. Tôi thường ngất đi khi ở những nơi quá cao và nhiệt độ quá thấp”.
“Sau khi ngã xuống, tôi lập tức ngồi dậy nhưng không biết được mình đã rơi vào trạng thái đó trong bao lâu, tuy nhiên khi nhìn thấy máy quay vẫn chĩa về phía mình, tôi quyết định tiếp tục cuộc phỏng vấn”, Graham chia sẻ.
Video đang HOT
Theo ANTD
Máu lại đổ ở thủ đô, nữ Thủ tướng Thái quyết không lùi
Làn sóng biểu tình ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm qua (26/12) lại leo thang thành bạo lực với những cuộc đụng độ giữa lực lượng cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ.
Biểu tình ở Bangkok lại leo thang thành bạo lực
Ít nhất một cảnh sát đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương. Tình trạng bạo lực đổ máu này đã khiến Ủy ban Bầu cử Thái Lan lên tiếng kêu gọi trì hoãn cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 tới. Tuy nhiên, chính phủ của nữ Thủ tướng Yingluck quyết không nhân nhượng, khẳng định kế hoạch bầu cử vẫn được tiến hành đúng như dự định bởi sự trì hoãn chỉ khiến bạo lực leo thang.
Cảnh sát đụng độ với người biểu tình
Mặc dù đã thể hiện sự kiên nhẫn và kiềm chế trong suốt một thời gian dài vừa qua nhưng sáng qua lực lượng cảnh sát Thái Lan đã buộc phải dùng đến hơi cay để ngăn chặn người biểu tình xông vào một sân vận động - nơi đang diễn ra các hoạt động chuẩn bị cho cuộc bầu cử.
Cảnh sát đã bắn một loạt đạn hơi cay về phía người biểu tình đang ào lên. Đáp lại, những người này ném đá về phía cảnh sát. Vụ đụng độ này xảy ra ngay bên ngoài Sân vận động Nhật-Thái. Đây là nơi các ứng cử viên của cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 2/2 đang tụ họp để rút thăm vị trí của họ trên lá phiếu.
Kênh truyền hình Thái 3 đưa tin, vào 7h22 sáng qua, những người biểu tình đã tìm cách xông vào Cửa số 2 của sân vận động và cảnh sát đã buộc phải bắn súng hơi cay và súng đạn cao su về phía họ để ngăn chặn hành động này.
Những người biểu tình, một số có súng cao su, đã đáp trả lại bằng cách bắn súng cao su, ném đá về phía cảnh sát và tìm cách phá vỡ hàng rào cảnh sát. Ít nhất 48 người đã bị thương. Một cảnh sát thiệt mạng vì trúng đạn từ phía người biểu tình.
Các cuộc đụng độ được giới hạn ở khu vực sân vận động Nhật-Thái nhưng nó kéo dài suốt buổi sáng. Đây là đợt đụng độ bạo lực đầu tiên xảy ra trong phong trào biểu tình hàng ngày kéo dài liên tiếp gần hai tuần qua trên các con đường ở thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Cảnh sát phần lớn đều thể hiện sự kiềm chế, kiên nhẫn và không tìm cách bắt giữ thủ lĩnh phong trào biểu tình - Suthep Thaugsuban dù ông này đang đối mặt với lệnh truy nã.
Trước đó, lúc 6h40 sáng, đại diện của 27 đảng phái chính trị đã có mặt tại sân vận động để tham dự lễ rút thăm vị trí trên lá phiếu. Cảnh sát sau đó được cho là đã đóng toàn bộ cửa ra vào sân vận động và đỗ một loạt xe ở ngay trước các cổng để ngăn chặn người biểu tình tìm cách xông vào nơi đây.
Tiếp đó, vào 8h sáng, 4 thành viên của Ủy ban Bầu cử đã đến sân vận động để chủ trì buổi rút thăm. Một thành viên của ủy ban này là ông Teerawat Thirajojwit không có mặt với lý do nghỉ ốm. Tiến trình rút thăm chính thức bắt đầu vào lúc 8h30. Trong lúc này, tình hình hỗn loạn bên ngoài sân vận động vẫn tiếp tục diễn ra.
39 trong số 34 đảng phái chính trị đã cử đại diện đến tham dự lễ rút thăm trong khi 4 đảng phái khác từ bỏ quyền này.
Đảng đối lập lớn nhất - Đảng Dân chủ, đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử, đòi phải tiến hành cải cách chính trị trước khi cuộc bầu cử này diễn ra đồng thời yêu cầu bà Yingluck từ chức ngay lập tức.
Chính phủ của bà Yingluck quyết không nhân nhượng
Trước diễn biến trên, Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã kêu gọi chính phủ hoãn kế hoạch bầu cử lại. Tuy nhiên, chính quyền của nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra kiên quyết bác bỏ, nhấn mạnh rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trong tuyên bố được phát đi ngày hôm qua, Ủy ban Bầu cử Thái Lan nói rằng, họ kêu gọi chính phủ xem xét "hoãn kế hoạch bầu cử" với lý do thiếu "hòa bình" giữa chính phủ và người biểu tình.
Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, Phó Thủ tướng Pongthep Thepkanjana tuyên bố đầy cứng rắn rằng, cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra đúng như kế hoạch.
"Ngày 2/2/ 2014 đã được ấn định là ngày bầu cử theo sắc lệnh được hoàng gia phê chuẩn sau khi Quốc hội giải tán. Và hiến pháp cũng như luật pháp không có bất kỳ quy định nào cho phép chính phủ có thẩm quyền thay đổi ngày được ấn định đó", ông Pongthep nhấn mạnh.
Những cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ kéo dài nhiều tuần đã buộc nữ Thủ tướng Yingluck phải tuyên bố giải tán Quốc hội, tổ chức bầu cử sớm. Tuy nhiên, bước đi này của bà Yingluck cũng không làm dịu được tình hình bởi phe biểu tình kiên quyết đòi bà từ chức. Đây là yêu cầu mà bà Yingluck thẳng thừng bác bỏ.
Trong một nỗ lực mới nhằm tháo ngòi căng thẳng trên chính trường, hôm 25/12, nữ Thủ tướng Yingluck tiếp tục đề xuất thành lập một hội đồng cải cách quốc gia hoạt động song song độc lập với chính phủ mới.
Tuy nhiên, những người biểu tình chống chính phủ lại một lần nữa phũ phàng khước từ thiện chí của bà Yingluck, vẫn khăng khăng đòi hỏi tiến hành cải cách chính trị trước khi tổ chức bất kỳ cuộc bầu cử nào. Phe đối lập và người biểu tình sở dĩ không muốn tham gia vào cuộc bầu cử sắp tới bởi họ thừa biết sẽ thất bại trong cuộc đua tranh với đảng của nữ Thủ tướng Yingluck. Bà Yingluck được người dân nông thôn, người dân nghèo chiếm đa số ở Thái Lan ủng hộ.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã đưa ra cảnh báo về tình trạng bạo lực leo thang nếu chính phủ cứ kiên quyết tiến hành kế hoạch bầu cử vào ngày 2/2 tới.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ lập siêu kỷ lục: 1 tên lửa đẩy mang 29 vệ tinh vào quỹ đạo Tối 19/11, Mỹ đã phóng một tên lửa đẩy mang theo 29 vệ tinh nhân tạo có kích thước nhỏ với nhiều tính năng khác nhau lên vũ trụ, lập kỷ lục phóng vệ tinh lớn nhất cho đến nay. Truyền hình trực tiếp của NASA cho thấy, tên lửa Minotaur-1 được phóng đi từ sân bay vũ trụ Wallops, bang Virginia, miền...