Những cách phổ biến để chữa rạn, chùng da bụng sau sinh mà chị em cần lưu ý
Có nhiều người học cách chấp nhận với chiếc bụng chi chít thâm rạn nhưng lại không tránh khỏi tự ti, mặc cảm mỗi mùa bikini đến. Để bản thân được hạnh phúc hơn, mẹ có thể lựa chọn những cách này.
Dù đã chuẩn bị kĩ tinh thần trước khi sinh con nhưng khi mọi sự diễn ra, nhiều bà mẹ vẫn bị chao đảo. Không chỉ hoạt động sống bị xáo trộn mà thay đổi nhiều nhất đó chính là vóc dáng, làn da. Nghiên cứu khoa học chỉ ra, có tới 90% phụ nữ mang thai sẽ bị rạn, số còn lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểm soát cân nặng và gen di truyền.
Khi cơ thể tăng cân trong thời gian ngắn quá nhanh sẽ dẫn đến sự đứt gãy collagen và trên bề mặt da xuất hiện những vết nứt màu hồng, lâu dần sẽ thành màu xám và trắng. Tuy không gây đau đớn nhưng để lại không ít mặc cảm, tự ti cho mẹ. Mùa bikini lại đang đến gần nên lại càng khiến nhiều chị mẹ sau sinh lo lắng và hoang mang cực độ.
Có nhiều bà mẹ, cái giá “lãi” để có được một thiên thần nhí quá lớn. Hình ảnh chiếc bụng trước và sau khi sinh của 1 bà mẹ nhận được nhiều sự đồng cảm, xót xa.
Nếu vóc dáng có thể lấy lại được thì làn da bụng này sẽ là thứ đi theo mẹ đến hết đời.
Mẹ đừng buồn nhiều, không sao cả. Những vết sẹo rạn có thể sẽ không biến mất được hoàn toàn, nhưng sẽ mờ đi đáng kể với những biện pháp dưới đây.
Làm mờ sẹo rạn với nghệ
Nếu sở hữu một làn da nhạy cảm hay đang chưa có kế hoạch gì cho việc “xử lý” chiếc bụng rạn thì những nguyên liệu trong căn bếp chính là vị cứu tinh lúc này. Thứ gia vị rẻ bèo nhưng hiệu quả cao không món gì xứng đáng hơn nghệ. Mỗi lần da bị thâm mụn là nghĩ ngay đến nghệ, trầy xước vừa lành phải có nghệ bôi lên. Vậy nên khi bụng bị rạn, mẹ nhất định phải dùng đến loại thảo mộc này.
Nghệ và nước cốt chanh
Mẹ có thể dùng nghệ tươi giã nát lấy nước hoặc tiện lợi hơn là dùng bột nghệ hoà cùng nước ép chanh. Sau đó thoa lên vùng da bụng bị rạn, tích cực massage đều trong 15 phút và lau sạch với nước.
Chanh là món có tính acid rất cao cho nên combo này dành đặc trị cho mẹ có làn da bị tổn thương, thâm sạm mức độ nặng. Ưu tiên chanh vàng vì hàm lượng vitamin C trị các vết sạm da có nhiều hơn chanh xanh.
Nghệ và dầu dừa
Đầu tiên, bạn hãy giã nát một củ nghệ tươi trộn chung với 3 muỗng cà phê dầu dừa. Xoa hỗn hợp này lên vùng cần điều trị rạn và massage đều. Sau đó lau lại bằng khăn mềm.
Combo này lại mang tính dịu hơn vì dầu dừa có chất dưỡng ẩm cho làn da mềm mại.
Nghệ tươi với rượu trắng
Hỗn hợp ngâm này đã được truyền đời từ thời ông bà ta ngày xưa và thật sự nó rất hiệu quả cho nên vẫn được các chị em áp dụng đến ngày nay. Tùy vào công thức mà chị em có thể kết hợp cùng với gừng và hạt gấc rang. Dùng rượu này thoa lên da mỗi ngày kết hợp với massage nhẹ nhàng từ 10 đến 15 phút để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Làm mờ và dịu sẹo với kem đặc trị
Đối với những chị em không có nhiều thời gian để chuẩn bị các hỗn hợp massage bằng nguyên liệu tự nhiên thì sản phẩm kem bôi là lựa chọn tối ưu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thị sẹo rạn dành cho mẹ đang mang thai và cho con bú. Mẹ nên để ý và ưu tiên sản phẩm có chứa thành phần sau: vitamin C, Zinc, Niacinamide, Sodium Hyaluronate, Centella Asiatica, Vitamin E,… Những thành phần này đều có công dụng làm mờ sẹo và giúp đẩy sẹo lên tốt hơn.
Chị em có thể kết hợp thoa kem từ khi mang thai. Tuy kem trị rạn không thực sự chống sẹo được hoàn toàn nhưng nó sẽ giúp giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu gây ra.
Khi kết thúc quá trình cho con bú thì bạn có thể sử dụng đặc trị với thành phần chứa vitamin A như retinol hoặc tretinoin.
Là sẹo với công nghệ
Phương pháp cuối cùng này tuy tiêu tốn khá nhiều chi phí nhưng độ hiệu quả sau mỗi lần trị liệu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Chị em cũng tiết kiệm được kha khá thời gian trị liệu.
Công nghệ phi kim và lăn kim
Hai công nghệ này đều được chị em dùng để khắc phục tình trạng rạn da sau sinh. Về cơ bản cả 2 đều tác động tạo tổn thương trên vùng da nhằm kích thích tái tạo sản sinh lớp da mới. Lượng collagen và elastin nội sinh sẽ được tạo ra giúp lục hồi cấu trúc da, biến các vết rạn mờ và mềm hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự khác nhau nhẹ mà mẹ cần phân biệt.
Lăn kim sử dụng một con lăn nhỏ (roller) có vòng quay xi-lanh, có thể gắn đến 200 cây kim và có tay cầm để di chuyển vòng kim trên da mặt. Vi kim/phi kim là phương pháp điều trị sử dụng công cụ tích hợp nhiều đầu kim siêu nhỏ được gắn động cơ tương tự như máy xăm mình nhưng không phóng mực.
Cấu tạo của dụng cụ điều trị là sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai phương pháp này.
Lăn kim có những tác động mạnh và sâu đến da hơn so với công nghệ phi kim.
Lăn kim sử dụng con lăn có các đầu kim nhỏ lăn trực tiếp lên làn da để tạo ra các tổn thương trên da, kích thích cơ thể tăng sinh tế bào và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương tự thân. Phương pháp này dành cho da có tổn thương sẹo rạn nặng. Quá trình hồi phục 2-3 ngày và yêu cầu gìn giữ vệ sinh yêu cầu cao.
Trong khi đó với phương pháp vi kim, các đầu kim nano tác động lên da theo chiều lên xuống. Phi kim không thể phá vỡ các liên kết mô da, lớp màng mỏng trên da hoàn toàn không bị biến đổi và tổn thương, nhưng vẫn tạo ra tín hiệu tổn thương giả kích thích tế bào gốc sinh trưởng để phục hồi “vết thương”. Phương pháp thường áp dụng cho trị mụn da mặt nhiều hơn, làn da có thể bình thường lại sau 24 giờ.
Công nghệ laser
Đây là phương pháp điều trị hiện đại, rất phổ biến hiện nay. Xung laser tác động trên da có thể làm mờ vết thâm, rạn hay hình xăm. Khi năng lượng này tác động vào vùng rạn sẽ làm các sợi collagen già cỗi co lại, tăng sinh collagen mới từ đó làm da săn chắc và vết rạn mờ đi.
Liệu trình trị rạn da bằng laser sẽ diễn ra trong vòng 6-7 tháng tùy mức độ và tình trạng da.
Tuy nhiên không phải công nghệ laser nào cũng thực sự an toàn và mang lại hiệu quả như kỳ vọng. Trong một số trường hợp, điều trị laser tại các cơ sở không uy tín còn có thể gây tổn thương thậm chí là bỏng da. Do đó, mẹ nên tìm hiểu kĩ càng trước khi thực hiện.
Chuyện về cô thợ xăm "trồng hoa" trên những vùng da sẹo, xóa tự ti cho chị em sau sinh
Hoàng Cẩm Vân không còn là gương mặt lạ trong làng "chỉnh hình" làn da tổn thương do sẹo, rạn. Với hình xăm mang màu sắc nghệ thuật, mùa bikini này không còn là điều quá xa vời với các chị em sau sinh.
Quá trình che phủ một chiếc bụng rạn nứt do sinh nở của nghệ nhân xăm Hoàng Cẩm Vân.
Sẹo rạn hay sẹo lồi đều là những thuật ngữ gây không ít "ám ảnh" của phái nữ, đặc biệt là các chị em sau sinh. Được làm mẹ đã là một điều thiêng liêng nhưng cũng đính kèm theo đó là sự thay đổi về ngoại hình. Nếu như vóc dáng có thể tập luyện để thon gọn lại thì những vết rạn, sẹo mổ... lại là thứ đi theo mẹ hết cả đời.
Bên cạnh cách là sẹo bằng công nghệ cao thì xăm sẹo cũng được nhiều người ưa chuộng. Để cho ra tác phẩm nghệ thuật trên da thường đã khó, đi kim trên da bị thương lại cần nhiều hơn sự tài hoa của người nghệ nhân xăm mình.
Những chiếc bụng chi chít vết tích của 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau được "phù phép" thêm tấm áo mới xinh đẹp.
Hay thậm chí là những vết chàm lớn, vết mổ sẹo chạy dài cũng trở nên sinh động và có hồn hơn nhờ tattoo.
Nhờ những bông hoa sắc màu, chị em lại thêm tự tin hơn để diện đồ hở khoe vẻ đẹp hình thể, điều mà trước đây vốn dĩ luôn được che đậy kín.
Hoàng Cẩm Vân là một trong số những người mẹ, cô thợ xăm góp phần xoa dịu nỗi tự ti, mặc cảm về làn da chi chít sẹo đó của phái nữ.
Hãy cùng trò chuyện với chị Hoàng Cẩm Vân để hiểu hơn về xu hướng làm đẹp độc lạ này.
Có vẻ như khách hàng của chị đa số thường là những chị em xăm sẹo mổ? Chị có nghĩ đây là cái duyên của mình?
Nếu nói về duyên thì mình nghĩ có lẽ là không, vì mình không chỉ làm về mảng che sẹo mổ. Từ hình mini tattoo cho đến cover up hay phun xăm thẩm mỹ mình đều được đông đảo khách hàng tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, khách che sẹo mổ của mình cũng nhiều vì 70% trong số đó là nữ, mà đã là nữ thì ai rồi cũng lập gia đình và cần giải quyết những khuyết điểm sau sinh.
Với mình, sự hài lòng của khách hàng chính là niềm hạnh phúc. Đẹp là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Nếu bạn đep, bạn sẽ có sự tự tin nhất định và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác.
Nhiều người cho rằng vết sẹo mổ đó là kỷ niệm và sự tự hào thiêng liêng của thiên chức mẹ, tại sao phải xăm để che đi? Chị nghĩ sao về quan điểm này?
Mình hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Thực ra không phải ai cũng muốn xăm để che đi cả, bởi đơn giản không phải ai cũng thích tattoo. Tuy nhiên, đa số chị em phụ nữ ngày nay đều có con mắt nhìn nghệ thuật cũng như xu hướng làm đẹp cởi mở hơn nhiều.
Cũng có trường hợp khách đến gặp mình với vết sẹo mổ được khâu thẩm mỹ rất đẹp, không hề rõ đường rạch hay chỉ mà chỉ mờ như 1 dòng chỉ thôi, vậy mà họ vẫn thích xăm. Dù mình cũng có khuyên rằng không cần thiết phải xăm che đi nhưng họ vẫn muốn chỉ vì họ thích.
Từng cover rất nhiều hình xăm, từ hình xăm lỗi đến vùng xăm bị tổn thương như rạn, sẹo. Theo chị cái nào yêu cầu độ khó nhiều hơn?
Độ khó của mỗi trường hợp nó đều rất khác nhau có thể do yêu cầu của khách hàng hoặc do cơ địa da của khách và vị trí đã có hình xăm cũ.
Với sẹo rạn sau sinh vùng da đó rất mỏng, da bị tách ra khỏi lớp mô mỡ liên kết nên lúc đi kim sẽ phải cực kỳ cẩn thận nếu không nét mực bị loang lổ thì lúc đó sẽ hỏng hết. Hơn nữa, hình xăm của nữ thường là những nét mảnh cho bố cục mềm mại. Mà nét mảnh đi da thường đã khó, đi trên da rạn lại khó hơn nhiều.
Còn sẹo lồi lõm sẽ khó về khâu thiết kế. Mình sẽ phải vẽ để đánh lừa được thị giác người nhìn, phần lồi trông sẽ lõm xuống và ngược lại phần lõm trông sẽ lồi lên để cả mảng da đó được phẳng phiu hơn. Đối với cover hình xăm lỗi thì mình chỉ muốn nhắc đến một câu thôi: "Vô cùng thiên biến vạn hoá, đòi hỏi trình độ thiết kế rất cao".
Chị có thể chia sẻ thêm về nguồn cảm hứng để chị tạo ra các tác phẩm nghệ thuật trên vùng da bụng nhăn nheo, chảy xệ đó của phái nữ?
Cùng là phụ nữ nên mình rất hiểu về nỗi đau đó của chị em. Đã gọi là phái đẹp thì phải có sự tự tin nhất định. Khách hàng đến với mình để tìm kiếm tự tin và hạnh phúc về cơ thể. Vậy nên với mỗi người khác nhau mình sẽ có những cảm hứng khác nhau để thiết kế riêng.
Nhiều người đến cứ đặt câu hỏi: "Chị gửi em mấy mẫu để em chọn được không?". Thực ra thì chưa bao giờ mình có mẫu sẵn, mình phải gặp họ trực tiếp mới có thể làm ra những bản thiết kế không giống ai.
Ca khó nhất chị từng xử lý là gì? Chị có thể kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ đó không?
Sau sinh, tùy vào cơ địa mỗi người mà bị chảy xệ, rạn nứt tứ tung. Thông thường, họ sẽ đi phẫu thuật thẩm mỹ để cắt bớt da thừa rồi sau đó mới xăm. Có lần mình gặp 1 chị khách có phần bụng siêu chảy xệ và rạn đến nỗi có thể cầm và nhấc da lên tách khỏi lớp mỡ liên kết được luôn. Mình cũng đã khuyên chị đi thẩm mỹ trước nhưng chị ấy nhất quyết không làm vì trải qua 3 lần sinh nở đã tiêu tốn sức lực cũng như để lại không ít nỗi sợ bàn mổ.
Bạn biết đấy, với vùng da rạn chảy xệ, dù có xăm đẹp đến mấy thì khi đứng lên nó cũng bị chảy xuống nhăn nheo, khó ra hình. Mình đã từ chối nhưng khi nghe đến nguyện vọng của chị rằng, chị muốn tô điểm cho chiếc bụng của mình thêm phần màu sắc để được diện áo croptop với quần cạp cao thì mình thực sự xúc động và bị thuyết phục.
Gật đầu đồng ý nhưng rồi đầu lại căng như dây đàn. Công trình che phủ diện tích bụng khá lớn (bằng khổ A3) tiêu tốn 1 đêm thức trắng lên phác thảo sau khi đo đạc, 1 ngày để chỉnh lại thiết kế hoàn chỉnh trên máy và tổng cộng 16 tiếng đi mực. Làn da của mẹ 3 con có hơi nhạy cảm nên mình chỉ dám đi kim từ từ và nhẹ nhàng mặc dù đã ủ tê. Trong quá trình xăm thường xuyên phải hỏi thăm: "Chị ơi có đau ko? Chị cảm thấy thế nào rồi?". Hai chị em vừa xăm vừa hồi hộp. Cũng vui là kết quả thành công hơn cả chị ấy mong đợi.
Ca cover sẹo rạn khó nhất của chị Vân.
Trung bình 1 tác phẩm thực hiện che sẹo mổ sau sinh tiêu tốn của chị bao nhiêu thời gian? Cách chị phân bổ thời gian như thế nào?
Với sẹo mổ sau sinh thì nó là một vết sẹo nhỏ và ngắn khoảng 15cm thì thời gian làm việc của mình chỉ khoảng từ 3 tiếng đến 5 tiếng, nhưng thiết kế nó sẽ mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày vì tôn chỉ của mình là không bao giờ xăm giống các thiết kế đã từng làm.
Người ta thường truyền tai nhau rằng xăm mình đã đau, xăm trên những vùng da bị tổn thương đó lại càng đau hơn. Có lẽ chị cũng phải đóng vai trò là người động viên, xoa dịu nỗi đau không ít?
Nhiều người có lẽ cũng hứng thú với việc xăm mình nhưng lại sợ kích ứng hay mưng mủ. Chị có lời dặn dò gì trong việc chăm sóc và giữ gìn màu mực xăm?
Một số hình xăm ở vị trí vùng cử động như là nách, đầu gối, đùi trong... sẽ khó lành hơn các vị trí khác thì mới cần phải lưu ý về việc vận động và ăn uống sau khi xăm. Còn lại những vị trí khác thì sẽ thoải mái hơn, nếu khách hàng tuân thủ đúng lời dặn dò.
Gần chục năm làm nghề, chưa từng có ai xảy ra tình trạng kích ứng hay mưng mủ cả. Vì mình rất tự tin về khoản vệ sinh, mọi đồ dùng đều có 1 lớp màng bọc, kim và mực sẽ được bóc seal ra trước mặt khách đảm bảo an toàn kháng khuẩn. Hình xăm có đẹp hay không cũng phụ thuộc ít nhiều vào khâu chăm sóc và ăn kiêng. Sau đây là 1 số lời dặn dò "ruột" của mình.
- Hình xăm nên kiêng rau muống, trứng, đồ nếp, thịt gà, hải sản, thịt bò, rượu bia và chất kích thích. Kiêng 3-7 ngày với hình nhỏ, 7-20 ngày với hình to.
- Không băng bó hình xăm. Chỉ nên băng với mục đích che bụi ngay sau khi xăm mà phải đi ra đường. Về đến nhà phải tháo ra ngay cho thoáng.
- Không thoa các loại vaseline, thuốc mỡ, dầu... không chỉ định dành cho Tattoo. Chỉ sử dụng gói dưỡng chuyên dụng được cho phép.
- Tránh vận động mạnh gây trầy xước, vỡ nứt hình xăm trong những ngày đầu. Bạn cũng nên hạn chế tắm hay dùng xà bông trong những ngày đầu.
- Tuyệt đối không được cạy, gỡ lớp mực xăm sẽ ảnh hưởng đến lớp mực.
Thử qua cả loạt kem chống nắng, đây là tuýp gây thất vọng nhất: Da tôi bị mụn bùng phát còn phải gặp bác sĩ da liễu Chất kem thực tế khác xa với những quảng cáo về sản phẩm. Từng sử dụng qua nhiều loại kem chống nắng khác nhau, nhưng đây là dòng kem khiến tôi thất vọng nhất từ trước đến giờ. Đó chính là tuýp kem chống nắng của Nga Kpem-AKTNB với chỉ số SPF 50. Chưa bàn về hiệu quả chống nắng trên da, chỉ...