Những câu chúc ngày 20/11 vui vẻ, sáng tạo, thầy cô giáo sẽ cười tít
Gửi lời chúc 20/11 hài hước không chỉ là một việc làm ý nghĩa trong ngày Nhà giáo Việt Nam nhằm gửi lời tri ân, cảm ơn sâu sắc mà còn mang lại tiếng cười sảng khoái.
Những lời chúc 20/11 hay và ý nghĩa
1. Nếu hỏi:”Thành công bắt nguồn từ đâu?” Em sẽ trả lời rằng “Là cô – người đã mang đến cho chúng em kiến thức, hành trang bước vào đời”.
2. Là một đứa học trò cá biệt trong lớp, em đã làm cô buồn thật nhiều. Đã có lần em bật khóc khi nhìn vào ánh mắt nặng trĩu của cô. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam em xin kính chúc cô thật nhiều sức khỏe, thật nhiều thành công. Em xin hứa sẽ không quậy phá, trốn tiết để cô phải buồn nữa!
3. Cô giáo ơi sao mà nhanh đến thế, mới ngày nào cô bước vào lớp học tụi chúng em ríu rít như chim non. Giờ chúng em đã khôn lớn rồi, nhưng vẫn nhớ như in ký ức năm nào. Nhân ngày 20/11 em chúc cô mãi mãi trẻ trung và hiền hậu.
Video đang HOT
4. Học sinh như trang giấy trắng, năm tháng qua đi thầy cô viết thêm vào. Lời hay ý đẹp giấy thêm sáng, tri thức mênh mông giấy thêm dày. Cảm ơn thầy cô đã dãi dầu sương gió, viết thêm đầy trang giấy trắng năm xưa.
5. Lại một mùa 20/11 để em có cơ hội gửi đến cô những gì tốt đẹp nhất. Chúc cô luôn trẻ trung vui tươi để mãi là người thầy, người chỉ đường gần gũi nhất với mọi học sinh. Chúc cô luôn mạnh khỏe và luôn được các học sinh yêu quý. Mong cô luôn tự hào và nhớ tới em. Ký tên: Học sinh nguy hiểm và xuất sắc nhất của cô.
6. Chẳng phải cha nhưng con vẫn gọi là thầy, chẳng phải họ những vẫn được gọi là cô. Vì cha là người sinh thành ra con, nhưng thầy là người chèo đò đưa con cập bến.
7. Ở phương xa theo đại ngàn mây gió, con gửi niềm tôn kính đến thầy yêu.
8. Ơn dạy dỗ cao dường hơn núi, nghĩa thầy cô như nước biển khơi, công Cha Mẹ con luôn tạc dạ, ơn thầy cô con mãi ghi lòng. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, con xin kính chúc thầy cô mạnh khỏe, thành công trong sự nghiệp trồng người.
9. Ngày 20/11, em xin được dành những lời chúc, những bó hoa tươi thắm nhất của những của mình, và tất cả những lời chúc đó, đều là dành cho các thầy, các cô, em được như ngày hôm nay đó là kết quả của các thầy các cô mang lại cho em.
10. Thầy ơi! Không phải chỉ có ngày 20/11 con mới nhớ đến thầy. Mà đối với con, ngày nào cũng đều là 20/11. Con kính chúc thầy mãi vui tươi hạnh phúc và hãnh diện bên những học sinh luôn là con ngoan trò giỏi của mình.
11. Xin các thầy, các cô hãy cứ tin rằng, dù là 10 năm, 20 năm… hay bao nhiêu năm trôi qua đi chăng nữa, học trò vẫn luôn nhớ về mái trường thân yêu, nhớ những bàn tay đã dìu dắt trò những bước đi đầu tiên của cuộc sống tự lập.
Sau khi gửi một lời chúc 20/11 hài hước đến thầy cô giáo, bạn có thể thể hiện mình với một bài hát 20/11 tặng thầy cô giáo. Chỉ là những bài hát 20/11 tặng thầy cô giáo đơn giản như Bụi Phấn, Người Thầy … cũng đủ để thầy cô xúc động. Hơn thế bạn còn có cơ hội thể hiện giọng ca của mình giữa tập thể lớp nữa.
Với những bạn học tiếng anh, thì thay vì gửi lời chúc 20 tháng 11 bằng tiếng Việt, bạn hãy gửi những lời chúc 20/11 bằng tiếng Anh tới người thầy, người cô của mình, bộ sưu tập lời chúc 20/11 bằng tiếng Anh sẽ giúp bạn lựa chọn được những lời chúc hay nhất.
Theo info.net
Không chỉ là hạnh phúc của người thầy
Tuần qua, ở khắp các địa phương trên cả nước đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Ảnh minh họa
Đặc biệt là việc tri ân các thầy, cô, những người đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp trồng người. Trên facebook, tràn những hình ảnh các cuộc gặp mặt của những lớp học trò cũ, với sự hiện diện của thầy, cô thân yêu.
Một bạn đồng môn Khoa Văn, Đại học Tổng hợp mấy chục năm trước, nữ PGS.TS về Ngôn ngữ học, còn chia sẻ về cuộc gặp gỡ với những học sinh cũ, nay đã thành đạt được tổ chức trên đất nước Nhật Bản xa xôi đang trong mùa lá đỏ. Hình ảnh được đăng lên cho thấy vẻ mặt rạng rỡ, tràn đầy hạnh phúc yêu thương của cô và trò. Một ai đó đã bình luận: Của để dành!
Ngẫm ra thấy cũng đúng. "Của để dành" là tiêu đề bộ phim về tình mẫu tử của đạo diễn Đỗ Thanh Hải, mà theo đó, con cái được coi như của để dành của cha mẹ. Với nhiều người thầy, người cô đáng kính, những thế hệ học trò họ từng dạy dỗ, đào tạo cũng có thể coi là "của để dành", nhất là khi nhìn dưới góc độ tinh thần. Và cũng không chỉ về tinh thần. Cùng khóa tại Khoa Văn của tôi, có một anh bạn đã khiến mọi người xúc động và mến phục bởi đã đón thầy giáo đang ốm đau về chăm sóc, thuốc men cho tới khi bình phục. Và cũng không ít trường hợp những người học trò tuy chẳng dư giả gì vẫn gom góp, chung sức sửa nhà, chữa bệnh cho thầy, cô gặp hoàn cảnh khó khăn. Mà buồn thay, chuyện những thầy cô mẫu mực, chân chính dành cả cuộc đời cho sự nghiệp trồng người lúc về già lâm vào cảnh khó khăn có vẻ như không hiếm gặp trong hoàn cảnh hiện nay.
Nói những người học trò là của để dành của thầy, cô cũng chẳng sai khi họ mang lại niềm vui, sự an ủi và tình cảm ấm áp cho thầy, cô, nhất là những lúc tuổi đã cao, sức đã yếu... Điều đáng suy nghĩ là chuyện những người "học trò - của để dành" báo đáp công ơn thầy cô gần đây hay thấy ở lớp người tuổi đã cao, thậm chí có người cũng như thầy cô của mình đã được nghỉ hưu theo chế độ. Cũng có người, nếu nối nghiệp thầy trong sự nghiệp trồng người cũng đã đến lúc nhận được sự chăm sóc, thăm hỏi cùng tình cảm từ học trò của họ... Nói cách khác là những việc làm ân nghĩa với thầy cô thời gian gần đây ở những người lớn tuổi có phần nhiều hơn. Lý giải điều này cũng không khó. Có lẽ phải đến một độ tuổi nhất định, với những trải nghiệm của cuộc đời người ta mới thấm thía cái nghĩa, cái tình, nhận thấy công ơn của thầy, cô, những người mà dân gian đã nhắc nhở: Không thầy đố mày làm nên! Mặt khác, đến lúc đó, mỗi người mới có điều kiện cả về thời gian cũng như kinh tế để mà nghĩ tới việc báo hiếu cha mẹ, trả nghĩa thầy cô.
Nhưng cũng có một cách lý giải khác. Nhiều người cho rằng, lớp người hiện đang ở tuổi trong ngoài 60 dành tình cảm sâu nặng với những người đã dạy dỗ mình là bởi họ đã may mắn có được những người thầy thực sự yêu thương, dạy dỗ họ như của để dành, những người thầy ra thầy. Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu có phải những năm gần đây, cái nghĩa thầy trò có phần phai nhạt? Bởi dù không muốn, dù đau lòng chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tế là đó đây, ở mọi cấp học, từ bậc mầm non cho đến các giảng đường đại học vẫn tồn tại những biểu hiện của sự thương mại hóa công việc cao quý mà chúng ta vẫn tôn vinh là sự nghiệp trồng người. Tình trạng lạm thu, dạy thêm học thêm, thậm chí mua bán điểm... không phải hiếm thấy. Một biểu hiện gần đây là việc Bộ GD&ĐT đề xuất đổi học phí thành "giá dịch vụ đào tạo" với quan điểm phải tính đúng, tính đủ mọi chi phí dạy và học. Nếu tính thế thì làm sao đủ cho những công sức của các thầy, cô ở Mường Típ (Kỳ Sơn - Nghệ An), Trung Lý (Mường Lát - Thanh Hóa) cùng nhiều trường miền núi của hai địa phương này dành cả những ngày nghỉ Quốc Khánh để cùng bộ đội, người dân dọn dẹp trường bị bùn vùi lấp, sạt lở, cuốn trôi thiết bị... quyết tâm nỗ lực khắc phục khó khăn để học sinh được đến tường khai giảng đúng kế hoạch. Rồi tính sao cho đủ công sức các thầy cô lội bùn cả một đoạn đường dài, vượt dèo, vượt dốc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng bất cứ lúc nào để cõng gạo vào trường với một suy nghĩ giản dị: Để các em có cái ăn khi trở lại trường?
Quan hệ thầy trò chỉ tốt đẹp, nghĩa tình khi học trò nhận được từ thầy cô những tình cảm và trách nhiệm người thầy một cách vô tư, trong sáng. Như vậy cũng có nghĩa là ở đâu, mối quan hệ đó bị nhuốm màu thương mại hóa, chắc chắn ở đó sẽ không còn những tấm lòng biết ơn của trò với thầy như chúng ta từng chứng kiến và như truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay.
Trở lại câu chuyện về "của để dành". Thật hạnh phúc cho các thầy cô, xưa cũng như nay có được những học sinh biết ghi nhớ và đền đáp công ơn dạy dỗ của họ. Cũng có thể quả quyết rằng, những người học trò, dù ở cương vị nào, bằng cấp ra sao, nếu là người biết nghĩ đến công ơn của thầy, cô, chắc chắn sẽ luôn sống tốt, sống có nghĩa tình, luôn mong muốn làm người tử tế. Và như vậy, việc có những lứa học trò có thể xem là "của để dành" không chỉ là niềm vui, hạnh phúc của những người làm nghề dạy học cao quý, mà đó còn là may mắn của toàn xã hội. Bởi một xã hội chỉ tốt đẹp khi thành viên của nó là những con người tử tế!
Theo kinhtedothi.vn
Phục sát đất với loạt 'siêu phẩm' báo tường đầy sáng tạo chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Đúng là "tuổi trẻ tài cao", nhìn báo tường chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 của các bạn học sinh 10X chắc chắn thế hệ 8X, 9X vừa phục vừa nhớ về một thời đã qua. Chỉ còn vài ngày nữa, người dân trên cả nước sẽ đồng loạt gửi lời chúc đến thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam...