Những câu chuyện cảm động trên chuyến bay thương nhớ!
Mẹ ơi, khi nào mình có thể về Việt Nam? Đợi bố mẹ dành đủ tiền con nhé! – cô bé Nghi Trân (15 tuổi) đã đợi chờ trong nhiều năm với ước mơ được về Việt Nam, nhưng mọi thứ vẫn là “đợi có đủ tiền”.
Chị Huỳnh Ngọc – mẹ của Nghi Trân – theo chồng về Đài Loan (Trung Quốc) từ 16 năm trước. Hồi ấy, với nhiều cô gái miền Tây như chị Nghi Trân, lấy chồng nước ngoài là gắn liền với mong muốn được đổi đời.
Học hết lớp 12, ngoại ngữ chỉ đủ để nói cảm ơn và xin lỗi, những người phụ nữ miền sông nước cố gắng lắm mới kiếm được việc làm ở xứ người. Rồi Nghi Trân ra đời, tiền lương của hai vợ chồng chỉ đủ sinh hoạt phí, 16 năm xa quê hương Huỳnh Ngọc mới về nước được có 2 lần.
Người phụ nữ mảnh dẻ, nước da trắng xanh, hơi ngượng nghịu khi nhắc tới hoàn cảnh không mấy khá giả của gia đình mình, lòng trĩu nặng vì nhớ quê hương, gia đình: “Có con rồi mới hiểu lòng cha mẹ, nhớ nhà lắm chứ nhưng lấy chồng xa mà…”.
Cô bé Nghi Trân rất thích học tiếng Việt, thích cái bờ ao quanh nhà bà ngoại có bông súng, bông sen, có những đọt dừa non ngọt lịm. Mục tiêu của Nghi Trân là học giỏi mẹ sẽ cho về Việt Nam thăm bà ngoại, cô bé gửi gắm trong đó ước mơ của bà mẹ nghèo…
Khác với chị Huỳnh Ngọc, hoàn cảnh của chị Thoa (quê Quảng Bình) hiện lên trên những dòng thư gửi qua e – mail: “Tôi đi bước nữa với một người đàn ông Đài Loan, con gái riêng còn nhỏ tôi để ở nhà cho ông bà ngoại nuôi. Cuộc sống bên này chưa ổn định, tôi nhớ con lắm nhưng không đủ tiền để mua vé máy bay về Việt Nam”.
Đọc những dòng thư của người phụ nữ này có lẽ bất kỳ ai cũng không khỏi cay cay nơi khóe mắt và nhớ câu à ơi bên cánh võng “Trời mưa bong bóng phập phồng/Mẹ đi lấy chồng con ở với ai?”.
Chị Thu Huyền (24 tuổi, quê Ninh Bình) – chia sẻ, năm 2012 sang Đài Loan dưới dạng du học tự túc nhưng thực chất là đi làm là chính. Bố mẹ thương cô con gái nhỏ không muốn Huyền đi nhưng cô kiên quyết theo đuổi ước mơ đời mình.
Video đang HOT
“Ngày em lên sân bay, mẹ khóc nhiều lắm. Bên này, mỗi đêm đi làm thêm về mệt, em lại ngủ mơ thấy đôi mắt đẫm lệ của mẹ. Đêm nào em cũng mơ được về thăm nhà. Nhưng, lương tháng có 2 vạn Đài tệ nên việc về Việt Nam thăm bố mẹ với em là điều xa xỉ… ” – Huyền tâm sự.
Những hành khách nói trên chỉ là một trong số hàng trăm người đã viết thư về hãng hàng không Vietjet khi hãng này công bố chương trình “chuyến bay chắp cánh yêu thương”.
Vietjet đã mở đường bay từ TP Hồ Chí Minh đi Đài Bắc và ngược lại với giá vé tiết kiệm và tần suất bay dày đặc.
Hãng hàng không này đã chọn ra hơn 100 người (sinh sống và làm việc tại Đài Loan hoặc sinh sống và làm việc tại Việt Nam) tham gia chuyến bay miễn phí. “Đây là tấm lòng của Vietjet, mong muốn mang đến ngày càng nhiều cơ hội bay cho người dân tại đây” – đại diện hãng hàng không cho biết.
Sau hơn 1 tháng khởi động, Vietjet đã chọn được 127 vị khách may mắn cùng tham gia chuyến bay miễn phí “Chắp cánh yêu thương” vào ngày 20/3/2015 từ Đài Bắc về TPHCM.
“Mỗi ngày check mail đọc những tâm sự của hành khách gửi về tham gia chương trình, chúng tôi không khỏi xúc động trước những hoàn cảnh và tâm sự của mỗi người. Đó chắc chắn sẽ là một chuyến bay hết sức cảm động, chuyên chở đầy ắp những câu chuyện tình cảm và những nụ cười hạnh phúc của những hành khách đặc biệt trên chuyến bay đặc biệt này” – chị Ngọc Diệp, nhân viên Dự án “chuyến bay yêu thương” tâm sự.
Được phân công phục vụ trên chuyến bay đặc biệt, tiếp viên trưởng Phượng Khanh bày tỏ “em sợ mình sẽ khóc mất thôi, trước những câu chuyện cảm động của hành khách”.
Trong cuộc sống này, tình yêu có thể hàn gắn tất cả, rút ngắn mọi khoảng cách. Hành trình dành cho hành khách ấy là chuyến bay của tình yêu thương. Một chuyến bay chan chứa yêu thương như thế, ai chẳng muốn bước lên để lan tỏa trong mình một thứ tình cảm mãnh liệt hơn cả tình yêu. Và bạn, bạn có muốn cùng chuyến bay yêu thương trở về với gia đình?
Thúy Nguyễn
Theo Dantri
3 nữ sinh Anh ăn cắp nữ trang bán lấy tiền gia nhập IS
Cảnh sát Anh ngày 10/3 cho biết, 3 nữ sinh tại London vừa sang Syria đầu quân cho nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) đã đánh cắp nữ trang của gia đình, bán lấy tiền để mua vé máy bay. Đến giờ người thân và gia đình của các thiếu nữ này chưa hết bàng hoàng.
Hình ảnh 3 nữ sinh trung học Kadiza Sultana, Amira Abase và Shamima Begum tại một sân bay London do cảnh sát ghi được (Ảnh: AFP)
Danh tính 3 nữ sinh được xác định là Kadiza Sultana, 16 tuổi, Shamima Begum và Amira Abase cùng 15 tuổi. Họ là bạn học tại trường trung học. Tháng trước, cả ba đã bỏ nhà bay sang Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trước khi từ đây gia nhập IS tại Syria.
Đệ trình các bằng chứng trước Ủy ban nội vụ quốc hội Anh, lãnh đạo lực lượng chống khủng bố của cảnh sát Anh Mark Rowley cho biết, ba nữ sinh đến từ London này đã trả cho một đại lý du lịch hơn 1.000 bảng Anh (1.506 USD) để mua vé máy bay.
Và theo ông Rowley, số tiền này "có liên quan tới vụ trộm tại các gia đình này. Chúng tôi tin rằng nó có liên quan tới việc đánh cắp trang sức từ gia đình của một trong những cô gái này".
Dù vậy, các thành viên trong gia đình ba nữ sinh cho biết, họ hẳn đã phải tìm được nguồn tiền nào đó khác, bởi số trang sức bị mất không có giá trị lớn.
"Chúng tôi không bị mất tới 2000 bảng trang sức", chị gái của Shamima khẳng định với ITV News.
"Tôi cảm giác rằng có ai đó ngoài kia đã giúp đỡ chúng về mặt tiền bạc bởi không có cách nào em tôi có đủ tiền mặt để tự lo cho mình", Halima Khanom, chị gái của Kadiza nhận định.
"Tôi thực sự hy vọng cảnh sát giờ đây có thể bắt tay điều tra số tiền đó đến từ đâu bởi nó rõ ràng không xuất phát từ gia đình", Fahmida Aziz, anh của Kadiza nói.
Các nữ sinh trên nằm trong số 26 phụ nữ trẻ người Anh đã gia nhập IS tại Syria, ông Rowley khẳng định. Tuy nhiên theo vị lãnh đạo này thì cơ quan chức năng "không có bằng chứng cho thấy họ có dính líu tới chủ nghĩa khủng bố", và họ có thể trở về quê nhà mà không phải đối diện với các cáo trạng.
Trước đó, cha của Abese, ông Hussen Abase khẳng định với Ủy ban nội vụ quốc hội Anh rằng, ông tin con gái mình là một nạn nhân, và đã "bị làm cho hoảng sợ" bởi sự chú ý của cảnh sát, sau khi một bạn cùng trường khác bay tới Syria hồi tháng 12.
Cảnh sát đã nói chuyện với Sultana, Begum và Abase cũng như 4 cô gái khác cùng học tại ngôi trường ở London, sau khi một bạn học 15 tuổi của họ mất tích hồi tháng 12.
Abase miêu tả con gái mình là người nhút nhát. "Nó là một con bé mà nếu mặt trời đã lặn, nó sẽ gọi điện để tôi đến trường đón. Do đó làm sao nó có thể đi ra nước ngoài gia nhập IS?"
Chị gái của Begum là Sahima thì khẳng định không có dấu hiệu nào cho thấy em mình đã bị cực đoan hóa.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Một năm sau chuyến bay đặc biệt của ngành hàng không Ngày 13/10 năm ngoái, ngành hàng không tổ chức chuyến bay lịch sử mang số hiệu đặc biệt VN103 đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ thủ đô về an táng tại quê mẹ Quảng Bình. Lễ di quan Đại tướng về quê nhà Quảng Bình được thực hiện bằng đường hàng không - sự kiện chưa từng có trong lịch sử các...