Những câu chuyện truyền cảm hứng xúc động của các Hoa hậu da màu
Nova Stevens, Shudufhadzo Musida, Zozibini Tunzi và Toni-Ann Singh đều là những cô gái da màu mang vẻ đẹp tâm hồn, tri thức, tài năng và sự truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng.
Tiêu chuẩn nhan sắc trên các đấu trường sắc đẹp thế giới khoảng 5 năm trở lại đây đã có sự thay đổi rõ rệt. Các nước hầu như theo sát gu quốc tế khi người chiến thắng luôn là nhân tố tạo bất ngờ. Dễ dàng nhận thấy, các cô gái giành được vương miện dù có thể không phải là những người đẹp nhất trong mắt khán giả, không đáp ứng được tiêu chuẩn về cái đẹp của một hoa hậu như người ta luôn mặc định là phải tóc dài, gương mặt xinh đẹp, trắng nõn,… nhưng họ đã giành chiến thắng thuyết phục bằng chính “nét riêng nguyên bản” của chính mình. Đó là vẻ đẹp tâm hồn, tri thức, tài năng và sự truyền cảm hứng tích cực cho cộng đồng.
Sự trỗi dậy của những cô gái da màu trên đấu trường sắc đẹp
Người đẹp da màu đăng quang – không gì là không thể. Đầu tiên phải kể đến Nova Stevens, 27 tuổi. Cô đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Canada 2020. Tuy nhiên, chiến thắng này lập tức gây tranh cãi bởi cô là gốc Kenya, không phải thuần Canada.
Nhiều người cho rằng người đẹp có gương mặt góc cạnh kém nữ tính, đôi môi dày, vẻ đẹp không hài hòa – không phù hợp để đại diện nhan sắc cho một quốc gia. Thế nhưng, Nova Stevens lại chẳng mấy bận tâm vì điều đó, ngược lại, cô luôn tự hào về những nét tự nhiên của dân tộc mình mà cô sở hữu.
Nova Stevens từng nói, “Tôi đứng đây để các bạn nhìn rõ màu da của tôi. Điều đó có thể không xóa bỏ định kiến phân biệt chủng tộc ở bạn, nhưng sẽ giúp bạn hiểu rõ những cuộc đấu tranh mà dân da màu phải trải qua”.
Hoa hậu da màu thứ 2 vừa mới đăng quang là Shudufhadzo Musida. Cô đã vượt qua 15 người đẹp để chạm tay vào chiếc vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Nam Phi 2020. Cô sẽ đại diện Nam Phi tham dự đấu trường nhan sắc Miss Universe 2021.
Cô từng gây tranh cãi về vấn đề sắc đẹp ngoại hình tại thời điểm đăng quang. Nhiều ý kiến cho rằng, vẻ đẹp của Shudufhadzo Musida không phù hợp với tiêu chí của một Hoa hậu trên đấu trường sắc đẹp. Thế nhưng, chính sự khác biệt của cô lại được giới chuyên môn đánh giá là hoa hậu có vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên và tâm hồn đẹp.
Zozibini Tunzi – người đẹp sở hữu vẻ ngoài cá tính, độc lạ cùng hình thể nóng bỏng đã lên ngôi Miss Universe. Cô sinh năm 1993 gây ấn tượng với chiều cao 1,78m cùng mái tóc ngắn cá tính, đôi mắt biết cười và làn da khoẻ khoắn. Cô sinh ra và lớn lên tại Eastern Cape (Nam Phi). Hiện cô sống cùng gia đình tại Cape Town.
Cô từng ghi danh thi Hoa hậu Nam Phi 2017 nhưng chỉ đi đến vòng bán kết. Tuy nhiên, thất bại đầu tiên khiến cô không chùn bước mà còn trở nên mạnh mẽ, nỗ lực hơn rất nhiều.
Thế nhưng, cũng như nhiều cô gái da màu khác, Zozibini Tunzi bị công chúng phản đối danh hiệu Hoa hậu vì nhan sắc không “chuẩn đẹp”. Tuy nhiên, sau khi đêm chung kết kết thúc, người đẹp tự tin nói trên chương trình Good Morning America rằng, “Tôi cảm thấy chiến thắng này không của riêng ai. Tôi muốn đại diện cho những phụ nữ cảm thấy lạc lõng trước định kiến về sắc đẹp, không riêng người da đen. Mỗi nơi, phụ nữ có hình thể, làn da và các đặc điểm khác nhau. Tôi nghĩ chúng ta đẹp theo nhiều cách khác nhau và không nên đóng khung các tiêu chí về vẻ ngoài của phụ nữ”.
Qủa thật sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến thành công của Toni-Ann Singh – Người đẹp đến từ Jamaica, sở hữu làn da nâu cùng mái tóc xoăn mang dáng vẻ hoang dại. Cô đăng quang Miss World trước sự bất ngờ của dư luận và kết quả này đều nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia nhan sắc.
… Và thành công đến từ những câu chuyện truyền cảm hứng
Bị đánh giá và gây tranh cãi về nhan sắc nhưng những câu chuyện truyền cảm hứng từ các cô gái da màu đăng quang các cuộc thi Hoa hậu trên thế giới đã làm thay đổi khán giả từng có suy nghĩ tiêu cực về họ.
Sau khi Nova Stevens đăng quang, tranh cãi trái chiều xuất hiện liên quan đến chuyện nhan sắc nhưng những gì người đẹp thể hiện tại cuộc thi cũng như câu chuyện truyền cảm hứng của cô lại khiến không ít người cho rằng, Nova Stevens chắc chắn sẽ thành công hơn trong tương lai.
Nova Stevens sinh tại Kenya, có tuổi thơ cơ cực vì nơi cô ở chiến tranh liên miên. Năm lên 6 tuổi, cô được đưa đến Canada một mình, còn mẹ kẹt lại tại trại tị nạn ở Sudan, cha và các anh chị khác đến Ethiopia, gia đình ly tán. Tuy nhiên, bản thân người đẹp cho biết, cô chưa bao giờ cho phép mình bỏ cuộc và không ngừng vươn lên để thoát khỏi khó khăn. Chính vì thiếu thốn tình cảm cha mẹ cùng với nỗi bất hạnh bị miệt thị về ngoại hình đã luôn nhắc nhở Nova Stevens phải nỗ lực và thành công.
Video đang HOT
Ít ai biết, Nova Stevens là nhà hoạt động xã hội tích cực trước khi trở thành Hoa hậu. Cô thực hiện các chiến dịch chống phân biệt chủng tộc, kêu gọi bình đẳng giới. Vì lẽ đó mà khi đăng quang, Nova luôn khao khát dùng sức ảnh hưởng của ngôi vị Hoa hậu mà mình đạt được để lan tỏa, giúp đỡ nhiều người hơn. Cô mong muốn nâng cao nhận thức của mọi người nhiều hơn về các vấn đề như chống phân biệt chủng tộc.
“Tôi luôn lên tiếng về những điều mà tôi tin tưởng. Tôi cảm thấy rất vinh dự vì mình có thể lên tiếng, thu hút sự quan tâm của mọi người chú ý vào điều tôi lên tiếng. Tôi không chấp nhận im lặng khi chứng kiến bất công xảy ra cho người da màu. Tôi cảm ơn những biến cố quá khứ giúp định hình nên con người mình hôm nay. Chúng khiến tôi mạnh mẽ hơn, cố gắng theo đuổi ước mơ. Tôi làm điều đó không chỉ cho bản thân mà còn vì gia đình và những người dân đồng bào của mình”, Nova Stevens chia sẻ trong đêm chung kết cuộc thi.
Hay như Shudufhadzo Musida, có thể cô không có vẻ đẹp trọn vẹn trong cảm nhận nhiều người, nhưng bù lại cô mang trái tim nhân hậu và lạc quan. Cô cho biết, bản thân là phụ nữ Venda đầu tiên đăng quang hoa hậu Nam Phi nhưng chắc chắn sẽ không phải là người cuối cùng. Ngoài tri thức, cô còn truyền cảm hứng về các hoạt động cộng đồng. Trong đó có việc cô đã đang tham gia các dự án cộng đồng về sức khỏe cũng như quảng quá du lịch đất nước mình đến với bạn bè quốc tế.
Hoa hậu phát biểu rằng cô muốn tiếp thêm động lực đến cộng đồng như cách bản thân được truyền cảm hứng bởi những phụ nữ da màu mạnh mẽ.
Zozibini Tunzi cũng vậy, cô xuất thân từ vùng quê nghèo Sidwadweni, Nam Phi. Thuở nhỏ, cô thường xuyên phải kéo xe cút kít sang làng lân cận lấy nước sinh hoạt cho gia đình. Cô bén duyên với các cuộc thi sắc đẹp vì gặp khó khăn tài chính, làm người mẫu kiếm tiền đóng học.
Trong đêm chung kết Miss Universe 2019, Zozibini luôn bày tỏ mong muốn chứng minh khát khao làm người lãnh đạo và nỗ lực xóa bỏ góc nhìn cũ về phụ nữ ở thế kỷ 21. Lúc đó, cả khán phòng đã vỗ tay không ngớt.
Ngoài ra, người đẹp còn là một nhà hoạt động xã hội, cô tham gia vào các tổ chức chống lại sự kỳ thị và bạo lực giới ở quê nhà. Cô cũng dành thời gian tham gia chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi định kiến của xã hội xung quanh vấn đề định kiến nam nữ.
“Tôi muốn sử dụng kiến thức, sức ảnh hưởng của mình để làm sáng tỏ các vấn đề tiêu cực mà xã hội ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em. Tôi muốn được tới nhiều nơi hơn nữa, đặc biệt là các khu vực còn kém phát triển để giúp đỡ được người dân nhiều hơn”, Tunzi chia sẻ.
Còn với Toni-Ann Singh, cô thấy bản thân khác biệt không chỉ vì ngoại hình mà còn bởi cách sống có đam mê, khát vọng. Tân hoa hậu cũng tiết lộ mẹ cô chính là người truyền cảm hứng cho mọi thử thách của con gái và nhấn mạnh: “Bố mẹ là nguồn cội sức mạnh của tôi, góp phần biến tôi trở thành con người như ngày hôm nay”.
Trong cuộc thi Miss World 2019, trả lời về sự khác biệt của mình để xứng đáng với danh hiệu cao nhất, Toni-Ann Singh khẳng định, cô đại diện cho thế hệ phụ nữ không ngừng nỗ lực phát triển để thay đổi thế giới. “Tôi không nói tôi đặc biệt mà tôi truyền sự đam mê, hoài bão của mình cho những người phụ nữ khác để họ cũng có được cơ hội giống tôi“, cô nói.
Có thể thấy, sau thành công của những cô gái da màu, nhan sắc không phải là tất cả để quyết định người được xướng tên giành vương miện Hoa hậu danh giá mà phẩm chất mới là yếu tố quan trọng xứng đáng được tôn vinh trong xã hội hiện nay.
Những biểu tượng sắc đẹp mới của thế giới
Chiến thắng của Zozibini Tunzi ở Miss Universe và Toni-Ann Singh tại Miss World tiếp thêm động lực cho các cô gái da màu hiện thực hóa giấc mơ.
Có đến ba người đẹp da màu đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ cấp quốc gia trong những ngày cuối tháng 10. Điều đáng nói rằng lần đầu Miss Universe Japan và Miss Universe Canada trao ngôi vị cao nhất cho thí sinh gốc Phi.
Tiêu chuẩn nhan sắc khoảng 5 năm trở lại thay đổi rõ rệt. Các nước hầu như theo sát gout quốc tế khi người chiến thắng luôn là nhân tố tạo bất ngờ.
Thời Donald Trump còn nắm quyền Hoa hậu Hoàn vũ, ông luôn chọn người đẹp thân hình bốc lửa, tỷ lệ gương mặt hoàn hảo giành vương miện. Nhưng từ ngày bán lại format cho WME/IMG, mọi thứ đã khác.
Vậy đâu là lý do giúp các người đẹp da màu chiếm ưu thế hiện tại?
Câu chuyện truyền cảm hứng
Ngày 24/10, Nova Stevens đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Canada 2020. Chiến thắng của thí sinh cao 1,84 m lập tức gây tranh cãi bởi cô là gốc Kenya, không phải thuần Canada.
Hơn nữa, Stevens có làn da đen, đường nét gương mặt bị chê thiếu mềm mại và do đó, khi bàn đến nhan sắc, cô không hợp nhãn số đông.
Theo chuyên trang Missosology, Global Beauties đánh giá , Stevens hoàn toàn xứng đáng. Cô toát ra khí chất của người dẫn đầu vì đã được tôi luyện từ nhiều đau khổ trên hành trình khẳng định bản thân.
Năm 6 tuổi, gia đình Stevens ly tán do chiến tranh khiến cô phải lưu lạc tới Canada. Thiếu thốn tình cảm cha mẹ cùng với nỗi bất hạnh bị miệt thị ngoại hình đã luôn nhắc nhở cô phải thành công.
Ngày trước khi đăng quang, người mẫu 27 tuổi không ngừng đấu tranh đòi bình đẳng cho người da màu (đồng tổ chức các cuộc tuần hành Tự do ở Vancouver) nhất là sau vụ George Floyd bị cảnh sát ghì chết thương tâm hồi tháng 5.
Cô nói trên Daily Hive: "Tôi đứng đây để các bạn nhìn rõ màu da của tôi. Điều đó có thể không xóa bỏ định kiến phân biệt chủng tộc ở bạn, nhưng sẽ giúp bạn hiểu rõ những cuộc đấu tranh mà dân da màu phải trải qua".
Nhan sắc gây tranh cãi của tân Hoa hậu Hoàn vũ Canada. Ảnh: Instagram.
Aisha Harumi Tochigi, thí sinh gốc Ghana gây tranh luận khi đội vương miện Miss Universe Japan 2020. Nhưng trên hết, cô được khen nhan sắc gợi cảm, khác biệt, và chưa được nhìn thấy ở các cựu hoa hậu xứ phù tang.
Lý giải thành công của Tochigi, Angelopedia khen cô nỗ lực và quyết tâm hơn thí sinh khác. Cô mới 24 tuổi nhưng rất chững chạc, nhiều trải nghiệm do lớn lên giữa hai nền văn hóa Á - Phi.
Thêm vào đó, Tochigi dù không đẹp xuất sắc nhưng ghi điểm trong hoạt động tình nguyện. Cô đi khắp thế giới để bảo vệ quyền phụ nữ, giúp đỡ trẻ em và lên tiếng vì người da màu.
"Năm nay xảy ra nhiều vụ phân biệt sắc tộc và độ tuổi trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát. Qua đây, tôi muốn nhắn nhủ rằng đừng phán xét người khác bằng vẻ bề ngoài. Hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu nhau", cô bày tỏ.
Cô gái đầu trọc đăng quang Hoa hậu Nam Phi 2020. Ảnh: Instagram.
Câu chuyện Shudufhadzo Musida mang tới Miss South Africa 2020 truyền cảm hứng tích cực. Lớn lên trong ngôi làng nghèo, "người đẹp đầu trọc" luôn ước ao có cuộc sống ổn định hơn. Và Musida nhận ra cách duy nhất là phải học.
Nỗ lực của cô được đền đáp bằng tấm bằng cử nhân Khoa học xã hội về triết học, chính trị và kinh tế tại Đại học Pretoria, học ngành Quan hệ quốc tế của Đại học Witwatersrand, và giờ đây là vương miện Hoa hậu Nam Phi danh giá.
Có thể Musida kém sắc trong cảm nhận nhiều người, nhưng bù lại cô mang trái tim nhân hậu và lạc quan.
Hoa hậu phát biểu rằng cô muốn tiếp thêm động lực đến cộng đồng như cách bản thân được truyền cảm hứng bởi những phụ nữ da màu mạnh mẽ như Oprah Winfrey, Beyonce, Basetsana Kamelo và Michelle Obama.
Sự thể hiện thuyết phục
Tại địa hạt đấu trường quốc tế, những "viên ngọc trai của lục địa đen" tỏ ra không hề tầm thường.
Trong đêm chung kết Miss Universe 2019, với câu hỏi ứng xử: "Điều quan trọng nhất chúng ta cần dạy các cô gái trẻ thời này là gì?", Zozibini Tunzi - đại diện Nam Phi - trả lời: "Không gì ngoài tinh thần lãnh đạo. Đó là điều các cô gái trẻ và những phụ nữ thiếu hụt trong thời gian dài. Không phải vì chúng ta chẳng làm được, mà bởi vì những định kiến xã hội thường áp đặt lên phụ nữ".
Cả khán phòng đã ồ lên và vỗ tay không ngớt. Từ một gương mặt kém nổi bật, Tunzi trở thành chiến binh "ngựa ô" và ghi điểm tuyệt đối sau câu trả lời trên.
Zozibini chứng minh khát khao làm người lãnh đạo và nỗ lực xóa bỏ góc nhìn cũ kỹ về phụ nữ ở thế kỷ 21 - điều mà Miss Universe luôn tìm kiếm. Do đó, chiến thắng đến với cô cũng là điều dễ hiểu.
Suốt nhiệm kỳ, do dịch Covid-19, hoa hậu chưa thể đi nhiều nơi nhưng vẫn chăm chỉ làm công tác thiện nguyện ở quê hương. Cô cho thấy ngoài trí tuệ ra thì phong thái giao tiếp cũng nhẹ nhàng, tự nhiên và thu hút.
Hai cô gái đăng quang hai đấu trường lớn nhất thế giới năm ngoái đều là người da màu. Ảnh: Instagram.
Cùng năm 2019, Miss World chọn người đẹp da màu lên ngôi. Đó là Toni-Ann Singh, cô gái của Jamaica (3 trong số 5 thí sinh tiến sâu nhất mùa giải đó là người da màu).
Toni-Ann Singh chỉ cao 1,67 m, số đo ba vòng kém hấp dẫn. Cô khác biệt không chỉ vì ngoại hình mà còn bởi sống có lý tưởng và đam mê. Mẹ Singh truyền cảm hứng cho mọi thử thách của con gái. Cô nhấn mạnh: "Gia đình như nguồn cội sức mạnh, giúp tôi thành con người hôm nay".
Hoa hậu có bề dày thành tích học tập tốt, từng theo học chuyên ngành Tâm lý học và nghiên cứu phụ nữ tại Đại học bang Florida (FSU). Cô dự định tìm hiểu về ngành y ở tương lai.
Toni-Ann Singh cũng gây trầm trồ với giọng hát ngọt ngào trời phú. Trong đêm chung kết Miss World, cô phô diễn trọn vẹn giọng hát nội lực ca khúc I Have Nothing của huyền thoại Whitney Houston.
"Tôi nghĩ tôi đại diện cho một điều đặc biệt, một thế hệ phụ nữ đang nỗ lực thay đổi thế giới", Singh nói trước hàng triệu khán giả.
Hoa hậu Lương Thùy Linh - top 12 Miss World 2019 - chia sẻ với Zing: "Toni-Ann Singh không chỉ có giọng hát rất hay mà còn là người sống tình cảm, quan tâm đến các thí sinh khác. Tôi nghĩ cô ấy đăng quang là xứng đáng. Mọi người có thể thấy cô ấy được chúc mừng, cổ vũ ra sao trên sân khấu".
Điều Toni-Ann Singh, Zozibini Tunzi làm được mở ra bước ngoặt mới cho nhan sắc gốc Phi trên đấu trường quốc tế, thúc đẩy sự tự tin và động lực để các cô gái da màu chinh phục đam mê của mình.
'Hoa hậu giống đàn ông' và hiểm họa của miệt thị ngoại hình Miệt thị cơ thể bắt nguồn từ việc vật lộn với vấn đề ngoại hình của chính mình. Đôi khi chúng ta không nhận ra đã làm tổn thương người khác, cho đó là góp ý hiển nhiên. Hoa hậu gì giống đàn ông vậy?", "Nhan sắc như vậy mà đăng quang hoa hậu sao?"... Đây là hai trong những câu bình luận...