Những cái chết lãng xẹt bậc nhất trong thế giới trò chơi điện tử
Không phải cái chết nào cũng vĩ đại như bạn nghĩ đâu, còn có vô số lý do khiến cho game thủ tức anh ách cho đến khi biết nguyên nhân.
1. Tomb Raider
Lara Croft là một trong những “nữ cường” nổi tiếng của thế giới game. Cô gần như có thể làm dược tất cả mọi thứ, từ truy tìm kho báu, đánh bại kẻ thù cho đến vượt qua những thử thách vĩ đại nhất. Thế nhưng, điều khiến cho Lara không làm được lại là một chuyện dễ dàng vô cùng – nhảy đáp đất đúng chỗ.
Thật vậy, Lara Croft trong Tomb Raider có thể mất mạng rất dễ dàng nếu như game thủ không cẩn thận trong lúc nhảy. Của đáng tội, nhiều khi không phải game thủ cố tình muốn nhảy hụt, mà là do họ không tính toán kỹ lưỡng được điểm rơi mà thôi. Dù vậy, nó cũng trở thành trò hài hước khiến các game thủ hay đùa cợt với nhau về khả năng của Lara.
2. The Sims
The Sims là tựa game quản lý thuộc vào hàng hay nhất trong lịch sử làng game từ trước tới nay. Trong game, bạn có thể kiến tạo gần như tất cả mọi thứ để cho các nhân vật có thể sinh sống, tương tác và xây dựng lên một gia đình hay cộng đồng với nhau. Nhưng đó là khi mọi thứ tốt đẹp thôi, còn khi mọi thứ dở ẹc thì lại là chuyện khác.
Video đang HOT
Thật vậy, thứ khiến cho bạn trở thành kẻ ác chính là việc… xây nhà lung tung. Tưởng chừng đơn giản, thế nhưng rất dễ để cho các nhân vật trong The Sims tử ẹo nếu như bạn cố tình làm những trò như… rút thang để không cho người dưới hồ bơi trèo lên, hoặc là đặt pháo hoa cạnh những thứ dễ gây cháy nổ. Đến lúc này thì bạn không khác gì một kẻ phản diện.
3. South Park: The Fractured But Whole
South Park là một tựa game thiên về cốt truyện khá nhiều, khi các đoạn hội thoại mang đậm chất dí dỏm và “nhiều muối”. Thế nên, các NPC trong game cũng được xây dựng một cách cẩn thận để đem tới sự thú vị và mới mẻ cho người chơi. Dù vậy, người chơi cũng phải cẩn thận nếu như không muốn bị nhận được sự trừng phạt từ các NPC
Trong South Park: The Fractured But Whole, có một NPC đặc biệt dựa trên nam diễn viên nổi tiếng Morgan Freeman – người hay đống vai chúa trong các bộ phim. Nếu như bạn cà khịa các nhân vật thường? Không sao đâu. Thế nhưng, một khi bạn trêu phải chúa thì lại là chuyện khác. Ông cụ này sẽ cho bạn biết thế nào gọi là “tới công chuyện”.
QTE, hay còn được biết đến với cái tên Quick Time Event, là một trong những tính năng rất hay của trò chơi điện tử. Người chơi không nhất thiết cần phải spam các nút một cách tùm lum để diệt trùm, mà thay vào đó chỉ cần tuân theo chỉ dẫn được đưa ra trên màn hình trong khoảng thời gian nhất định là sẽ hoàn thành được màn chơi.
Dù vậy, không phải màn chơi QTE nào cũng được thiết kế tốt, chẳng hạn như màn đối đầu với Krauser trong Resident Evil 4. Người chơi sẽ bị giật mình bởi QTE xuất hiện chẳng theo một quy tắc nào, khiến bạn hoàn toàn có thể bị hạ theo cách vô cùng không can tâm. Thế nên, nếu muốn qua bàn thì người chơi cần phải rất chăm chú vào màn hình, bởi vì chỉ cần sơ sẩy thôi là Krauser sẽ làm thịt bạn.
Những cơ chế kỳ quặc khiến game thủ phát ngán trò chơi điện tử (P.1)
Chơi game thì ai cũng mê, nhưng bị hành xác quá đáng thì chẳng còn ai mê nổi được nữa.
1. Game thế giới mở cứ lặp đi lặp lại
Game thế giới mở đem đến rất nhiều sự thú vị cho người chơi khi được khám phá thỏa thích, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải dành quá nhiều thời gian cho việc thu thập nguyên liệu, rồi sau đó là chế tác là cả một công đoạn dài dòng và tốn thời gian.
Rất rất nhiều tựa game nổi tiếng hiện nay đang đi theo công thức này khiến người chơi phát ngán, chúng ta có thể kể đến Tomb Raider, God of War hay Far Cry. Ban đầu, những tựa game này vốn là game giải đố hay thậm chí là FPS, nhưng giờ đây tất cả là thế giới mở. Có lẽ, các nhà phát triển nên tìm ra hướng đi mới thì hơn.
2. Trùm cuối có quá nhiều máu
Trùm cuối có nhiều HP hơn bình thường là chuyện quá rõ ràng, nhưng nhiều quá thì lại khó chịu và phiền phức. Không ai rảnh mà cứ liên tục đánh trùm suốt cả tiếng đồng hồ và cứ phải làm đi làm lại các kỹ năng buff tấn công, phòng thủ, hồi máu, giảm hiệu ứng rồi lại đánh chay tiếp cả. Chơi game là để người chơi được thử thách và giải đố, chứ không phải để hành bản thân đến vậy.
3. Không tua được cutscene
Cutscene là thứ để người xem hiểu cốt truyện rõ hơn, và cũng là thứ để nhà sản xuất thể hiện chất điện ảnh trong tựa game của mình. Game thủ không ngại xem những cảnh phim này, nhưng rất nhiều lần nó không được đặt không hợp lý và quan trọng hơn cả là nó... không tua được. Thử nghĩ mà xem, chúng ta đang sẵn sàng đánh boss mà bị bắt phải xem cảnh phim 10 phút xem có cụt hứng không?
4. Không có hướng dẫn mục tiêu tiếp theo
Ở những quest phụ, game không hướng dẫn người chơi thì thôi đành, chấp nhận. Thế nhưng, đến cả quest chính mà cũng lủng củng thì nên xem lại vấn đề. Lúc nào người chơi cũng phải đi tìm từng manh mối, nói chuyện với từng NPC để tìm đầu mối tiếp theo thì thực sự là hành xác. Thậm chí, có một số tựa game còn ghi lại cả từng hành động của người chơi, để cho họ càng lúc càng mù mờ trong việc tìm ra manh mối trước đó.
5. Độ khó kỳ quặc và không cân bằng
Một tựa game có sự cân bằng đúng sẽ có sự cân bằng hiệu quả để người chơi vừa có thể tập luyện, vừa có thể trau dồi đủ kỹ năng rồi mới tới phần đánh trùm. Nếu game thủ bị vứt vào phần đánh trùm quá sớm, rất có thể họ bị "gãy" trong giai đoạn cuối khi game bắt đầu trở nên quá khó để thử thách người chơi. Điều này đòi hỏi người làm game cần phải có hiểu biết tốt trong việc lập trình và xây dựng kế hoạch, và dường như điều này khá là khó với các nhà phát triển, bởi đã có rất nhiều lần họ thử thách người chơi ở mức quá đà.
Top 10 lời đồn "huyền thoại" dù hư cấu nhưng nhiều game thủ vẫn tin sái cổ Những cú lừa cực mạnh nhưng anh em nào cũng ít nhất một lần dính trap... Khi bắt đầu bước chân vào thế giới game, hẳn anh em nào cũng muốn vọc vạch mọi bí mật, tìm hết những ẩn khuất mà các nhà phát triển gửi gắm vào trong trò chơi của mình. Đôi khi anh em sẽ tìm được các căn...