Những cái tên gây thất vọng nhất làng LMHT năm 2020
Một năm nhiều biến động của LMHT thế giới sắp khép lại, và sau đây hãy cùng điểm qua những cái tên gây thất vọng nhất mùa giải 2020.
T1
Năm 2020 là một cột mốc thành công đối với cá nhân Faker trên phương diện phủ sóng thương hiệu, nhưng trái ngược với Quỷ Vương, tổ chức chủ quản của anh – T1 , lại trải qua chuỗi thời gian có thể nói là thảm họa bậc nhất lịch sử.
Lần thứ 3 kể từ khi thành lập với tiền thân là SKT T1, T1 không giành được tấm vé tham dự CKTG. Nhưng dẫu sao, xét riêng về mặt thành tích thì năm 2020 đối với T1 cũng chưa đến nỗi “thê lương” như mùa giải 2018. Đáng buồn thay, sự thất vọng mà T1 mang lại cho người hâm mộ lại đến từ những câu chuyện hậu trường.
Tin đồn về việc HLV Kim có xích mích với Faker và Teddy – Điều chưa từng xảy ra đối với các đời HLV trước, thực sự đã khiến nhiều người nghĩ rằng bộ máy vận hành của T1 đang gặp vấn đề.
Chưa khi nào, làn sóng phản đối T1 lại bùng nổ dữ dội như trong năm qua. Sau khi quyền quản lý đội tuyển được chuyển từ tập đoàn mẹ SK Telecom sang đối tác đến từ Bắc Mỹ, đội tuyển này liên tục bị chỉ trích khi bắt các tuyển thủ tham gia quá nhiều dự án quảng cáo – Thứ được cho là nguyên nhân dẫn đến sự tụt dốc thêm thảm của T1 ở giai đoạn mùa Hè.
Thêm vào đó, vụ lùm xùm với BLV LS càng như thêm dầu vào lửa, khi T1 thậm chí đã không có bất kỳ động thái nào để bảo vệ người mà họ từng liên hệ để ký hợp đồng làm việc. Admin kênh Discord của T1 thậm chí còn bị tố dung túng cho hành vi lăng mạ, chửi bới LS khi xuất hiện tin đồn anh này được liên hệ để trở thành HLV của đội.
Sau đó, dù mọi chuyện đã được giải quyết, LS cũng chính thức gia nhập đội tuyển với vị trí content creator, nhưng niềm tin mà T1 đã đánh mất nơi người hâm mộ thì chẳng thể nào vãn hồi. Một số tin đồn cho rằng Tập đoàn SK Telecom hiện đã đòi lại quyền quản lý trực tiếp đối với tổ chức T1, thay vì tiếp tục đặt niềm tin vào đối tác của họ.
Video đang HOT
Nếu như ở T1, chí ít thì người ta vẫn còn cảm nhận được đôi chút tín hiệu tích cực đến từ các tuyển thủ, thì với Team SoloMid , mọi thứ chỉ xoay quanh hai chữ: thất vọng.
Chức vô địch LCS Mùa Hè 2020 đánh dấu sự trở lại của ông vua Bắc Mỹ sau nhiều mùa giải thất thế, nhưng hóa ra, đó lại là khởi nguồn của một thảm họa. Với tư cách Hạt giống số 1 LCS, Team SoloMid muối mặt rời CKTG 2020 ngay sau vòng bảng với hiệu số 0-6.
Họ trở thành hạt giống số 1 đầu tiên trong lịch sử không thể có nổi 1 trận thắng tại CKTG. Công bằng mà nói, TSM cũng chẳng đáng phải hứng chịu gạch đá nhiều đến thế, bởi họ phải đối mặt với 3 đội tuyển rất mạnh thuộc các khu vực khác là Gen.G Esports, Fnatic và LGD Gaming.
Nhưng khi mà việc các đội tuyển LCS từ lâu đã trở thành “vật lót đường” tại CKTG, thì thất bại thảm hại của TSM càng như vết dao cứa sâu vào nỗi đau của người hâm mộ LMHT Bắc Mỹ. Và kết quả là đội tuyển này cũng được phong tặng luôn danh hiệu: “Nhà vô địch tệ nhất lịch sử”.
Thậm chí, ngay cả khi mang về bom tấn SwordArt và biến cựu Đội trưởng Suning thành tuyển thủ hưởng lương cao nhất LCS, TSM cũng bị mang ra châm biếm vì… thừa tiền, khi chiêu mộ một ngôi sao đã qua thời kỳ đỉnh cao và không hề giấu giếm ý định sang Bắc Mỹ… dưỡng già, với cái giá cao ngất ngưởng.
GAM Esports
Cựu HLV Tinikun đã từng chia sẻ rằng, dù mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng đã là GAM, thì luôn luôn chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là vô địch. Đội tuyển giàu truyền thống nhất của VCS đã duy trì vị thế của một ông lớn số 1 khu vực trong gần 4 năm qua, và vì vậy, việc trắng tay ở mùa giải 2020 có thể coi là một thất bại vô cùng đau đớn.
Nỗi đau này còn chạm đáy khi GAM Esports để vuột mất chức vô địch VCS Mùa Xuân lẫn Mùa Hè với cùng một kịch bản: Thua sát nút 2-3 trước Team Flash trong trận Chung kết, dù vẫn sở hữu hàng loạt siêu sao như Levi, Dia1, Kiaya, Zeros hay Palette…
Không chỉ thất bại trên khía cạnh danh hiệu, GAM còn liên tục vướng vào hàng loạt vụ lùm xùm, mà vụ nào vụ nấy đều “to chà bá”. Điển hình như việc các cựu tuyển thủ như Zeros, Slay, HLV Tinikun, HLV Yuna… bằng một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, đều lên tiếng tố cáo đội tuyển này nợ số tiền lương thưởng lên tới hàng trăm triệu VNĐ.
Câu chuyện “tố nợ lương” không có hồi kết đã biến GAM trở thành một hình mẫu phản diện trong mắt người hâm mộ LMHT Việt Nam. Dù rốt cuộc thì ai đúng, ai sai vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp, nhưng việc hứng chịu những đả kích và thất bại từ mặt trận truyền thông cho đến Đấu Trường Công Lý có thể xem như là minh chứng cho “một năm buồn” của cựu vương VCS.
LMHT: Những kết quả đáng thất vọng nhất của các 'ông lớn' tại các kỳ CKTG gần đây
Ngay cả những đội tuyển hàng đầu đôi khi cũng phải hứng chịu những thất bại đầy cay đắng và đáng thất vọng tại các kỳ CKTG.
Tại các kỳ CKTG, nhiều đội tuyển mang trong mình sự kỳ vọng cực lớn của khu vực mà họ đại diện, tuy nhiên phong độ thi đấu không phải lúc nào cũng lớn như kỳ vọng cho nên nhiều đội tuyển làm fan thất vọng vô cùng. Sau đây là một số điều làm fan thất vọng nhất tại CKTG những năm gần đây:
Team SoloMid (TSM) với kết quả 0-6 tại vòng bảng CKTG 2020
Pha "ru ngủ cả 9 người chơi" rồi bấm Đồng Hồ Cát của TSM Spica
Trong vài năm gần đây thì Team SoloMid đã vắng mặt tại CKTG vì có phong độ thi đấu rất thấp, mãi cho đến năm nay Doublelift mới trở lại và đưa đội tuyển này lên ngôi vô địch Bắc Mỹ cũng như giành 1 vé tới CKTG 2020. Fan Bắc Mỹ đã hi vọng đây sẽ là lần "trở lại và lợi hại gấp ngàn lần" của Team SoloMid, tuy nhiên kết quả như "một cú vả" thẳng mặt fan của khu vực này. Bởi những lần trước có thất vọng đến mấy thì đội tuyển này cũng chưa từng thua đậm như vậy tại CKTG.
SK Telecom T1 (SKT) thua G2 Esports tại bán kết CKTG 2019
Năm 2019, đội hình của SKT ngoại trừ tân binh Effort thì toàn bộ các thành viên còn lại đều là ngôi sao tại LCK. Thậm chí phong độ của SKT cũng không hề thấp vì vừa mới lên ngôi vô địch LCK Mùa Hè 2019, "thần rừng" Clid còn có tới 3 MVP tại CKTG. Đội hình này được fan hâm mộ hi vọng sẽ xây dựng lại "đế chế của SKT" huy hoàng năm nào. Dẫu vậy, SKT vẫn để thua 3-1 trước hạt giống số 1 châu Âu là G2 Esports.
Fnatic (FNC) thua trắng tại trận chung kết CKTG 2018
CKTG 2018, nhiều người cho rằng việc FNC trở lại trận chung kết của CKTG sau gần 10 năm vắng mặt là một điều rất đáng tự hào. Thậm chí hành trình của họ còn áp đảo hoàn toàn các đội tuyển khác với kết quả cách biệt. Vậy nên Fnatic được kỳ vọng sẽ lên ngôi vô địch năm 2018 hay chí ít là cũng cống hiến một trận chung kết mãn nhãn cho người xem. Nhưng đi ngược lại với kỳ vọng đó, FNC thua trắng 3-0 tại chung kết trước Invictus Gaming (IG), mà trận nào cũng là sự hủy diệt của IG đối với FNC.
Điều làm fan thất vọng nhất là FNC đã thua trắng trước "bại tướng" của mình, vì tại vòng bảng 2018 thì FNC đã đánh bại IG với tỉ số 2-1 (lượt đi, lượt về và tie-breaker) để chiếm lấy vị trí top 1 bảng D.
Royal Never Give Up (RNG) tại tứ kết CKTG 2018
Cũng tại năm 2018, RNG đã có một kết quả thi đấu đáng quên tại đấu trường quốc tế. Bởi vào năm 2018, RNG được kỳ vọng là sẽ làm "một cú ăn 4 hoàn hảo" - vô địch mọi giải đấu mà họ tham dự từ LPL Mùa Xuân, MSI 2018, LPL Mùa Hè và cuối cùng là CKTG 2018. Thậm chí trong ngày bốc thăm các cặp đấu tại tứ kết, RNG còn cười cợt khi thấy đối thủ của mình là G2 Esports.
RNG coi thường đối thủ để rồi nhận lấy cái kết cay đắng
Nhiều fan Trung Quốc còn mỉa mai G2 Esports được vào tứ kết là do bảng của "rạp xiếc" này không có đại diện LPL. Nhưng kết quả, RNG đã bị G2 Esports đánh bại với tỉ số 3-2.
Có thể thấy trong danh sách trên có đầy đủ đại diện của các khu vực lớn trong LMHT, bởi họ đều là "ông lớn tại những khu vực lớn" cho nên fan hâm mộ mới kỳ vọng nhất để rồi nhận lấy sự thất vọng lớn nhất.
LMHT: Những đội tuyển gây thất vọng nhất cho fan hâm mộ trong giai đoạn mùa hè 2020 Bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, những đội tuyển này đều có một mùa hè rất tăm tối. Trong LMHT thì nhiều người cho rằng mùa giải mùa hè có phần quan trọng hơn mùa xuân vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới việc tranh đoạt tấm vé tới với giải đấu danh giá là CKTG. Vì vậy nên việc...