Những cái chết kỳ lạ và ngôi mộ khổng lồ gây chấn động một thời ở Hải Dương (kỳ cuối)
Những cái chết trẻ bí hiểm của những người xâm phạm mồ mả đã gây hoang mang trong dư luận.
Kỳ 6 (kỳ cuối): Kỳ quan mộ gỗ hình cũi trong lòng đất
Năm 1981, sau khi phá hàng loạt gò đống, HTX Gia Lương (Gia Lộc, Hải Dương) tiếp tục phá Đống Lốc để làm gạch. Cũng như những gò đống khác, lại phát hiện ra “kho gỗ”.
Theo ông Nguyễn Gia Hoàn, Chủ tịch UBND xã Gia Lương, thời gian đó, ở Gia Lương liên tục diễn ra hiện tượng chết trẻ, bệnh tật, đau ốm. Những người gặp nạn đều liên quan đến việc phá gò đống, lấy gỗ. Có những người đã chết một cách bí hiểm ngay sau đó, đều chưa đến 50 tuổi, như ông Toái – người lấy gỗ đem bán, ông Khánh thợ mộc, xẻ gỗ làm tủ, giường, bàn ghế, rồi ông Đỗng – người dùng gỗ đốt gạch, đun bếp… Do đó, lần này, lãnh đạo xã đã không trục gỗ bừa bãi về dùng, mà báo cáo lãnh đạo tỉnh Hải Hưng.
Ông Phạm Thanh Hải, khi đó là người giám sát, chấm công của HTX Gia Lương nhớ lại: “Sau khi tỉnh cử nhà khảo cổ về xem đống gỗ vẫn nằm dưới Đống Lốc, lập tức, hôm sau, công an kéo về rầm rập, đứng bảo vệ thành mấy vòng quanh Đống Lốc. Các nhà khảo cổ cứ ngày đào bới, xem xét, chụp ảnh quay phim tỉ mỉ, đêm lại hội thảo đến khuya ở nhà ông Dung. Họ cứ mải miết làm việc, ai hỏi cũng không nói gì. Lúc hội thảo, thì chúng tôi không được vào, nên mù tịt, chả biết họ làm gì. Sau một tháng đào bới, họ đưa máy cẩu về nhấc các khúc gỗ lên đặt vào xe tải rồi chở đi hết. Trước khi đi, họ mới bảo, “kho gỗ” trong lòng các gò đống là mộ của người cổ”.
Ông Hải và ông Hoàn chỉ khu vực từng có ngôi mộ khổng lồ, bị đào đất đóng gạch, giờ chỉ còn là cái ao.
Sau khi biết những “kho gỗ” dưới lòng đất là mộ cổ, lại có vài người chết bất đắc kỳ tử, rất nhiều người đổ bệnh, lãnh đạo xã và người dân đều hoang mang tột độ. Có bao nhiêu gỗ, họ vứt hết ra đồng, hoặc kê qua mương làm cầu đi lại. Cũng chính ông Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hoàn, năm 1992, đã chỉ đạo tháo dỡ hội trường xã, hội trường HTX, rồi đem đốt sạch các vật dụng, kể cả cánh cửa, bàn ghế làm bằng gỗ lấy từ mộ. Di tích còn lại đến giờ chỉ là vài thanh gỗ nhỏ, vứt lung tung ở sau UBND xã, một vài thanh xà gồ ở nhà để xe.
Đứng cạnh “kho gỗ” nằm im lìm trong ngôi nhà không tường vách và gần như bị bỏ quên trong khuôn viên Bảo tàng Hải Dương, ông Hoành rưng rưng xúc động khi kể về cuộc khai quật ngôi mộ đặc biệt, có một không hai này.
Ông Hoành vẫn nhớ như in, vào năm 1983, khi nhận được tin báo từ xã Gia Lương, có một “kho gỗ” dưới lòng đất, ông đã lập tức lên đường tìm về. Thời điểm đó, có thể nói, mấy từ “mộ gỗ hình cũi” hoặc “mộ cũi” vẫn chưa được giới khảo cổ học nhắc đến. Bản thân nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành cũng chưa từng đào được ngôi mộ nào lớn khủng khiếp, kỳ lạ như ngôi mộ này.
Ông Hoành nhớ lại: “Ngay khi về xã Gia Lương, nhìn thấy cảnh gò đống tan hoang và nghe người dân kể đã đào phá mấy gò đống, lôi lên hàng trăm tấn gỗ, lòng tôi quá đau đớn, tiếc nuối. Tôi biết ngay rằng, đó là những ngôi mộ cổ. Tuy nhiên, đó là loại mộ gì, niên đại ra sao, thì bản thân tôi cùng các nhà khoa học đều chưa rõ, cần phải khai quật và làm các nghiên cứu khoa học mới biết được. Ngay lập tức, tôi đã liên hệ với các nhà khoa học khảo cổ đầu ngành ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam để về đây cùng tham gia khai quật ngôi mộ”.
Ông Tăng Bá Hoành bên ngôi mộ gỗ khai quật ở Gia Lương, với những súc gỗ rất lớn hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Hải Dương.
Video đang HOT
Ngôi mộ là một công trình kiến trúc bằng gỗ kỳ lạ nhất mà ông Hoành và các nhà khảo cổ ở nước ta từng chứng kiến. Để ngôi mộ lộ ra khỏi lòng đất, đã có hàng trăm dân công ở xã Gia Lương tham gia đào bới suốt một tuần giời. Nhìn qua ngôi mộ, ông Hoành đã dựng lại được cảnh người xưa đào mộ chôn người chết ra sao.
Khi ông quan lớn, hoặc một người giàu có chết đi, người ta đã đào cái hố cực lớn, sâu chừng 5m, như đào móng một tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, hố đào thoai thoải, để có thể đưa những súc gỗ khổng lồ vào trong và xoay ngang xoay dọc được.
Những thanh lim lớn nhất được rải đều dưới đáy huyệt, khít và phẳng lỳ. Sau khi có mặt bằng, những thanh gỗ lim tiếp tục được xếp lên trên như những bức tường, chia thành 3 phòng riêng biệt, có cửa thông với nhau. Một ngăn để các loại võ khí, một ngăn chứa đồ sắt, đồng, gốm và đồ ăn.
Người xưa quan niệm, người chết cũng cần vật dụng để sinh hoạt trong quá trình đi về thế giới bên kia, nên người sống đã chia của cải, vật dụng cho người chết, thậm chí, dựng cả một ngôi nhà dưới lòng đất cho người chết “ở”.
Khi quan tài chứa thi hài được đặt xuống căn phòng rộng nhất của ngôi mộ, những súc gỗ lim tiếp tục được xếp xuống, rất khít, như đổ mái ngôi nhà. Ta cứ tưởng tượng một cách đơn giản, ngôi mộ gỗ hình cũi đó không khác gì một cái tầng hầm gồm nhiều phòng của một ngôi nhà, chỉ có điều nó được ghép bởi những tấm gỗ lim, chứ không phải bằng bêtông cốt thép.
Như vậy, để hoàn thành một ngôi mộ cũi, người xưa phải tốn vài chục mét khối gỗ lim. Sau khi tấm gỗ cuối cùng được ghép khít, chất kết dính làm cho các tấm gỗ dán chặt vào nhau, người ta đổ đất lấp chặt lại. Và ngôi mộ chìm vào quên lãng hàng ngàn năm cho đến ngày HTX Gia Lương tiến hành phá gò đống, đào đất làm gạch.
Khu vực đồng ruộng này từng có một ngôi mộ gỗ khổng lồ, đã bị đào phá.
Qua các cuộc nghiên cứu tỉ mẩn, kể cả việc xác định niên đại bằng phóng xạ các-bon, các nhà khoa học đã xác định, ngôi mộ gỗ hình cũi khai quật được ở Gia Lương, hiện lưu giữ ở Bảo tàng Hải Dương, đã có tuổi khoảng 1.800 năm, tức là chủ nhân của ngôi mộ này chết vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, thời kỳ Bắc thuộc.
Chủ nhân của những ngôi mộ đặc biệt này gần như chắc chắn là của quan lại người Hán. Thời điểm đó, người Việt vẫn đang sử dụng biện pháp táng bằng mộ thuyền, tức thân cây khoét rỗng, thậm chí là chôn bó chiếu cói.
Từ ngôi mộ cổ hình cũi kỳ vĩ này, nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành đã dựng lại cuộc sống, sinh hoạt của quan lại người Hán thời bấy giờ ở vùng đất Gia Lương.
Để mường tượng rõ cảnh quan lại người Hán đào mồ xây mả thế nào, tôi đã bỏ một ngày cùng ông Nguyễn Văn Hoàn, Chủ tịch UBND xã và ông Phạm Thanh Hải, cán bộ kế hoạch, đi vòng quanh xã Gia Lương, đặc biệt là thôn Đồng Tâm, nơi tập trung toàn bộ gò đống, mộ gỗ hình cũi của người Hán. Ông Hoàn và ông Hải là những người chứng kiến toàn bộ việc phá gò, đào mộ, nên ông nắm rất rõ vị trí từng có những ngôi mộ này.
Toàn bộ 9 gò đống khổng lồ, mọc lên giữa cánh đồng đều nằm trọn ở thôn Đồng Tâm, duy có một gò nằm ở thôn khác, cách quần thể 9 gò đống này chừng vài trăm mét. Có gò đống đã biến thành ruộng lúa xanh tốt, có gò đã biến thành đồng màu, có gò đã bị con đường trải nhựa chạy xuyên qua, có gò đã nằm dưới nhà dân và cả trường tiểu học khang trang đang xây dựng.
Hiện tại, chỉ còn 3 gò đất, vẫn trồi lên giữa cánh đồng, trong đó, 2 gò ở thôn Đồng Tâm và một gò nằm ở cánh đồng làng cạnh. 2 gò đất ở thôn Đồng Tâm có tên Đống Miễu và Đống Đường Chợ. Đống Miễu nằm ngay sát làng Đồng Tâm, rộng tới 4 sào Bắc Bộ. Đống Đường Chợ nhỏ hơn, chừng 2 sào, và nằm cạnh con đường đi chợ, nên có tên là Đống Đường Chợ. Cả 3 gò đống mọc lên giữa cánh đồng đều đã biến thành nghĩa địa, nơi cải táng cho người chết. Cũng có lẽ vì có mồ mả trên nóc, nên nó còn tồn tại đến giờ.
Đống Miếu này nhiều khả năng là một ngôi mộ gỗ hình cũi rất lớn.
Gò đống này có thể là một ngôi mộ gỗ lớn, được “bảo tồn” bởi nghĩa địa của người dân.
Ông Hoàn và ông Hải dẫn tôi vượt qua khu mồ mả xanh đỏ lòe loẹt trèo lên Đống Miễu. Đống Miễu như một gò đất lớn, khum khum ở giữa, thoai thoải xung quanh. Ông Hoàn nói như đinh đóng cột: “Tôi là một trong những người trực tiếp đào phá 7 gò đống và đều phát hiện có mộ gỗ bên dưới. Do đó, tôi khẳng định, trong lòng những gò đống này, đều có mộ gỗ xếp hình cũi. Đống Miễu to thế này, chắc chắn, ngôi mộ dưới lòng đất sẽ rất lớn, có thể tới vài chục khối gỗ”.
Nói rồi, ông Hoàn dẫn tôi đến mép gò, chỉ tay vào một vạt đất lở lói. Nhìn lớp đất mới vỡ ra, có thể thấy đây là đất sét, có màu vàng nhạt. Như vậy, gò đống này chắc chắn là do con người đào đất đắp lên. Không phải thành quách, bờ đê, thì chỉ có thể là mồ mả.
Đất sét lộ ra thể hiện việc người xưa đào đất đắp mộ.
Quan sát rộng ra, tôi thấy, giữa cánh đồng, cách những gò đống không xa, có một số ao hồ và đặc biệt là một con mương nông nhưng khá lớn chạy uốn lượn xung quanh những gò mộ này. Đi dọc con mương chừng 1km thì thấy nó đổ ra sông Đồng Tràng. Con sông Đồng Tràng lấy nước từ sông Thái Bình.
Ông Hoàn dẫn tôi vào miếu Đồng Tâm, là ngôi miếu rất thiêng trong tâm thức của làng. Theo ông Hoàn, miếu Đồng Tâm có tới 13 sắc phong. Hiện các sắc phong quý này đều được cất giữ ở Bảo tàng Hải Dương. Một số sắc phong mô tả cảnh thuyền bè tấp nập, đỗ kín bờ sông cạnh miếu làng. Từ những thông tin trên, có thể tin vào mô tả của nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành.
Theo mường tượng của ông Hoành, những súc gỗ lim khổng lồ này được khai thác ở vùng Chí Linh. Độ trăm năm trước, Chí Linh còn là vùng đất thâm u rậm rạp, với những khu rừng bạt ngàn gỗ lim. Khi đó, đại ngàn vùng Chí Linh còn là lãnh địa của hổ báo.
Cách đây 2.000 năm, những khu rừng ở Chí Linh có lẽ chưa có dấu chân người. Khi vua chúa, quan lại, hoặc người nhà giàu đã già, họ cho người đến vùng Chí Linh đốn hạ những cây lim lớn, rồi xẻ gỗ đẽo gọt tại chỗ.
Con kênh này có thể được người xưa đào để làm giao thông vận chuyển gỗ làm mộ.
Với công cụ thô sơ như thời đó (chưa có cưa máy như hiện nay), để tạo được một súc gỗ lim dài tới 7m, nặng vài tấn, phẳng, đặt khít vào nhau là một kỳ công. Như vậy, có thể nghề mộc thời đó đã đạt một trình độ cao, hoặc con người phải kiên trì nhiều năm trời, mới hoàn thành được một lượng gỗ làm mộ lớn như thế.
Sau khi lấy được gỗ, chế biến thành từng thanh, người ta sẽ phải dùng voi, hoặc cả đàn trâu kéo từng thanh ra khỏi rừng, tập kết ở bờ sông, rồi dùng thuyền bè vận chuyển về.
Ông Hoành vẫn nói vui rằng, thời kỳ đó, vùng đồng bằng nước ta có một hệ thống “quốc lộ” và “cao tốc” chằng chịt, đó là… sông ngòi. Con mương từ sông Đồng Tràng vào tận những gò mộ này, có thể xưa kia là một con sông đào, nhằm phục vụ chuyên chở gỗ về khu mồ mả dành cho những vị vua chúa, quan lớn. Tuy nhiên, do là sông cụt, trải qua gần 2.000 năm bồi lấp, nó đã biến thành một con mương nhỏ, nông choèn.
Sau khi quan tài và người chết được đặt xuống “lâu đài gỗ”, các thanh gỗ lớn xếp khít lại, thì hàng trăm, hàng ngàn nhân công được huy động để đắp mộ. Người ta phải khoét đất giữa cánh đồng, thành những hố sâu, rất rộng, mới đủ đất đắp lên ngôi mộ này.
Đứng trên Đống Miễu, tôi chợt tưởng tượng, nếu mỗi năm mưa nắng mài mòn chừng 1cm, thì gần 2.000 năm trước, cái Đống Miễu này lớn như thế nào? Chắc rằng, nó phải to bằng quả núi, cao bằng tòa nhà nhiều tầng. Có lẽ, phải mất hàng vạn ngày công và có không ít tính mạng con dân nước Việt đã phải chôn vùi bên những ngôi mộ khổng lồ này.
Phạm Dương Ngọc
Theo VTC News
Tìm đi 'vợ lạc'
Mình làm được 15 triệu/tháng nên nếu bạn nữ nào không chê thì cứ gửi mail làm quen.
Mình tên Phong, gốc Bình Định, sinh ra và lớn lên ở miền Nam, đang sinh sống và làm việc ở vùng đồng bằng. Mình thuộc 8x đời giữa, ngoại hình có chút hao mòn nhưng bên trong nội thất cũng còn lung linh. Mình đi làm thì đàn ông khen điển trai nhưng không hiểu sao phụ nữ chẳng có ai khen, nên mới ế tới giờ. Mình không quan trọng việc quen với "bà tám" hay bà nào, chỉ cần dịu dàng sắc xuân là được. Mình menly hơi cao nên đôi lúc hơi nóng tính. Nếu bạn nữ nào có gửi mail cho mình thì giới thiệu sơ về tính cách cho mình biết nhé và gửi kèm tấm hình cho mình biết mặt.
Theo dõi chuyên mục này khá lâu, mình thấy cũng có vài trường hợp suy nghĩ không lành mạnh dù nam hay nữ. Cho nên nếu bạn nữ nào đã có đối tượng thì đừng thả email lung tung nhé, mất thời gian của nhau, chẳng có ích gì. Mình thấy nhiều bạn dù ế vẫn kén chọn ghê lắm, muốn bắt cá nhiều tay để dự phòng, đến khi không được gì cả thì lên đây tìm bạn tiếp. Đây là lần đầu tiên mình truy tìm vợ lạc ở trên này nên hy vọng bạn nào gửi thư cho mình thì hãy thật sự nghiêm túc, vì mình chỉ viết lên đây một lần thôi.
Theo vnexpress.net
Đi xe vua ở Châu Đốc Mọi người hỏi tôi là đến Châu Đốc (An Giang) chưa đi xe vua à? Tôi mới ngớ ra là chiếc xe lôi ấy còn gọi là xe vua. Nếu chưa tới Châu Đốc, bạn chẳng hình dung ra chiếc xe lôi là xe như thế nào, và chắc hẳn sau khi ngó lui ngó tới bạn cũng leo lên một chiếc đi...