Những câu chuyện “điên rồ” trong lịch sử bóng đá thế giới
Có không ít chuyện tưởng chừng như hoang đường nhưng lại tồn tại trong thế giới bóng đá, tạo nên những điều vô cùng thú vị.
CLB Racing Boxberg của Bỉ từng làm nên câu chuyện điên rồ khi ký hợp đồng với cậu nhóc Bryce Brites (mới 20 tháng tuổi). Lý giải cho điều này, họ cho biết đã nhìn thấy những tiềm năng của cậu bé như khả năng kiểm soát bóng hay một vài kỹ năng khác. Do đó, họ phải ký sớm để tránh bị cạnh tranh.
Bryce Brites được ký hợp đồng khi mới 20 tháng tuổi
Nigeria đình chiến để xem Pele thi đấu
Năm 1969, khi mà cuộc nội chiến ở Nigeria đang diễn ra khốc liệt thì “Vua bóng đá” Pele đã tới thủ đô Lagos để du đấu. Kết quả, quân đội Nigeria và phiến quân Biafra đã đạt thỏa thuận ngừng chiến trong 48 giờ chỉ để… thưởng thức Pele chơi bóng.
Rút khỏi World Cup vì không được đá chân đất
Năm 1950, Ấn Độ là đại diện duy nhất của châu Á giành quyền thi đấu ở World Cup. Dù vậy, đội bóng này đã yêu cầu được thi đấu bằng chân đất, thay vì đi giầy. Không được chấp thuận, đội bóng này đã bỏ không tham dự World Cup.
Đội tuyển Ấn Độ từng từ chối dự World Cup vì không được đi chân đất ra sân
“Nhà bác học” trong khung gỗ
Thủ môn Simon Mignolet được xem là cầu thủ học giỏi nhất thế giới. Anh đã tốt nghiệp chuyên ngành Luật và chính trị học. Bên cạnh đó, anh còn thông thạo 4 thứ tiếng là: Anh, Pháp, Hà Lan và Đức.
Tiểu hành tinh được đặt theo tên HLV Wenger
Video đang HOT
Năm 1998, tiến sĩ Ian P. Griffin đã phát hiện ra tiểu hành tinh. Ông cũng là người hâm mộ cuồng nhiệt của Arsenal. Do đó, ông đã đặt tên cho tiểu hành tinh được phát hiện là 33179 Arsènewenger (theo tên của HLV Wenger).
Blackburn mua hụt Lewandowski vì… bụi núi lửa
Trước khi trở thành chân sút hàng đầu thế giới, Lewandowski từng suýt nữa gia nhập CLB Blackburn. Năm 2010, CLB Anh đã đạt thỏa thuận mua chân sút này từ Lech Poznan với giá 4,5 triệu bảng. Thế nhưng, đám mây tro bụi núi lửa ở Iceland đã khiến cho chuyến bay từ Ba Lan sang Anh bị hoãn. Tận dụng thời gian này, Dortmund đã nhảy vào mua Lewandowski và thành công.
Trận đấu có tỷ số cao nhất lịch sử
Trận đấu giữa AS Adema và Stade Olympique de l’Emyrne ở giải VĐQG vào năm 2002 vẫn là trận đấu có tỷ số cao nhất lịch sử. Chiến thắng chung cuộc 149-0 nghiêng về đội chủ nhà AS Adema. Nguyên nhân bởi các cầu thủ Stade Olympique de l’Emyrne đã phản lưới nhà do bất mãn với trọng tài.
Màn bạo loạn lịch sử ở Peru vào năm 1964
Tiếng còi trọng tài gây ra bạo loạn
Năm 1964, Argentina và Peru bước vào trận đấu quyết định để giành vé dự Olympic. Thế nhưng, tiếng còi tranh cãi của trọng tài Angel Eduardo Pazos ở những phút cuối (không công nhận bàn gỡ hòa của Peru) đã khiến cho các CĐV Peru thực sự căm giận. Cuộc bạo loạn nổ ra khiến hơn 300 người tử vong và hơn 500 người bị thương.
Tỷ lệ tội phạm giảm, tỷ lệ sinh tăng lên khi xem Chicharito thi đấu
Theo tiết lộ của cảnh sát thành phố Mexico: “Số lượng tội phạm trộm cắp cướp giật đều giảm mạnh khi Chicharito thi đấu. Có lẽ, bọn tội phạm cũng muốn nghỉ ngơi để xem Chicharito. Thế nhưng, tỷ lệ sinh ở thành phố lại tăng lên”.
Bàn thắng xa nhất lịch sử
Thủ môn Asmir Begovic đang giữ kỷ lục Guinness về bàn thắng xa nhất lịch sử khi ghi bàn từ cự ly 91,9 mét trong trận đấu giữa Stoke và Southampton năm 2013. Cú phá bóng của người gác đền này đã đi thẳng vào lưới của Southampton.
Bàn thắng của Bergovic vào lưới Southampton được thực hiện từ cự ly 91,9 mét
Ibrahimovic từng là một tên trộm
Trước khi trở thành cầu thủ thành danh, Ibrahimovic là kẻ bất trị. Cầu thủ này từng tiết lộ trong cuốn tự truyện mình về biệt tài phá khóa nhanh như chớp của mình. Chân sút người Thụy Điển nhớ lại: “Tôi là tay phá khóa lành nghề đấy. Chỉ 1 nốt nhạc là chiếc xe trở thành của tôi rồi. Tôi làm những việc ấy với trí óc ngây thơ của mình”.
SVĐ lớn nhất thế giới nằm ở… Triều Tiên
Có thể bạn không tin nhưng Triều Tiên đang sở hữu SVĐ lớn nhất thế giới, đó là sân Rungrado May Day, tọa lạc ở thủ đô Bình Nhưỡng. SVĐ này được xây dựng vào năm 1989 và có sức chứa 150.000 chỗ ngồi. Nhưng điều đáng lạ là có rất ít trận đấu được tổ chức tại đây.
Cựu thủ môn Chelsea: Thành phố tại Italy như trong phim kinh dị
Asmir Begovic miêu tả thành phố Milan tại Italy lúc này vắng vẻ, hiu quạnh như những cảnh phim kinh dị.
Thủ môn Asmir Begovic từng có thời gian chơi bóng tại Anh trong màu áo Chelsea và AFC Bournemouth. Anh chuyển sang thi đấu cho AC Milan trong giai đoạn cuối sự nghiệp và nếm trải cảm giác lo sợ. Italy là ổ dịch Covid-19 với 24.747 ca nhiễm, 1.809 người chết và 1.672 người trong cơn nguy kịch.
Chia sẻ với Mirror, Begovic mô tả Milan hiện tại như... thành phố ma, khi đường phố hiu quạnh, không bóng người. Bao trùm Milan nói riêng và Italy nói chung là nỗi lo tột độ.
Thủ môn Begovic.
"Tất cả bị phong toả. Đường phố hiu quạnh. Thứ duy nhất mở trong những ngày này là siêu thị. Bạn có thể mua một ít đồ ăn, sau đó đi thẳng về nhà. Điều đó thật điên rồ.
Đây là thành phố lớn. Tôi sống ở đó và thấy nó như trong phim kinh dị vậy. Mọi người cũng nói cảnh tượng hiện tại giống trong phim kinh dị, mà thực tế là như thế, tôi chưa từng trải qua điều này bao giờ. Tôi không chắc người ta có biết tình hình hiện tại tồi tệ thế nào không", Begovic chia sẻ.
Dịch Covid-19 khiến các giải đấu hàng đầu châu Âu tạm nghỉ. Serie A phải ngừng lại đến ít nhất hết tháng 3, chưa rõ ngày trở lại. Italy cũng xác nhận 9 cầu thủ nhiễm virus corona. Begovic và các cầu thủ khác phải ở nhà, đến khi có thông báo tiếp theo.
"Dịch bệnh này khiến Italy choáng váng. Lý do là gì, tôi không biết, có thể liên quan đến mặt y học, nhưng Covid-19 khiến Italy điêu đứng. Tôi đồng cảm với đất nước hiện tại, khi có quá nhiều người thiệt mạng hay nhiễm bệnh. Thật khủng khiếp và đau đớn.
Nhìn sang các CLB khác, các cầu thủ cũng đối diện thảm hoạ này. Đó là cơn ác mộng. Bạn chỉ có thể hy vọng nhịp sống bình thường trở lại nhanh nhất có thể", Begovic khẳng định.
Người dân Italy được khuyến cáo ở nhà.
"Mọi thứ chuyển biến quá nhanh, từ chỗ các trận đấu vẫn diễn ra bình thường, đến phải thi đấu ở sân không khán giả, rồi cuối cùng là hoãn.
Tranh cãi nổ ra rằng chúng tôi nên chơi tiếp hay không. Chúng tôi đã thi đấu ở sân không khán giả, đó là trải nghiệm không vui vẻ gì. Ngày tiếp theo, chúng tôi ngừng thi đấu, mọi thứ bị trì hoãn. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, mà đỉnh điểm là ở tuần này.
Rồi thành phố bị phong toả. Không nhà hàng nào mở quá 6 giờ tối. Mọi nơi đều đóng cửa. Chúng tôi đều không tập luyện, không được trở lại cho đến ngày 23/3, mà thời hạn chờ đợi ấy dường như sẽ bị nới rộng thêm", Begovic chia sẻ về sự nhàm chán khi không được tập luyện, thi đấu.
Đường phố Italy vắng người.
"Không ai ở AC Milan dương tính với Covid-19, và giờ họ (ban lãnh đạo) bảo chúng tôi ở nhà hết và nói 'chúng ta sẽ gặp nhau sau, khi chúng ta... gặp lại nhau'. Vậy đấy, họ ra lệnh, chúng tôi nghe lời.
Cảm giác thật kỳ lạ khi không được tập luyện. Bạn cố làm những việc khác, nhưng chỉ biết ngồi nhà xem Netflix. Tôi cố tỏ ra bận rộn, khiến mình không xuống tâm trạng và kiên nhẫn chờ đợi ngày trở lại cuộc sống bình thường".
Begovic cũng nhấn mạnh: bóng đá có vai trò mang sự hứng khởi trở lại với mọi người, tạo ra nguồn năng lượng tích cực hơn.
"Bóng đá có tiếng nói quan trọng. Thể thao nói chung đang có sức mạnh to lớn trong thế giới của chúng ta hôm nay, với khả năng mang mọi người xích lại gần nhau. Tất nhiên, bóng đá có những vấn đề của nó, nhưng ở thời khắc khó khăn thế này, bóng đá có thể sử dụng sức mạnh của mình để mang lại sức mạnh tích cực, mang lại niềm vui cho mọi người", Begovic kết luận.
Theo VTC News
Tin (27/2): Tỏa sáng ở AFC Cup, Công Phượng tuyên bố hùng hồn Tỏa sáng ở AFC Cup, Công Phượng đã quên "thảm họa" Sint-Truidense; HLV Wenger chê lối chơi của Barca; CAS xác nhận Man City kháng án; Inter Milan muốn chiêu mộ Vertonghen; Arsenal tổ chức trận chia tay Santi Carzola. Tỏa sáng ở AFC Cup, Công Phượng đã quên "thảm họa" Sint-Truidense Đầu mùa giải 2019/2020, Công Phượng được HAGL cho Sint-Truidense mượn...