Những câu hỏi thường gặp về bữa ăn phụ của trẻ
Trẻ bao nhiêu tháng nên cho ăn bữa phụ, thực đơn thế nào và thời gian ăn ra sao… là những thắc mắc thường gặp ở nhiều bà mẹ.
Bữa ăn phụ rất quan trọng với trẻ. Tuy nhiên, dung tích bao tử của trẻ rất bé, không thể nạp được nhu cầu thức ăn lớn nên việc chia nhỏ bữa lớn thành các bữa ăn nhỏ bao gồm bữa chính và bữa phụ sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của trẻ. Bữa ăn phụ chính là trợ thủ đắc lực để các mẹ có thể tăng cường dinh dưỡng cho con, đặc biệt là những trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm cân. Có nhiều ý kiến cho rằng, trong nhiều trường hợp, vai trò của bữa ăn phụ còm quan trọng hơn bữa ăn chính của trẻ. Bác sĩ chuyên khoa II Đinh Thị Kim Liên – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome – trả lời những câu hỏi thường gặp liên quan đến bữa ăn phụ cho trẻ.
Trẻ bao nhiêu tháng nên bổ sung bữa ăn phụ?
Từ 7 tháng trở đi, các mẹ có thể bổ sung cho trẻ bữa phụ gồm hoa quả, sữa chua, phô mai… Bữa ăn phụ tùy thuộc vào số lượng và từng lứa tuổi của trẻ, chứ không phải bữa ăn phụ là ăn đầy đủ, yêu cầu quá cầu kỳ. Trẻ đủ cân nặng vẫn nên có bữa phụ vì tuổi này cần bổ sung vitamin, chất khoáng từ củ, quả…
Thời gian cho trẻ ăn bữa phụ thế nào là hợp lý?
Bữa ăn phụ của trẻ phụ thuộc vào các bữa ăn chính, không cần cố định đúng theo giờ đó mà nên có một giờ riêng cho con. Nếu cho ăn bữa phụ thì nên cách xa bữa chính ít nhất 1-1,5 tiếng, giúp cho trẻ hấp thu bữa ăn chính tốt hơn. Bữa ăn phụ thường là hoa quả, sữa, trái cây nên lượng đường rất cao, trẻ sẽ cảm thấy bị ngang dạ và không ăn bữa chính nữa. Nên tùy theo trẻ mà phân bổ bữa ăn hợp lý. Bạn nhớ một nguyên tắc là cho ăn giờ nào cũng được nhưng bữa chính tiếp theo đó không được gần với bữa phụ.
Nên ăn bữa phụ thế nào là đúng?
Bữa phụ của bé cần có sự cân đối thành phần dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp chứ không phải thích cho ăn gì cũng được. Bạn phải tập cho trẻ ăn đúng bữa vì nó rất quan trọng với sự phát triển, không cho ăn vặt nhiều thứ trong ngày.
Các món ăn phụ có thể là bánh, hoa quả, sữa chua, phô mai… nhưng số lượng vẫn phải ăn đủ trong một bữa, tùy theo lứa tuổi con bạn. Muốn có bữa ăn phụ hoàn chỉnh, tốt cho bé, có thể kết hợp với bữa ăn chính, bạn cần chuyên gia tư vấn và tính toán để có thực đơn phù hợp cho con bạn. Điều này giúp bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bé phát triển toàn diện.
Bữa phụ có thể nấu một lượt để ngăn mát hoặc trữ đông ăn 2-3 ngày không?
Hiện nhiều bà mẹ không đủ thời gian để nấu ăn cho con. Song, khi muốn trữ đông thức ăn cho con thì bạn không nên trộn tất cả thức ăn vào nhau để nấu cùng, mà nên làm riêng từng loại thức ăn. Ví dụ rau thì không nên nấu, mà chỉ nên sơ chế bằng cách xay nhỏ chia từng bữa, đến bữa nào thì mang ra rã đông và nấu. Cháo ninh riêng, thịt làm riêng. nếu thức ăn trộn lẫn với nhau khi nấu, bất kỳ nhiệt độ sôi hay lạnh thì cũng biến chất và mùi. Vì vậy, bạn nên chế biến sẵn các nguyên liệu, sau đó có thể làm chín cùng gạo và thịt khi muốn cho trẻ ăn. Đây là cách tận dụng lượng chất dinh dưỡng tốt nhất, mà mùi vị cũng thơm ngon hơn.
Nên bổ sung gì để trẻ ăn ngon và uống một ngày bao nhiêu sữa là đủ?
Nếu trên 2 tuổi, ngoài sữa, trẻ cần những thức ăn bổ sung khác. Nếu trẻ không ăn thức ăn bổ sung thì phải tìm những cách chế biến khác cho trẻ ăn được, chứ không thể chỉ uống sữa. Tất nhiên giai đoạn này bạn cần phải tìm đến chuyên gia dinh dưỡng để tư vấn cách chế biến thế nào, ăn ra sao giúp bổ sung vi chất cần thiết cho trẻ ăn ngon miệng.
Mẹ Sài Gòn sáng tạo hơn chục công thức món váng sữa, vào học ngay bởi bé nào cũng mê tít!
Váng sữa cho bữa phụ của bé ăn thơm béo lại có vị ngọt thanh nhẹ, phù hợp với tất cả các bé.
Váng sữa được biết đến là món nhiều chất dinh dưỡng cho các bé mới bước vào giai đoạn ăn dặm. Món ăn này phù hợp với các bạn nhỏ trong các bữa phụ, khi biếng ăn hay đi chơi xa có thể thay thế cho bữa chính.
Là một bà mẹ khéo tay nức tiếng tại các diễn đàn ăn dặm trên mạng xã hội, chị Trần Thị Thanh Thủy (TP.HCM) mới đây đã nghiên cứu thành công công thức làm váng sữa cho bé Bin. Mẹ đảm này đã sáng tạo hơn chục vị váng sữa khác nhau phù hợp cho các bé lười ăn rau, cần tăng cường sức khỏe và cho cả bé dị ứng đạm bò.
Mẹ Bin đã sáng tạo thành công công thức hơn chục vị váng sữa cho bé ăn dặm của bé đầy đủ chất và phong phú.
Mẹ bỉm tiết lộ, món váng sữa mình đưa ra phù hợp cho các bé ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ ăn dặm. Cùng chị Thủy vào bếp thực hành ngay một số vị váng sữa "bất bại" này nhé!
1. Công thức váng sữa Coco dừa non dành cho bé trên 7 tháng
Nguyên liệu
- 20gr cơm dừa non
- 10ml nước dừa
- 100ml sữa công thức (bé trên 1 tuổi có thể dùng sữa tươi)
- 5gr bột năng
Cách làm
Video đang HOT
- Đầu tiên, đem cơm dừa và nước dừa cho vào cối xay thật mịn.
- Sau đó hoà hỗn hợp trên cùng sữa cho bột năng vào khuấy đều, bắc lên bếp đun nhỏ lửa khi hỗn hợp nóng lên.
Cuối cùng, khuấy nhanh tay đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp khuấy đến khi bớt nóng. Bày ra hũ hoặc chén cho bé thưởng thức thôi nào!
2. Công thức váng sữa choco hạnh nhân dành cho bé trên 8 tháng
Nguyên liệu
- 5- 6 hạt hạnh nhân
- 5gr cacao
- 80-100ml sữa
- 5gr tinh bột bắp hoặc bột năng
- 50ml nước
Cách làm
- Đầu tiên, ngâm hạnh nhân qua đêm rồi xay cùng 50ml nước lọc rồi lọc hỗn hợp bỏ bã, chắt lấy phần cốt được tầm 30ml.
- Tiếp theo, cho cacao, tinh bột bắp hoặc bột năng vào sữa khuấy tan đều.
- Sau đó, đun cốt hạnh nhân trước tầm 3-5 phút, đun nhỏ lửa.
- Cuối cùng, khi cốt hạnh nhân chín tới thì cho hỗn hợp sữa, cacao, bột vào khuấy nhanh tay đến khi hỗn hợp sệt mịn là được, tắt bếp và khuấy cho đến khi bớt nguội là được.
3. Công thức váng sữa bí đỏ- hạnh nhân- bích quy dành cho bé trên 7 tháng
Nguyên liệu
- 10 hạt hạnh nhân
- 2 bánh bích quy
- 1 lát nhỏ bí đỏ
- 1 muỗng nhỏ bột năng
- 3 muỗng sữa bột công thức
- 200ml nước lọc
Cách làm
- Đầu tiên, ngâm hạnh nhân qua đêm, bí hấp chín mềm, bột năng pha với nước khuấy lỏng, hạnh nhân sau khi ngâm thì xay cùng 100ml nước, vắt bỏ bã. Với bí đỏ, bánh, xay cùng sữa bột công thức với 80-100ml nước.
- Tiếp theo, đun hỗn hợp hạnh nhân trước cho chín, rồi cho hỗn hợp bí đỏ, bánh vào khuấy nhanh rồi tắt bếp.
- Sau đó, nếu hỗn hợp lỏng thì cho hỗn hợp bột năng vào rồi khuấy đều, đạt được độ sệt mịn ưng ý rồi khuấy cho bớt nóng. Rồi cho váng sữa ra hũ cho bé thưởng thức thôi nào.
4. Công thức váng sữa táo- chuối- hạt lanh dành cho bé trên 6 tháng
Nguyên li ệu
- 2 muỗng nhỏ hạt lanh
- 1/4 quả táo
- 1 quả chuối cau nhỏ
- 100-120ml sữa
- 1 muỗng cafe bột năng hoặc tinh bột bắp
Cách làm
- Đầu tiên, rang sơ hạt lanh trước cho thơm giòn, sau đó xay thật mịn. Táo, chuối gọt cắt nhỏ xay cùng sữa và bột năng. Rây sơ qua 1 lần để bỏ phần bã của táo.
- Tiếp theo, đun hỗn hợp với nhỏ lửa.
- Sau đó, khuấy đều và rắc bột hạt lanh vào khuấy nhanh tay. Khi hỗn hợp sệt tắt bếp, khuấy đến khi hết nóng rồi cho vào hũ hoặc chén cho bé thưởng thức.
5. Công thức váng sữa cà rốt phô mai dành cho bé trên 6 tháng
Nguyên li ệu
- 1/2 củ cà rốt
- 80ml sữa
- 1 lát phô mai
- 10gr bột năng hoặc tinh bột bắp
Cách làm
- Đầu tiên, hầm cà rốt mềm tới, vớt ra trộn với phô mai, sữa, tinh bột.
- Tiếp theo, cho tất cả ra nồi nhỏ đun lửa nhỏ, quậy liên tục kẻo vón. Đun 2 phút là hỗn hợp sệt lại cực kì mịn màng mà không mất đi chất dinh dưỡng có trong sữa và phô mai.
Để nguội rồi cho bé thưởng thức thôi nào.
6. Công thức váng sữa mơ táo cho bé trên 6 tháng
Nguyên liệu
- 120ml sữa
- 2 quả mơ sấy nhỏ
- 1/4 quả táo
- 3 viên phô mai -sữa
- 1 muỗng cafe tinh bột bắp hoặc bột năng
- 1 quả chà là (dành cho bé nào ăn ngọt)
Cách làm
- Đầu tiên, chà là bỏ hạt nhé, mơ rửa sạch cắt nhỏ, táo gọt vỏ rồi cắt nhỏ.
- Tiếp theo, cho tất cả vào cối, cho bột và sữa vào rồi xay mịn, sau đó lấy rây lấy cốt, đun thật nhỏ lửa.
- Sau đó, khi hỗn hợp nóng lên sền sệt lại là được. Tuỳ vào độ sệt của bé ăn nếu đặc quá có thể thêm sữa vào khuấy nhé, đạt được độ sệt như ý thì cho bé ăn.
7. Công thức váng sữa điều vani dành cho bé 7 tháng trở lên, bé dị ứng đạm bò
Nguyên liệu
- 10 hạt điều tươi
- 1/2 lá phô mai tách muối hoặc bé trên 1 tuổi có thể dùng phô mai vuông Belcube
- 1 muỗng nhỏ vani hữu cơ
- 60-80ml sữa công thức pha gấp đôi số bột bé uống thường ngày
-1/2 lòng đỏ trứng gà ta
- 2 muỗng nhỏ bột năng hữu cơ
Cách làm
- Đầu tiên, đem điều tươi rửa sạch ngâm 30 phút rồi vớt ráo và xay với 30ml sữa công thức. Vắt kiệt hỗn hợp trên sẽ thu được cốt điều.
- Tiếp theo, đun nhỏ lửa cốt điều lên bếp, cho sôi lăn tăn quậy liên tục cho điều có vị thơm là chín tới thì tắt bếp.
- Pha sữa ấm đổ nhẹ nhàng vào lòng đỏ trứng gà để trứng không bị tanh. Từ từ cho ít một sữa vào trứng, vừa đổ vừa đánh lên cho trứng không bị vón cục. Cho muỗng vani hữu cơ vào cho trứng át mùi tanh rồi khuấy đều.
- Bật lại bếp cốt điều đã đun sẵn đổ nhanh hỗn hợp trứng vào quấy đều đến khi bốc khói thì cho phô mai vào khuấy đều đến khi phô mai tan ra.
- Sau đó, cho một chút nước lọc hoà vào bột năng cho lỏng ra, rồi đổ nhanh vào nồi liên tục quấy đều đến khi váng sữa hoà quyện cho mùi thơm ngầy ngậy độ sệt vừa ý thì tắt bếp. Khi tắt bếp vẫn khuấy liên tục để váng sữa sánh mịn.
Khi váng sữa bớt nóng cho ra hũ để bé thưởng thức nhé.
Váng sữa các vị có thể bảo quản trong tủ lạnh 1-3 ngày. Khi ăn các mẹ cho ra nồi nhỏ, khuấy tán cho mịn ra rồi hâm thật nhanh, ấm lên là cho bé ăn được.
Chúc các mẹ bỉm sữa thành công với các vị váng sữa này nhé!
Sai lầm hầu như ai cũng mắc khiến tăng cân mất kiểm soát Ăn ít chất béo, bỏ bữa, không có bữa ăn phụ... là những hành động quen thuộc hàng ngày của nhiều người khi muốn giảm cân. Tuy nhiên, đây lại đều là những hành động có thể gây tăng cân một cách nhanh chóng, theo Eat This Not That. Ăn ít chất béo Nghe có vẻ vô lý nhưng việc ăn ít chất...