Những ‘cấm kỵ’ khi ăn khoai lang ai cũng nên biết
Khoai lang là thực phẩm rất tốt, nhưng với một số người mắc bệnh sau đây thì nên hạn chế, thậm chí là ‘cấm kỵ’ với món ăn này.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như cam thử, phiên chử. Củ khoai tính bình, ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.
Khoai lang có thể chữa được bệnh vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, hành kinh không dều, di tinh, kiết lỵ. Ngoài ra, ăn khoai lang còn có thể phòng cảm cúm, giảm cân, phòng tránh oxy hóa, chống viêm và phòng nhiều bệnh tật khác cho cơ thể.
Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người, ăn khoai lang lại có thể gây hại cho sức khỏe cơ thể:
Trong khoai lang có nhiều đường, nếu ăn nhiều, đặc biệt là lúc đối sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn cần luộc chín khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc cho ít rượu để hủy chất men.
Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Những người mắc bệnh thận tuyệt dối không nên ăn khoai lang vì trong khoai chứa nhiều chất xơ, kali, vitamin A…, khi thạn yếu chức năng loại bỏ lượng kali dư thừa bị hạn chế, sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Người có hệ tiêu hóa không tốt
Những người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng không nên ăn nhiều khoai lang vì lúc ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.
Người có bệnh về dạ dày
Nếu ăn khoai lang khi đói bụng rất dễ làm kích thích tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày. Đặc biệt, những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, hoặc người có chức năng tiêu hóa yếu, dễ dẫn đến đau bụng, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính nên tránh việc ăn khoai lang để không làm cho tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
Không nên ăn khoai sống
Bởi vì nếu không bị nhiệt phá hủy thì màng tế bào tinh bột của khoai lang sẽ rất khó tiêu hóa trong cơ thể. Đồng thời khi luộc khoai các enzyme trong khoai sẽ bị phân hủy, vì vậy, sau khi ăn sẽ không xuất hiện tình trạng đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
Video đang HOT
Không nên ăn quá nhiều khoai lang
Thứ nhất, dù bạn có thèm khoai lang đến mức nào chăng nữa, cũng chỉ được tự cho phép mình ăn trong giới hạn “dưới ba lạng” khoai lang mà thôi. Bởi khoai lang dễ khiến đường tiêu hóa sản sinh một lượng lớn carbon dioxide (CO2), khi ăn quá nhiều sẽ bị đầy hơi và ợ hơi. Và tốt nhất đừng ăn quá nhiều khi đói và chỉ ăn mỗi khoai lang không, khi đó, dạ dày sẽ dễ dàng kích thích sự bài tiết axit dạ dày, có thể dẫn đến cảm giác khó chịu ở bụng.
Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, ít nhất nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
Đã ăn khoai thì giảm ăn món chính
Khoai lang chứa một lượng carbohydrates tương đương với cơm, vì vậy, nếu bạn đã ăn khoai thì nên giảm lượng cơm ăn vào trong ngày để không bị quá dư thừa tinh bột.
Khi ăn khoai lang, các chất trong khoai sẽ dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi, vì vậy, nếu bạn vẫn ăn cơm bình thường thì chỉ nên ăn thêm khoảng 100-200g khoai lang. Điều này sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nên ăn khoai lang kết hợp với rau quả
Nếu bạn chỉ ăn mỗi khoai lang riêng biệt thì sẽ không đủ sự đa dạng dinh dưỡng. Hàng ngày khi ăn khoai lang, nên cố gắng kết hợp ăn thêm các loại rau xanh và trái cây, thực phẩm thuộc nhóm chất đạm để đảm bảo một bữa ăn đầy đủ chất. Ngoài ra, sự kết hợp giữa khoai lang và thực phẩm khác sẽ giúp cho bạn nhận được nhiều hơn những lợi ích sức khỏe kèm theo.
Ví dụ, khi ăn khoai, có thể ăn thêm món thịt lợn, giúp làm tăng khả năng hấp thụ, có thể thúc đẩy sự hấp thu chất carotenoid tan trong chất béo và vitamin E. Khi ăn khoai với một số món ăn mặn có thể điều chỉnh hương vị, giảm axit dạ dày và loại bỏ sự khó chịu của dạ dày do tích tụ khí.
Theo Tiền phong
14 loại thực phẩm không nên ăn khi đói bụng
Các thực phẩm dưới đây rất có lợi cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không được dùng khi đói để tránh những hậu quả khôn lường
CHUỐI
Trong chuối có chứa rất nhiều magiê và vitamin C tốt cho quá trình trao đổi chất và sức đề kháng cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên sẽ cực kỳ nguy hiểm khi bạn dùng chuối làm thức ăn khi đói, do hàm lượng magiê sẽ tăng đột ngột trong máu, làm mất sự cân bằng của tim mạch, gây tổn hại cho sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng vitamin C cao, nên vitamin C khi được vào cơ thể lúc đói cũng sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày của bạn.
QUẢ HỒNG
Có chứa tương đối nhiều nhựa, tanin. Các chất này gặp phải axit dạ dày trong lúc dạ dày trống rỗng sẽ dễ dàng kết hợp với axit dạ dày tạo thành những cục nhỏ khó hòa tan. Tuy nhiên, những cục này nếu nhỏ có thể được thải ra theo đường phân, nhưng nếu là cục to sẽ đóng thành sỏi, gây buồn nôn, nôn ọe, loét dạ dày thậm chí thủng dạ dày...
KHOAI LANG
Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu, cồn cào.
Đây là loại củ tốt cho đường tiêu hoá, nó cũng chứa nhiều tinh bột nhưng không giống như gạo. Trong khoai lang có chứa nhiều tannin và chất nhựa, nếu đói bụng mà ăn khoai lang sẽ gây ra những tổn thương cho dạ dày. Nếu ăn khi đói, các chất có trong khoai sẽ kích thích nêm mạc gây cảm giác đầy bụng, ợ chua cực khó chịu.
CÁC LOẠI BÁNH NƯỚNG VÀ BÁNH BỘT NHỒI
Thành phần men trong bột của các loại bánh nướng và bánh bột nhồi. Chính chất này sẽ làm kích thích dạ dày, gây triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, khiến bạn mất cảm giác ngon miệng và khó chịu trong người, bụng chướng.
QUẢ LÊ
Trái cây tuy rất tốt cho sức khỏe cũng như hệ tiêu hóa, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng ăn trái cây đặc biệt là lê. Chất xơ thô của lê sẽ làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng nếu ta ăn vào lúc bụng đói dễ dẫn đến các bệnh đường ruột, đau dạ dày.
CỦ TỎI
Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu với cái bụng trống rỗng mà bạn lại ăn nhiều món ăn có chứa tỏi hoặc ăn sống sẽ vô cùng nguy hiểm.
Tỏi sẽ khiến lớp niêm mạc dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng co rút đau bụng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và đường ruột. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.
SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA
Sữa và sữa đậu nành có chứa nhiều đạm, giàu vitamin nhưng nếu bạn dùng nó như một món đồ ăn nhanh chống lại cơn đói thì lại "phản tác dụng".
Khi bụng đói mà ăn sữa chua, tính a xít trong dạ dày sẽ tiết ra tiêu diệt các vi khuẩn a-xit lactic có trong sữa chua. Do đó tác dụng của sữa chua bị giảm đi rất nhiều.
Ăn sữa chua đúng cách là ăn sau bữa ăn từ 1-2 giờ đồng hồ hoặc trước khi đi ngủ. Như vậy sữa chua sẽ phát huy hết tác dụng, giúp cơ thể tiêu hóa tốt thức ăn do dịch dạ dày đã được pha loãng, tính a-xít kiềm trong dạ dày làm cho các vi khuẩn a-xít lactic tăng trưởng thích hợp nhất.
THỰC PHẨM LẠNH
Với cái bụng đói mà bạn chọn ăn hoặc uống các thực phẩm lạnh là điều tối kỵ vì khi bạn ăn hoặc uống chúng có thể làm dạ dày bạn co thắt lại.
Nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống thực phẩm lạnh khi bụng rỗng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của bạn và phát tác các bệnh như viêm loét dạ dày...
CAM, QUÝT
Cam, quýt là loại hoa quả được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt mát. Thành phần chủ yếu của quýt là vitamin, đường và các axit hữu cơ tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn những loại quả này lúc đói bụng sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày bởi trong hai loại quả này có chứa rất nhiều axit hữu cơ, axit, acid citric, acid... ăn khi đói sẽ làm tăng axit, dẫn đến tổn thương cho dạ dày. Nếu bạn cứ giữ thói quen đó không sớm thì muộn sẽ gây ra căn bệnh đau dạ dày.
CÀ CHUA
Cà chua thường dùng để làm salad hay làm nguyên liệu tạo màu khi chế biến món ăn, tuy nhiên vẫn có người ăn sống hay dùng quả để ép lấy nước uống. Trong cà chua chứa nhiều thành phần như pecine, apocrustic và khi đói khì cơ thể chúng ta không thể chuyển hoá các chất này.
Nếu vào dạ này mà chúng tiếp xúc với axit và dịch tiêu hoá sẽ gây kết tủa, tạo cảm giác đầy bụng và khó tiêu lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh liên quan về dạ dày.
ĐƯỜNG VÀ THỨC ĂN CHỨA NHIỀU ĐƯỜNG
Đường là một loại thực phẩm rất hay dùng hàng ngày để giải khát, chế biến món ăn... Tỏi rất tốt cho tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ thức ăn. Nhưng khi bụng đang đói cồn cào mà lại sử dụng đường hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo bánh, hoa quả ngọt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ. Vì lúc đó lượng đường trong máu tăng cao đột ngột dễ gây ra các chiệu trứng có hại cho sức khoẻ của bạn.
DƯA CHUỘT VÀ CÁC LOẠI RAU TƯƠI KHÁC
Dưa chuột và rau tươi thường rất tốt cho cơ thể, ăn nhiều sẽ không sao, thậm chí còn giúp thức ăn tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, lúc bụng rỗng và lúc sáng sớm thì hoàn toàn không nên ăn vì chất axit animo trong rau tươi, dưa leo sẽ gây nên chứng ợ nóng, đầy hơi và đau bụng khiến cho bạn mệt mỏi và khó chịu trong người.
TRÀ XANH
Trà xanh có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của bạn như khả năng phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, nhưng sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa cho dạ dày của bạn, dễ dẫn đến hiện tượng chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi nếu bạn uống lúc đói.
Với những lưu ý và khuyển cáo về ăn uống khi đói bụng trên đây mong rằng các bạn sẽ lựa chọn cho mình một chế độ ăn khoa học và hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng từ món ăn. giúp cơ thể phát triển khoẻ mạnh.
Theo www.phunutoday.vn
Quả hồng và những đại kỵ gây ra hậu quả khôn lường Quả hồng không thể ăn cùng một số thực phẩm như thịt ngỗng, trứng, canh cua hay khoai lang... hay ăn lúc đói. Ăn lúc đói Ăn hồng lúc đói có thể gây ra sỏi thận do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin. Khi dạ dày không có thức ăn, quả hồng sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ...