Những “cái chết được báo trước” của phi công Mỹ điều khiển tiêm kích
Nguyên nhân dẫn tới tai nạn thương tâm của các phi công Mỹ điều khiển tiêm kích có thể xuất phát từ loạt hành động không phù hợp như đọc sách, chụp ảnh selfie trong quá trình bay.
Hãng tin Jiji Press của Nhật Bản cho hay, quân đội Mỹ cho công bố một bản báo cáo hôm 5/11. Nội dung bản báo cáo nhấn mạnh, các thành viên phi hành đoàn của một đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ liên quan tới vụ tai nạn thương tâm ở phía tây bờ biển Nhật Bản hồi tháng 12/2018 thường xuyên có những hành động không phù hợp như đọc sách và chụp ảnh selfie trong quá trình bay.
Tiêm kích F/A-18 Super Hornet của quân đội Mỹ. (Ảnh: AP)
Bản báo cáo trên được công bố sau vụ va chạm trên không giữa máy bay chiến đấu F/A-18 của đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ và máy bay tiếp dầu trên không KC-130 ở ngoài khơi bờ biển tỉnh Kochi của Nhật Bản vào ngày 6/12/2018.
Video đang HOT
Cụ thể, hai máy bay gặp nạn khi đang thực hiện tiếp nhiên liệu trên không vào
Theo infonet
Phi công Mỹ đọc sách, chụp ảnh selfie khi bay ở Nhật
Phi công thủy quân lục chiến Mỹ ở Nhật Bản thường xuyên đọc sách, chụp ảnh selfie có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ va chạm thảm khốc năm 2018 khiến 6 người thiệt mạng.
Các thành viên phi hành đoàn của một đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú tại Nhật Bản thường xuyên có những hành động không phù hợp như đọc sách, chụp ảnh selfie. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn hàng không chết người ngoài khơi Shikoku vào tháng 12/2018, Japan Times dẫn nguồn tin quân đội Mỹ cho biết.
Thông tin trên được tiết lộ sau báo cáo về vụ va chạm trên không giữa máy bay chiến đấu F/A-18 của thủy quân lục chiến và máy bay tiếp dầu trên không KC-130 ngoài khơi bờ biển tỉnh Kochi, Nhật Bản vào năm 2018. Hai máy bay đang thực hiện tiếp nhiên liệu trên không vào ban đêm đã rơi xuống Thái Bình Dương, 6 người thiệt mạng.
Theo báo cáo, một số thành viên phi hành đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân tại căn cứ Iwakuni, Nhật Bản, đã tháo mặt nạ dưỡng khí, rời 2 tay khỏi cần điều khiển máy bay để đọc sách, vuốt râu trong các chuyến bay.
Một trường hợp khác, phi công được phát hiện đã chia sẻ một bức ảnh selfie trong chuyến bay lên mạng xã hội. Ngoài ra, mẫu nước tiểu của các thành viên phi hành đoàn, bao gồm phi công liên quan đến tai nạn năm 2018, dương tính với thuốc an thần.
Một phi công đang đọc sách trên máy bay chiến đấu. Ảnh minh họa: The Aviation.
Trước đó, đơn vị này cũng từng xảy ra vụ va chạm trên không trung tại căn cứ không quân Kadena ở tỉnh Okinawa vào ngày 28/4/2016. Khi đó, tiêm kích F/A-18 đã va chạm với vòi tiếp nhiên liệu của máy bay tiếp dầu trên không.
Thời điểm đó, thủy quân lục chiến Mỹ xếp vụ tai nạn ở cấp độ C, mức độ nghiêm trọng thứ 2 trong hệ thống đánh giá tai nạn gồm 4 cấp. Ở cấp độ C thì vụ tai nạn không cần phải điều tra và công bố vụ việc được coi là không cần thiết.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không được thông báo về vụ việc. Báo cáo mới nhất của quân đội Mỹ cho biết quá trình làm việc trên không thiếu chuyên nghiệp của đơn vị là nguyên nhân quan trọng dẫn đến vụ tai nạn năm 2018. Nếu có một cuộc điều tra vụ tai nạn năm 2016, thảm kịch năm 2018 có thể đã được ngăn chặn, báo cáo nhấn mạnh.
Phi công thủy quân lục chiến Mỹ đọc sách trên máy bay. Ảnh: USAF.
Sau cuộc điều tra vụ tai nạn năm 2018, 4 sĩ quan đã bị cách chức, bao gồm một sĩ quan chỉ huy, người bị phát hiện đã đăng bức ảnh selfie trên WhatsApp, cho thấy anh ta đang trong máy bay với mặt nạ dưỡng khí và đeo kính bảo hộ hàng không.
Một sĩ quan khác chia sẻ ảnh selfie cho thấy anh ta đang đọc một cuốn sách với 2 tay rời khỏi cần điều khiển. Trong khi đó, một người khác chia sẻ bức ảnh cho thấy anh ta cởi mặt nạ dưỡng khí và chải râu bằng lược. Các hình ảnh đều được chụp trong chuyến bay, báo cáo cho biết.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang kêu gọi quân đội Mỹ cung cấp thêm thông tin về vụ tai nạn năm 2016 và đảm bảo an toàn các hoạt động hàng không trong tương lai. Người dân thành phố Iwakuni ở tỉnh Yamaguchi bày tỏ sự tức giận trước những hành vi này, một số kêu gọi đình chỉ các chuyến bay của quân đội Mỹ.
"Những hành vi của họ cực kỳ nguy hiểm. Họ có thể gây tai nạn và họ cần tạm dừng những chuyến bay ngay lập tức", Jungen Tamura, cựu thành viên Hội đồng thành phố Iwakuni, người giám sát các hoạt động tại căn cứ ở Iwakuni, nói.
Nga tưởng tóm gọn 'James Bond', nhưng chỉ bắt nhầm Mr. Bean? Một cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ bị bắt từ tháng 12/2018 cho rằng đang bị nhà chức trách Nga giữ làm con tin phục vụ một cuộc trao đổi tù nhân. Theo Guardian, cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ Paul Whelan cho biết đang bị Nga giữ làm con tin. Người đàn ông 49 tuổi bị nhà chức...