Những căn hộ bé hơn chuồng gà ở khu ổ chuột Hong Kong
Tony, 39 tuổi, sống chung với 21 người khác trong một căn hộ chưa đến 50 m2. Chỗ ở của ông chỉ là một không gian nhỏ bé, với một tấm nệm đơn.
Tivi, đầu video, sách báo, quần áo, bàn ăn và đồ đạc ngổn ngang trong một căn phòng ở Hong Kong. Ảnh: SMCP
Hàng đêm ông phải cố gắng ngủ trong tiếng cãi vã của những người hàng xóm tranh nhau vào phòng tắm, theo SMCP.
“Tôi không muốn về nhà, nhưng vẫn cần một nơi để ngủ”, Tony cho biết.
Ye là một bà mẹ đơn thân sống trong căn hộ 9 m2 ở Cửu Long, nơi tập trung hơn một nửa số căn hộ chia nhỏ của Hong Kong, với bếp và nhà tắm sát nhau.
“Tôi phải cúi xuống khi tắm để bếp và gia vị không bị ướt”, Ye nói.
Con gái 10 tuổi của Ye đang sống cùng người thân, đã sốc khi thấy nơi mẹ mình ở.
“Tôi nhớ con bé nói, ‘Mẹ ơi, sao nơi này lạ vậy? Kể cả chuồng gà sau nhà còn rộng hơn ở đây’”, Ye kể lại. Cô làm nghề chăm sóc trẻ em tàn tật bán thời gian. Tuy bị mù một mắt và mắt còn lại chỉ có 10% thị lực, Ye vẫn rất lạc quan.
“Ít nhất tôi có một mái nhà. Tôi không có gì để phàn nàn, tôi sẽ đón nhận mỗi ngày đang tới”.
Máy giặt đối diện toilet. Bếp nấu và bồn rửa bát sát toilet. Đây là nhà tắm kiêm nhà bếp của Ye. Ảnh: SMCP
Video đang HOT
Trước tình hình giá thuê nhà ngày càng tăng, thời gian chờ đợi nhà ở công cộng trung bình lên tới 4 năm, những cư dân với mức thu nhập thấp buộc phải chấp nhận điều kiện sống như vậy.
Theo Cục Điều tra Dân số và Thống kê Hong Kong, năm 2015 có khoảng 200.000 người sống trong 88.000 căn hộ chia nhỏ. Con số này không bao gồm những người sống bất hợp pháp trong các tòa nhà công nghiệp, mà theo ước tính của Hiệp hội tổ chức Cộng đồng (SoCo) có thể lên đến 10.000 người.
Từ ngày 3/10 đến ngày 9/10, Hiệp hội tổ chức Cộng đồng SoCO sẽ tổ chức triển lãm ảnh và sách về điều kiện sống của người dân tại các khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Trung tâm Văn hóa Hong Kong ở Tiêm Sa Chủy, quận Du Tiêm Vượng ở phía Nam Cửu Long, Hong Kong.
“Mỗi người trong số họ có thể là nhân viên phục vụ trong các nhà hàng mà chúng ta thường lui tới, là tài xế xe buýt đưa chúng ta đến chỗ làm hoặc nhân viên bảo vệ chào đón chúng ta mỗi khi về nhà sau một ngày làm việc”, giám đốc SoCo Ho Hei-wah nói.
“Họ cũng như chúng ta. Họ cũng có nhu cầu về không gian riêng tư và thân mật có thể gọi là nhà”.
Nhiều người sống trong chuồng chim, chia sẻ một căn hộ ở khu nhà ở dành cho người thu nhập thấp tại Hong Kong. Ảnh: SCMP
Thảo Phan
Theo VNE
Khu ổ chuột trong lòng thành phố đắt đỏ nhất Trung Quốc
Khu Quang Phúc Lý với hàng trăm người dân đang sinh sống giống như một ốc đảo đổ nát giữa lòng Thượng Hải, thành phố có mức sinh hoạt cao nhất Trung Quốc.
Căn hộ xung quanh khu Quang Phúc Lý có giá trung bình 78.000 tệ (gần 11.700 USD) một mét vuông. Tính đến tháng 3 năm nay, con số này tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bức tường ngăn cách khu ổ chuột của Quang Phúc Lý với các tòa cao ốc hào nhoáng.
Khu Quang Phúc Lý nằm giữa một trong những khu vực bất động sản đắt nhất thế giới. Nó được xem là giấc mơ của các nhà đầu tư bất động sản nhưng cũng là cơn ác mộng của chính quyền thành phố.
16 năm nay, cơ quan thành phố Thượng Hải đã tìm cách thu hồi khu đất này. Tuy nhiên, hàng trăm người dân vẫn từ chối rời đi do vấn đề bồi thường.
Một bé trai đang đạp xe len lỏi qua các con hẻm nhỏ, hai bên là nhà xiêu vẹo có thể sập xuống bất kỳ lúc nào.
Nhà ởtrong khu này hẹp, ngõ nhỏ chỉ vừa một người đi qua với dòng chữ cảnh báo "Cấm đại tiểu tiện!"
Nhiều thùng xốp trồng rau của người dân được đặt trên đống gạch ngói và rác rưởi.
Một cư dân ở đây cho biết, anh ta sống trong một căn hộ ở tầng 3 do mẹ để lại. Công ty bất động sản từ chối trả cho anh 4,2 triệu nhân dân tệ (khoảng 628 nghìn USD), mức giá trung bình cho một căn hộ ở khu trung tâm.
Ông Đào, một người đang cố trụ lại trong căn nhà hai tầng giữa đống đổ nát, không được nhận tiền bồi thường vì không có giấy tờ sở hữu đất.
Điều này phản ánh những hạn chế trong quá trình cải cách đất đai ở Trung Quốc từ những năm 1980, khi người dân và chính quyền vẫn còn tranh cãi về quyền sở hữu đất.
Đa số các căn nhà đều được in chữ "dỡ bỏ" lên tường nhưng vẫn chưa được giải quyết do mẫu thuẫn giữa người dân và các công ty bất động sản.
Một quầy bán thịt lợn trong khu ổ chuột.
Vợ chồng bà Hứa sống trong túp lều rộng 8 mét vuông, trên mái chằng chịt dây diện.
Người dân ở đây cho biết, các công ty hứa hẹn sẽ chuyển họ tới căn hộ mới ở khu Gia Định, Thượng Hải. Tuy nhiên, khu này cách trung tâm rất xa, không những thế, họ còn phải trả thêm một số tiền nhất định cho nhà mới. Nhiều người thuộc tầng lớp lao động phổ thông không đủ tiền chi trả.
Khương Duy (bên trái) và bạn bè thuê phòng tại đây trong hai năm. Giá thuê mỗi tháng gần 70 USD. Căn phòng vỏn vẹn 6 mét vuông nên họ phải nấu ăn bên ngoài.
Hải Yến
Theo QQ
Trường nổi trong khu ổ chuột trên mặt nước lớn nhất thế giới Trường nổi Makoko được tài trợ xây dựng để cung cấp giáo dục miễn phí cho trẻ em địa phương và được xem là niềm hy vọng cho gần 100.000 người Nigeria sống ở đó. Ngôi trường có hình dạng kim tự tháp, nổi trên mặt nước và có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt của địa phương. Ngôi trường được...