Những cái Nhất của phụ nữ Việt Nam
Hướng tới kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, hãy cùng chúng tôi nhìn lại những cái Nhất của phụ nữ dân tộc mình để tự hào và trân trọng.
Một độc giả của báo điện tử Dân trí đã sưu tầm được những cái Nhất rất đáng tự hào và trân trọng về phụ nữ Việt Nam. Trang Văn hóa xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bài viết cộng tác, những đóng góp, góp ý của độc giả với trang Văn hóa trong suốt thời gian qua. Dưới đây chúng tôi xin đăng lại bài viết “Những cái Nhất của phụ nữ Việt Nam” nhân hướng tới ngày 20/10- ngày kỷ niệm 83 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập. Để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm là ngày truyền thống của tổ chức đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
***
Người phụ nữ đầu tiên làm vua ở Việt Nam là: Bà Trưng Trắc, bà là con gái một lạc tướng ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Năm 40 của thế kỷ thứ nhất, bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo nhân dân chống lại sự xâm lược của nhà Hán, thu giang sơn về một mối. Bà xưng vương và giữ ngôi trong 3 năm. Trong lịch sử, bà Trưng Trắc vẫn được gọi là “Vua bà”.
Nữ tướng duy nhất ở Việt Nam thế kỷ 20 là: Bà Nguyễn Thị Định, sinh năm 1920, tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre. Năm 1974, bà là Thiếu tướng, Phó Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang giải phóng Nam Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, bà là nữ Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước (nay là Phó chủ tịch nước) đầu tiên của Việt Nam và là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Thiếu tướng Nguyễn Thị Định
Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam: Anh hùng Nguyễn Thị Chiên. Anh hùng Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công và năm 1952 được phong là nữ Anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất là: Chị Võ Thị Sáu (1933 – 1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.
Video đang HOT
Anh hùng Liệt sỹ Võ Thị Sáu. Tên tuổi của chị sáng mãi trong lịch sử dân tộc cùng những câu thơ “Giặc mang ra bãi bắn, vẫn ung dung mỉm cười, đầu ngẩng cao bất khuất…”
Người phụ nữ vác đạn nặng nhất trong chiến tranh Việt Nam là: Anh hùng Ngô Thị Tuyển. Anh hùng Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại Nam Ngạn, Hàm Rồng, Thanh Hóa. Chị là nữ dân quân mưu trí, dũng cảm. Ngày 4 – 4- 1965, chị đã vác 2 hòm đạn nặng 98kg vượt qua bờ đê chuyển ra sông phục vụ chiến đấu tại Hàm Rồng Thanh Hóa.
Bí thư thành ủy trẻ tuổi nhất Việt Nam là: Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, chị sinh năm 1910 tại Vinh, năm 16 tuổi thoát ly gia đình hoạt động cách mạng. Năm 30 tuổi trở thành Ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ lớn. Năm 31 tuổi bị Thực dân Pháp bắt tra tấn và đã anh dũng hy sinh.
Anh hùng Liệt sỹ Nguyễn Thị Minh Khai
Người phụ nữ biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm cổ nhất Việt Nam là: Bà Trịnh Thị Ngọc Trúc, bà đã biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm “ Ngọc âm chí Nam giải nghĩa” ở thế kỷ 16.
Người phụ nữ sáng tác nhiều thơ bằng chữ Nôm nhất Việt Nam là:Nữ thi sỹ Hồ Xuân Hương, bà sinh ra ở thế kỷ thứ 18, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đầu tiên là: Bà Lê Thị Xuyến, bà sinh năm 1909 tại Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam, là chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam từ năm 1946-1956.
Người phụ nữ làm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lâu nhất là: Bà Nguyễn Thị Thập, sinh năm 1908 tại Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang. Có 18 năm là Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1956-1974). Bà cũng là nữ đại biểu Quốc hội nhiều khóa nhất (khóa I đến khóa VI) 36 năm làm đại biểu quốc hội, nữ Phó chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam.
Người phụ nữ có nụ cười nổi tiếng nhất Việt Nam là: Chị Võ Thị Thắng, chị sinh năm 1945 tại Tiền Bửu, Bến Lức, Long An. Năm 1968 bị giặc bắt, tuyên án 20 năm tù khổ sai. Trước bản án chị tươi cười và nói: “Tôi sợ chính quyền các ông không đủ thời gian tồn tại để thi hành án của tôi”. Thực tế đã chứng minh lời nói của chị. Năm 1973, hiệp định hòa bình về Việt Nam được ký kết tại Paris, chị được trao trả tự do. Và là Tổng cục trưởng Tổng cục Du Lịch Việt Nam.
Chị Võ Thị Thắng và “Nụ cười chiến thắng” lịch sử. Một nụ cười dịu dàng có thể làm rung chuyển cả chế độ cầm quyền của quân xâm lược.
Người nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên Việt Nam là: Bà Nguyễn Thị Bình. Sinh năm 1927 tại xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Bộ trưởng Bộ ngoại giao chính phủ lâm thời tại Hội nghị Paris năm 1973.
Bà mẹ anh hùng chịu đựng nỗi đau lớn nhất trong lịch sử: Mẹ Nguyễn Thị Thứ. Sinh năm 1904, tại xã Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam. Mẹ có 10 người con (9 con trai, 1 con rể) và hai cháu nội hy sinh trong chiến tranh.
Người phụ nữ Việt nam đầu tiên được tặng danh hiệu Viện sỹ thông tấn của Hàn Lâm Viện văn chương khoa học và nghệ thuật toàn châu Âu là: Bà Điềm Phùng Thị, sinh năm 1920 tại Huế. Bà có 36 tượng đài và nhiều tác phẩm điêu khắc. Năm 1993 bà được phong danh hiệu: “Nữ Viện sỹ thông tấn của Hàn lâm Viện Văn chương khoa học và nghệ thuật toàn châu Âu”.
Lê Xuân Nhương sưu tầm
(Khối 2, Thị trấn Yên Thành – Nghệ An)
Người Pháp trong hàng ngũ Việt Minh viết sách về Tướng Giáp
Cuốn "Võ Nguyên Giáp" (nguyên bản tiếng Pháp là "Giap") là một phần trong luận án tiến sĩ của Georges Boudarel, một người Pháp nhưng lại đứng trong hàng ngũ của đạo quân do Tướng Giáp làm Tổng tư lệnh.
Ngoài những chi tiết nói về chiến tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cuốn sách còn có những chi tiết thú vị giúp người đọc biết về năm sinh của Đại tướng, những đoạn nói rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp có ý định mua chuộc cậu học sinh trung học Võ Nguyên Giáp, nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có những hiểu lầm về vị Đại tướng huyền thoại đã được tác giả làm rõ và tìm ra sự thật bằng những tài liệu phong phú và xác thực.
Bìa cuốn sách "Võ Nguyễn Giáp"
"Đến nay, đã có nhiều cuốn sách của người nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những nhân vật nổi bật hàng đầu của lịch sử hiện đại Việt Nam mà tên tuổi gắn liền với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, hai cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc lớn bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là tên tuổi gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Nhưng tác giả của cuốn sách này lại là một người đặc biệt," Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhận xét.
Georges Boudarel sinh ra và lớn lên ở Saint-Estienne, Loire (Pháp) nhưng lại đứng trong hàng ngũ của những người chiến đấu chống lại nước Pháp thực dân, cụ thể hơn là đứng trong quân ngũ của đạo quân do Tướng Giáp làm Tổng tư lệnh. Ông đến Việt Nam với tư cách là một cử nhân triết học để dạy môn lịch sử trong một trường trung học ở Sài Gòn.
Nhà nghiên cứu Pháp Georges Boudarel (21/12/1926 - 26/12/2004)
Khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ (tháng 12 năm 1946), G. Boudarel, một thành viên đã tham gia nhóm Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, đã lựa chọn con đường vào chiến khu của những người Việt Nam kháng chiến để chống lại những tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Ông tham gia cuộc kháng chiến không bằng vũ khí sát thương mà bằng sự thức tỉnh đạo quân viễn chinh hãy chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa mà họ đang tham dự. Ông tham gia vào công tác binh vận bằng ngòi bút và những kiến thức về triết học và lịch sử của mình.
Năm 1964, ông trở về Pháp, bảo vệ luận án tiến sĩ sử học về đề tài Việt Nam, sau đó làm giáo sư trường Đại học Paris VII, giảng dạy về lịch sử hiện đại Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu và bài báo viết về Việt Nam có giá trị, là dịch giả đã giới thiệu nhiều tác phẩm Việt Nam ra tiếng Pháp, như "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, "Dế mèn phiêu lưu ký" của Tô Hoài, "Đại thắng mùa xuân" của Văn Tiến Dũng...
Cuốn "Võ Nguyên Giáp", được viết năm 1977, là một phần trong luận án tiến sĩ của ông. Ông sử dụng tiếng Việt thành thạo, tham khảo nhiều tư liệu chính thống của Việt Nam, kết hợp với nhiều nguồn sách báo nước ngoài nên trong cuốn sách của ông có nhiều tài liệu và nhiều quan điểm, đánh giá mới mẻ.
"Trong quan niệm của G. Boudarel, Võ Nguyên Giáp là sự kế thừa có chọn lựa những tư tưởng quân sự của các nhà cách mạng hiện đại như Lênin và Mao Trạch Đông cũng như các nhà chiến lược quân sự kinh điển như Clausewitz và Tôn Tử mặc dù khi trai trẻ, nhà giáo dạy lịch sử trẻ tuổi lại rất say mê Napoléon. Nhưng trên hết, Võ Nguyên Giáp là sự vận dụng trung thành với tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng là của Đảng về Chiến tranh nhân dân Việt Nam mà cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là một thành công. Do đó, khi G. Boudarel viết cuốn GIÁP như tiểu sử của một nhà quân sự lớn, bên cạnh những phân tích khoa học, tác giả còn gửi gắm vào đó nhiều tâm đắc đối với lịch sử Việt Nam hiện đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những hiện thân tiêu biểu, cái lịch sử mà chính tác giả cuốn sách từng là "người trong cuộc"," ông Dương Trung Quốc nhận định.
Thảo Nguyên (tổng hợp)
Theo Dantri
Lao xe máy vào cột báo hiệu giao thông, nam thanh niên tử vong Điều khiển xe máy lưu thông trên đường với tốc độ cao, nam thanh niên đột ngột bị mất lái, lao thẳng vào biển báo giao thông bên đường gây tử vong. Chiếc xe của nạn nhân bị hư hỏng khá nặng sau cú đâm mạnh Vụ tai nạn thương tâm xảy ra vào khoảng 13h ngày 6-10, tại trước số nhà 60...