Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?
Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, dư luận khá quan tâm tới những vấn đề “nhạy cảm” mà phương Tây thường né tránh trả lời.
1. Tại sao phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovych sau khi ông thực hiện theo yêu cầu của họ?
Vào ngày 21/2, ông Yanukovych và ba nhà lãnh đạo phe đối lập đã ký kết thỏa thuận ngừng chiến trước sự chứng kiến của các Ngoại trưởng Pháp, Đức và Ba Lan trong vai trò là những người bảo lãnh. Thỏa thuận này yêu cầu cải cách hiến pháp, thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc, tổ chức bầu cử sớm và giải tán các nhóm người biểu tình chống chính phủ.
Ông Yanukovych ký thỏa thuận bàn giao quyền hạn cho Quốc hội Ukraine hôm 21/2, ngày ông bỏ trốn khỏi Kiev.
Tuy nhiên, nhiều giờ sau khi bản thỏa thuận được ký kết, những thành viên cực đoan của phong trào Right Sector – những thành viên chính trong cuộc biểu tình ở Kiev – đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Yanukovych. Trái với lời khuyên từ người đồng cấp Nga Putin, ông Yanukovych đã bỏ trốn.
Sau đó, ông Putin đã thể hiện quan điểm của mình về việc bỏ trốn của Tổng thống Yanukovych trong một buổi họp báo như sau: “Ông ấy (Yanukovych) thực tế đã từ bỏ quyền lực của mình. Như những gì tôi đã nói, ông không còn cơ hội tái đắc cử. Mục đích của những hành động bất hợp pháp và vi hiến là gì? Tại sao họ phải gây nên sự hỗn loạn như vậy? Các chiến binh vũ trang đeo mặt nạ vẫn hiện hữu ở các con phố Kiev. Đó là một câu hỏi mà không có lời đáp”.
2. Tại sao chính quyền mới ở Ukraine (được lập ra nhằm loại bỏ những đầu sỏ chính trị có quan hệ với Yanukovych) lại bổ nhiệm những ông trùm đầu sỏ làm quan chức?
Thực tế, một trong những lý do khiến những người biểu tình chống chính phủ nổi dậy đó là tình trạng tham nhũng, lạm quyền, trộm cắp và những tập đoàn doanh nghiệp bắt tay với các trùm chính trị để tư lợi riêng. Họ (những người biểu tình chống chính phủ) đã đứng lên đấu tranh nhằm loại bỏ mối liên kết giữa trùm chính trị và doanh nghiệp.
Video đang HOT
Ông SergeyTaruta (trái) và Igor Kolomoysky nắm quyền lãnh đạo 2 thành phố công nghiệp lớn của Ukraine.
Tuy nhiên, chính phủ lâm thời của nước này lại có những quyết định bổ nhiệm khá mâu thuẫn với tôn chỉ trước đây của họ. Điển hình, họ đã bổ nhiệm hai tỷ phủ là Igor Kolomoysky và Sergey Taruta lần lượt làm thị trưởng hai thành phố công nghiệp Dnepropetrovsk và Donetsk ở miền đông Ukraine. Động thái này đã khiến ông Putin phải thốt lên rằng: “Ông Kolomoisky được bổ nhiệm làm thị trưởng Dnepropetrovsk. Sự bổ nhiệm này quả thực có chút hài hước. Thậm chí, ông ta còn từng cố lừa cả nhà tài phiệt Roman Abramovich của chúng ta từ hai, ba năm trước”.
3. Tại sao Ukraine thời kì hậu lật đổ Yanukovych lại đưa ra dự luật nhằm loại tiếng Nga khỏi vai trò ngôn ngữ chính thức trong một số khu vực của nước này?
Sau một vài ngày, Quốc hội (do phe đối lập nắm giữ) của Ukraine liền đưa ra dự luật bãi bỏ tiếng Nga ra khỏi hệ thống ngôn ngữ chính tại một số vùng của nước này.
Những người biểu tình chống chính phủ trên Quảng trường Độc lập hôm 23/2.
Đồng thời, việc này còn gây nên một sự thù địch vô hình giữa chính quyền trung ương mới với các vùng miền đông và miền nam nước này, nơi những người nói tiếng Nga chiếm đa số.
4. Tại sao chính quyền mới lại nhắm tới Tòa án Hiến pháp?
Sau khi lật đổ chính quyền thân Yanukovych, các thành viên của chính phủ mới đã hướng mục tiêu sang các vị công tố viên của Tòa án Hiến pháp. Theo đó, họ (những công tố viên) đã bị cáo buộc vi phạm lời thề của mình và bị cách chức một cách đột ngột. Một số người trong đó còn bị truy tố. Đây là một động thái được coi là cuộc tấn công dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực.
Theo Kiến thức
3 kịch bản thoát khủng hoảng chính trị dành cho Thái Lan
Ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tình, chính phủ Thái Lan có vẻ kỳ vọng, cuộc bầu cử ngày 2/2 tới sẽ chấm dứt khủng hoảng chính trị.
Tuy nhiên, những hy vọng chấm dứt khủng hoảng chính trị thông qua bầu cử - nếu nó thực sự có thể diễn ra theo kế hoạch - đang ngày càng trở nên mong manh. Chính phủ Thái Lan đang đối mặt với những áp lực rất lớn, từ người biểu tình cũng như từ chính Ủy ban Bầu cử - để trì hoãn bầu cử vào ngày 2/2 tới xuất phát từ quan ngại về một kết quả thiếu chính xác và không thỏa đáng. Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kiến nghị hoãn bầu cử lên Tòa án Hiến pháp - cơ quan có thẩm quyền quyết định vấn đề này.
Các nhà phân tích nhận định, trên thực tế, kể cả trì hoãn hay tiến hành bầu cử đúng như kế hoạch, cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan vẫn sẽ khó lòng kết thúc ngay sau đó. Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Giám đốc Viện An ninh và Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Chulalongkorn nhận định: "Cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục diễn ra trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng nữa". Dưới đây là 3 kịch bản tiềm năng cho cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan.
Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ Thái Lan tập trung trong một sân vận động biểu tình.
Kịch bản 1: Cuộc bầu cử trước hạn vào 2/2 sắp tới vẫn diễn ra nhưng bị Đảng Dân chủ đối lập và đồng minh của họ, Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân chống chính phủ (PDRC) tẩy chay.
Từ đó, cuộc bầu cử sẽ không nhận được sự tham gia đầy đủ của các cử tri ủng họ phe đối lập. Kết quả, Đảng cầm quyền Puea Thai của Thủ tướng Yingluck có thể giành được chiến thắng nhờ số phiếu khổng lồ từ cử tri nông thôn phía bắc và Đông Bắc. Song, nếu giành được ít hơn 15 triệu phiếu bầu từng dễ dàng sở hữu trong cuộc bầu cử trước đó vào năm 2011, Đảng cầm quyền sẽ bị cáo buộc là thiếu tính hợp pháp.
Lúc đó, Puea Thai cũng khó mà thành lập Quốc hội khi ít nhất 28 khu vực bầu cử ở miền nam, vốn do Đảng Dân chủ kiểm soát, không có ứng cử viên ra ứng cử, tranh cử. Hoặc các nhà lãnh đạo PDRC (thực tế chính là lực lượng đường phố của Đảng Dân chủ) cũng có thể phong tỏa các điểm đăng ký, ngăn chặn các ứng viên ra ứng cử. Hậu quả là, Quốc hội Thái Lan khó lòng đảm bảo có đủ 475 đại biểu bắt buộc. Chưa kể tình trạng bạo lực hoặc phá rối có thể bị kích động để phá hoại cuộc bầu cử.
Theo luật, sau 3 vòng bầu cử bổ sung, số ghế còn khuyết trong Quốc hội phải được lấp đầy. Nhưng trong bối cảnh chính trị hiện nay, không nhà quan sát nào cho rằng, cuộc bầu cử sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Chính phủ lâm thời có thể tiếp tục nắm quyền lãnh đạo nhưng khó lòng trụ vững do không nhận được sự ủy nhiệm chắc chắn, mạnh mẽ.
Kịch bản 2: Cuộc bầu cử bị hoãn lại. Phe Áo Đỏ ủng hộ chính phủ phẫn nộ và cáo buộc điều này làm suy yếu và hủy hoại nền dân chủ. Những người ủng hộ bầu cử, dù họ không nhất thiết đứng về phía chính phủ cũng vì thế mà mất tinh thần. Tại Bangkok và miền nam, PDRC sẽ tiếp tục kích động biểu tình, phản đối cho tới khi lật đổ được chính phủ Yingluck.
Tuy nhiên, yêu sách của PDRC - muốn thành lập "một hội đồng nhân dân" không thông qua bầu cử để điều hành đất nước và tiến hành cải tổ sâu rộng trước khi tổ chức bầu cử trở lại - cũng không có khả năng xảy ra vì đòi hỏi này là vi hiến.
Người biểu tình chống chính phủ Thái Lan thề không rút lui cho tới khi chính phủ Thủ tướng Yingluck bị lật đổ.
Theo đó, Giáo sư Đại học Chulalongkorn Pitch Pongsawat nhận định, nguy cơ đụng độ giữa các nhóm biểu tình ủng hộ và chống chính phủ hoặc bạo lực bùng nổ sẽ ngày càng tăng cao. Điều này dẫn đến khả năng, quân đội buộc phải can thiệp, dập tắt bạo lực, bình ổn an ninh. Đương nhiên, phe Áo Đỏ kịch liệt phản đối sự can thiệp của quân đội khi xem đây là động thái ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ. Chế độ quân chủ và cơ chế bảo hoàng từ đó sẽ hứng chịu các cáo buộc và bị lên án ủng hộ các cuộc biểu tình chống chính phủ tương tự như những gì từng xảy ra sau cuộc đảo chính lật đổ anh trai bà Yingluck, Thaksin Shinawatra năm 2006.
Bên cạnh đó, bản thân Đảng Dân chủ đối lập cũng không mong muốn kịch bản đảo chính xảy ra. Ông Korbsak Sabhavasu thuộc Đảng Dân chủ đối lập, một cựu Phó Thủ tướng chia sẻ: "Một cuộc đảo chính sẽ chẳng mang lại lợi ích cho các đảng chính trị. Chúng tôi thực sự không muốn điều đó xảy ra".
Kịch bản 3: Chính phủ Yingluck bị lật đổ trước cuộc bầu cử ngày 2/2. Giáo sư Thitinan nhận định: "Trong những tuần tới, trước và sau ngày bầu cử 2/2, Thủ tướng tạm quyền Yingluck sẽ đối mặt nhiều áp lực và có thể ngày càng trở nên bất lực khi các cơ quan chính phủ bị tê liệt. Có một khả năng không phải là không thể xảy ra đó là, bà Yingluck có thể bị lật đổ, bởi các cơ quan độc lập với những cáo buộc như tham nhũng hoặc gian lận".
Trước đó, ngày 16/1, Ủy ban Chống tham nhũng Quốc gia (NACC) của Thái Lan đã ra quyết định điều tra Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra. NACC tuyên bố, họ sẽ điều tra cáo buộc bà Yingluck lơ là nhiệm vụ xung quanh một cuộc tranh cãi về chương trình trợ giá cho các nông dân trồng lúa. Nếu bà Yingluck bị buộc tội và bị lật đổ, sẽ có phản ứng chống đối dữ dội từ phe Áo Đỏ và những người ủng hộ chính phủ. Cuối cùng, tình huống này cũng dẫn đến nguy cơ quân đội sẽ phải can thiệp để bình ổn an ninh.
Theo Kiến thức
Thái Lan: Phe biểu tình 'xử' người của phe áo đỏ Việc các bảo vệ của phe biểu tình chống chính phủ bắt nhốt, tra tấn dã man một người của phe áo đỏ ủng hộ chính phủ khiến nhiều người dân Thái Lan chỉ trích mạnh mẽ. Người của phe áo đỏ ủng hộ chính phủ Thái Lan ở Bangkok Một người đàn ông bị nhóm 5 - 6 bảo vệ của phe...