Những câu chuyện về di động đáng chú ý nhất tại CES 2013
Buổi triển lãm điện tử tiêu dùng diễn ra rất hoành tráng. Theo như các nhà phân tích công nghệ, CES đã được đánh giá quá cao và không phải là quan trọng đối với tương lai của công nghệ như trước đây nữa.
Tuy nhiên, các tiện ích mới vẫn có tầm ảnh hưởng trong một thời gian dài.
Smartwatch, Camera có thể kết nối mạng
Nhà phân tích Brian Klug khẳng định sự liên kết giữa Samsung với Galaxy Camera đã thống trị tại CES mặc dù nó không phải là một sản phẩm được trưng bày chính thức tại triển lãm. Ông cho biết: Galaxy Camera “dường như hiện hữu ở khắp mọi nơi,” và được sử dụng để chụp ảnh chất lượng cao, tweet và tải lên Dropbox. Camera chạy hệ điều hành Android Jelly Bean.
Chiếc đồng hồ Pebble được đánh giá giống như ngôi sao của hội chợ. Trang The Verge bầu Pebble là chiếc đồng hồ tốt nhất.Chiếc đồng hồ Pebble này có khả năng kết nối với cả hai hệ điều hành iOS và Android đang được sử dụng rộng rãi trên điện thoại di động. Nhờ Pebble, người dùng có thể đọc tin nhắn gửi đến, nhận cuộc gọi, nghe nhạc, đọc thông tin thời tiết, tin tức … được truyền từ điện thoại di động
Sự rút lui của điện thoại di động
Nhiều chuyên gia CES cho biết năm 2012 đánh dấu sự sụt giảm so với làn sóng mobile trong hội chợ năm 2011. Ross Rubin khẳng định : thay thế vào đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của hàng loạt các điện thoại thông minh và máy tính bảng ra mắt trong năm nay, nhưng không giống như sự xuất hiện ồ ạt ở buổi triển lãm năm ngoái. Có thể do hầu hết các sáng kiến về điện thoại di động đang chờ đợi bùng nổ tại Hội nghị di động thường niên thế giới Mobile World Congress ( MWC) vào tháng Hai.
Đáng thất vọng với tiếp thị
“Các nhà quảng cáo không biết làm gì để tiếp thị trên màn hình bé của smartphone”, biên tập chính của ReadWrite – Dan Lyons cho biết. Ông đã tham dự cuộc họp sau CES mà tại đó các nhà tiếp thị đã bày tỏ sự thất vọng của họ với điện thoại di động. Ông đưa ra lời khuyên :Các nhà tiếp thị không nên coi smartphone như những màn hình TV nhỏ để truyền tải thông điệp tới khách hàng nữa. Thay vào đó, họ có thể sử dụng nó như một cổng thông tin kết nối với khách hàng và lắng nghe nhu cầu của họ.
Con quái vật của Huawei
Theo như đánh giá của Kenvin Smith – phóng viên của tạp chí SAI, Mate Ascend “thực sự làm mờ ranh giới giữa điện thoại và máy tính bảng. Điểm nổi bật ở “con quái vật” này là có màn hình Full HD như HTC Butterfly, nhưng rộng tới 6,1 inch, lớn hơn Samsung Galaxy Note II tới 0,5 inch. Tuy nhiên, khả năng hiển thị sẽ rất sắc nét khi có mật độ điểm ảnh lên tới 361 ppi, cao hơn cả iPhone 5 và 4S.h lớn hơn 5,55 inch Samsung Galaxy Note II. Báo chí công nghệ cao đã gọi những điện thoại thông minh màn hình lớn là “phablets”. Một sự thu hút hoàn hảo đặc biệt với việc xem video.
Video đang HOT
Huawei Mate Ascend
Video HD trên di động
Trong thực tế, hiển thị HD dần trở nên phổ biến khi màn hình của điện thoại di động ngày càng to ra. Cả hai smartphone cao cấp Ascend Mate và Sony Xperia Z chống thấm nước công bố tại CES 2013 đều hỗ trợ tính năng quay video HD. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi nhu cầu xem video trên các thiết bị của họ tăng.
Bàn phím đính kèm
Đây là một thời điểm lịch sử của cuộc chiến tranh giữa máy tính để bàn và máy tính bảng. Nhiều nhà sản xuất – Microsoft với Surface, ASUS với Transformer Prime, và bây giờ là Lenovo với Idea Tab S2 cho rằng máy tính bảng của mình có thể cạnh tranh với netbook và kiếm được lợi nhuận với người sử dụng máy tính bảng cho công việc, nếu máy tính bảng của họ có (hoặc có thể) gắn liền với một bàn phím vật lý. Xu hướng này đặt ra câu hỏi: Chỉ cần bàn phím gắn liền là chiến thắng?
Lenovo Ideatab S2
Sự gia tăng của phần mềm: Đây là một xu hướng quan trọng cho các nhà phát triển điện thoại di động. Nhưng khi mà các thiết bị ra đời ồ ạt, các thiết bị tương lai như Google Glass và máy điều nhiệt thông minh nhận được nhiều sự chú ý hơn. Tuy nhiên, nhà đầu tư mạo hiểm Tomasz Tunguz lập luận rằng chính phần mềm mới là thứ có thể giúp các thiết bị này có thể tạo được chỗ đứng trên thị trường.
Nhiều nền tảng di động hơn
Hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu gây được chú ý nhất định. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của hàng loạt các sản phẩm như Windows Phone, Tizen, Firefox. Cuộc chiến để giành vị trí nền tảng di động thứ 3 giữa các nền tảng còn lại đang rất quyết liệt. Và theo SAI, rất có thể đó sẽ là kết quả hòa cho tất cả.
WiFi
Người ta dễ quên rằng WiFi là loại sóng dữ liệu được sử dụng nhiều nhất trên di động (63% ở Mỹ, 81% ở Anh). Máy tính bảng càng phát triển thì WiFi càng được trọng dụng. Dù 3G, 4G đang phát triển mạnh và tốc độ được cải thiện hơn, nhưng cũng nên nhớ rằng giá cước của chúng cũng vẫn còn cao. Một số nhà cung cấp thiết bị WiFi cho biết WiFi sẽ nhanh hơn nhiều so với hiện tại. Tuy nhiên, họ cần phải nghiên cứu thêm một thời gian nữa.
Theo Genk
Năm 2013, thị trường sẽ tràn ngập TV 4K và OLED
Với việc diễn ra thường niên vào đầu năm, triển lãm hàng điện tử tiêu dùng CES tại Mỹ thường là nơi đón nhận những xu hướng mới của thị trường điện tử và công nghệ trong cả năm sau đó. Nếu như ở CES 2011 là cuộc đổ bộ của TV 3D, năm ngoái là TV thông minh thì năm nay, 4K Ultra HD và màn hình OLED đang nổi lên để trở thành hai xu hướng công nghệ mới của làng TV.
TV độ phân giải 4K Ultra HD đang gây chú ý với người dùng.
TV 4K Ultra HD thành tâm điểm ở CES 2013. Sau khi được hiệp hội điện tử tiêu dùng CEA duyệt thành một định dạng chính thức với tên gọi Ultra High Difination (Ultra HD) vào tháng 10/2012, các mẫu TV 4K đã bắt đầu được LG và Sony tung ra thị trường vào cuối năm ngoái. Nhưng tới CES 2013, chủ đề này mới thực sự nổi bật và nhận được nhiều quan tâm.
Samsung, hãng TV lớn nhất thế giới trình làng những mẫu TV 4K lên tới 85 hay 110 inch, cũng là TV có kích thước "khủng" nhất trên thị trường. Trong khi các thương hiệu ít tên tuổi hơn như Westinghouse (Mỹ), Hisense hay TCL (Trung Quốc) cũng bị thu hút bởi 4K khi trình làng các model 4K lên tới 110 inch. Không đơn giản chỉ trưng bày, Samsung, Westinghouse hay TCL đều lên kế hoạch sẽ bán ngay mẫu TV 4K "khổng lồ" ngay trong năm 2013.
Tuy nhiên, bên cạnh những sản phẩm có kich thước cả trăm inch mà không phải gia đình nào cũng có thể sở hữu, các nhà sản xuất thể hiện mong muốn phổ biến hơn nữa TV 4K bằng các model có kích thước nhỏ hơn, phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng TV hiện nay. Sau Sony, LG, đến lượt Toshiba, Sharp cũng bị thu hút với công nghệ 4K Ultra HD. Sony mang đến CES 2013 các mẫu TV kích thước vừa vặn 55 với 65 inch trong dòng Bravia X900, LG với model LA970 4K kích thước 65 inch.
Giống 3D trước đó, thách thức của 4K là nội dung và giá. Dù TV 4K có thể sử dụng các nội dung Full HD thông thường và sử dụng phương pháp kích chất lượng hình ảnh, người dùng vẫn thích các nội dung 4K chuẩn vì như vậy mới thể hiện được rõ chất lượng sắc nét và vượt trội của công nghệ.
Sony là nhà sản xuất đầu tiên tính đến việc cung cấp cả nội dung song song với phần cứng khi hứa hẹn sẽ mở dịch vụ 4K vào giữa năm nay tại Mỹ, tung ra các bộ phim Blu-ray phiên bản 4K. Toshiba thì khác, trình diễn từng giải pháp 4K, từ việc dùng đầu HD, đầu phát chuyên dụng cho tới máy tính chạy Windows 8 hay camera... Trong khi một số hãng truyền hình châu Âu cũng lên kế hoạch phát sóng ở định dạng 4K từ giữa năm nay.
Dù vậy, giá bán đắt đỏ của TV 4K, như Samsung S9000 85 inch có giá lên tới 37.000 USD, vẫn sẽ là thách thức để công nghệ này phổ biến trong năm sau.
Các nhà sản xuất TV bắt đầu theo đuổi lĩnh vực OLED.
TV OLED sẽ bắt đầu được thương mại hóa từ 2013. Xuất hiện từ năm 2007 trên model 11 inch của Sony, và liên tục góp mặt tại các triển lãm hình ảnh và công nghệ hàng đầu thế giới, nhưng phải tới đầu năm nay, TV OLED mới chính thức đặt chân ra thị trường và tới với người tiêu dùng. Trước triển lãm CES 2013, LG bắt đầu cho khách hàng đặt mua chiếc TV OLED 55 inch EM9600 của hãng với giá bán 10.000 USD. Còn ngay tại triển lãm, Samsung cũng công bố model OLED 55 inch F9000. Thậm chí, bộ đôi OLED này đều nằm trong kế hoạch đưa về Việt Nam vào giữa năm 2013.
Tín hiệu quan tâm của thị trường TV với OLED còn thể hiện ở việc Sony hay Panasonic, đã mang tới triển lãm CES 2013 những chiếc TV OLED 4K đầu tiên và lớn nhất thế giới. Cả hai mới dừng lại ở phiên bản thử nghiệm, nhưng sản phẩm mang tới CES 2013 đã xuất hiện trong vóc dáng của TV thực thụ.
OLED là công nghệ màn hình sử dụng các diode hữu cơ tự phát quang nên ưu điểm là chất lượng hiển thị hình ảnh cao hơn nhiều so với LCD và LED, thậm chí vượt cả Plasma. Công nghệ này còn giúp cho TV trở nên mỏng hơn với độ dày có khi chỉ 4 mm như model của LG. Với OLED, Samsung và LG còn trình làng được những chiếc TV màn hình cong tại CES 2013, với hiệu quả trình diễn hình ảnh ấn tượng hơn màn hình phẳng thông thường. Tuy nhiên, cũng như 4K thì giá bán còn đắt đỏ là cản trở chính để TV OLED trở nên phổ biến nhanh.
3D không còn là ngôi sao. Không còn những logo to đùng, hay banner quảng cáo hoành tráng hay được nhiều hãng TV tung hô nhưng điều này không có nghĩa 3D đã biến mất khỏi thị trường. Tại triển lãm CES 2013, không khó để bắt gặp được cảnh người dùng đang trải nghiệm hình ảnh của TV với một chiếc kính trên mắt. Dù là TV OLED, 4K hay những mẫu TV khổng lồ 85, 110 inch thì đều được tích hợp sẵn 3D chủ động hoặc thụ động.
Thay vì được tung hô như công nghệ cao cấp vào 2 năm trước, 3D giờ xuất hiện một cách thầm lặng nhưng trở thành một thành tính năng phổ biến khó thiếu trên các mẫu TV trung và cao cấp. Năm 2013 không chứng kiến nhiều sự thay đổi về công nghệ hình ảnh này, vẫn sẽ là cuộc chiến giữa 3D chủ động (kính màn trập) và thụ động (kính phân cực), trong khi 3D không cần chưa hoàn thiện về chất lượng.
Một điểm đáng chú ý, công nghệ 3D trong năm 2013 hứa hẹn có chất lượng tốt hơn những năm trước khi đi kèm với độ phân giải 4K (gấp 4 lần Full HD) giúp cho khả năng hiển thị hình ảnh nổi sắc nét, chi tiết hơn đặc biệt với loại 3D thụ động.
TV LED và Smart TV vẫn là dòng sản phẩm chủ đạo của năm 2013.
Smart TV và LED, dòng TV chủ đạo của năm 2013. Trong khi OLED quá đắt để phổ biến còn LCD và Plasma đều đã quá cũ, thị trường TV năm 2013 hứa hẹn sẽ chứng kiến xâm chiếm của LED. Không mẫu TV Bravia nào của Sony được công bố tại CES 2013 là LCD, Samsung và LG cũng chỉ hướng chính vào các model trung và cao cấp với màn hình LED. Còn Sharp gây chú ý với dòng HDTV LED kích thước lên tới 90 inch. Trong khi Panasonic, nhà sản xuất vốn mạnh về Plasma cũng không đưa ra nhiều cải tiến cho dòng TV Plasma 2013 của hãng, ngoài thiết kế mới và tính năng dùng bút cảm ứng. Sự áp đảo về số lượng cho thấy LED sẽ là công nghệ màn hình chủ đạo của năm 2013.
Giống LED, Smart TV hay TV thông minh đang trở thành trang bị không thể thiếu trên các dòng TV trung và cao cấp của năm sau. Bên cạnh nền tảng mới với giao diện đa màn hình như trên smartphone, Samsung còn đưa ra giải pháp nâng cấp TV thông minh đời cũ lên đời mới bằng phụ kiện Evolution Kit. LG trình làng hai mẫu Google TV thế hệ mới nằm trong dòng Cinema 3D 2013. Bộ xử lý 4 nhân cũng bắt đầu xuất hiện trên TV thông minh nhằm đạt tới khả năng xử lý mượt mà, hiệu quả hơn.
Nhà sản xuất Hàn Quốc cũng tổ chức một sự kiện đặc biệt, công bố liên minh Smart TV Alliance hợp tác với Philips phát triển nền tảng riêng cho TV thông minh và kêu gọi các nhà phát triển phần mềm. Trong khi các hãng TV tới từ Nhật như Toshiba, Sharp hay Sony cũng không để thua kém khi trang bị nền tảng Smart TV mới, bổ sung khả năng kết nối Internet không dây hoặc có dây trên hầu hết các model phát hành trong năm 2013.
4K và OLED là gia vị giúp cho thị trường TV 2013 trở nên hấp dẫn và sôi động hơn so với năm ngoái, nhưng TV LED và Smart TV mới là "món ăn" chính của làng TV trong năm nay.
Theo VnExpress
Tại sao CES vẫn thực sự cần thiết? Hội chợ điện tử tiêu dùng CES 2013 khá nhàm chán và có phần khiến nhiều người thất vọng. Trong suốt thời gian diễn ra CES 2013, chỉ có một số ít công ty với một vài sản phẩm tiêu biểu có thể trở thành tâm điểm thu hút khách tham quan. Trong khi đó có khá nhiều sản phẩm gây thất vọng...