Những cách đơn giản phòng tránh bệnh cúm khi giao mùa
Thời tiết giao mùa, bệnh cúm dễ lây lan thành dịch, người dân có thể áp dụng những cách đơn giản hàng ngày để phòng bệnh, nhất là trong giai đoạn dễ nhầm lẫn với dịch COVID-19.
Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người có thể phòng được các bệnh đường hô hấp. Ảnh: TTXVN
Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa dễ lây lan bệnh cúm mùa; đặc biệt bệnh có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với COVID-19. Vì vậy người dân cần chú trọng thực hành các biện pháp phòng bệnh.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.
Cúm mùa có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.
Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch… thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Để chủ động phòng chống cúm mùa, nhất là trong giai đoạn mùa đông- xuân, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp đơn giản mà hiệu quả như:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
- Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
- Để phòng bệnh hữu hiệu, người dân nên tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
7 bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi mùa hè - thu
Tập luyện thể chất đối với người cao tuổi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người cao tuổi. Thời điểm giao mùa hè - thu người cao tuổi càng phải chủ động trong việc tập luyện để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Người cao tuổi khi có thời gian đều nên thực hiện luyện tập thể dục thể thao. Đây là biện pháp giúp làm tăng sự dẻo dai và tăng khả năng lao động của bản thân để phục vụ bản thân, gia đình.
Video đang HOT
Ngoài ra, việc luyện tập thể chất còn giúp người cao tuổi chống lại lão hóa của hệ vận động, xương và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh lý tim mạch hoặc bệnh xương khớp.
Thực chất, các lợi ích việc rèn luyện thể dục thể thao đem lại đối với nhóm người đặc biệt như người cao tuổi cần được chăm sóc và quan tâm hơn cả. Lợi ích có thể nhìn thấy các chuyển biến tích cực mà người tham gia hoạt động thể chất một cách đều đặn, có tính duy trì.
Tuy nhiên, để có thể bắt đầu một kế hoạch đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người cao tuổi thì cần dành thời gian để tập luyện, đối tượng người cao tuổi cần xác định được các loại tiêu chí và điều kiện mà bản thân mình mong muốn để đạt được kết quả.
1. Xác định mục tiêu khi tập luyện
Việc xác định mục tiêu tập luyện cụ thể cần được xác định một cách rõ ràng, đối với người cao tuổi, từng khoảng thời gian tập luyện sẽ nhằm để cải thiện các mục đích khác nhau. Tập luyện thể chất chỉ đem lại hiệu quả khi người cao tuổi có kế hoạch rèn luyện khoa học và phù hợp với bản thân.
Để mục tiêu có thể được thực hiện nhanh chóng, rõ ràng thì cần dựa vào tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, tình hình sức khỏe hiện tại, các loại bệnh lý người cao tuổi đang mắc phải và những loại thuốc đang sử dụng,...
Cần xác định mục đích tập luyện thể thao đối với người cao tuổi - Ảnh Internet
Đối với các mục tiêu ngắn hạn người cao tuổi hoặc người hỗ trợ cần phải lập ra các mục tiêu dài hạn trong từng tháng và các quý tiếp theo. Nên ghi lại yêu cầu của người cao tuổi vào lịch để đối chiếu khi cần thiết. Dựa theo các mục tiêu này việc đánh giá thường xuyên có thể đưa ra những điều chỉnh về việc tập luyện, làm tăng giảm cường độ vận động một cách phù hợp và có thể đạt được kết quả tốt.
2. Lựa chọn các môn thể thao để tập luyện
Dựa theo đối tượng người cao tuổi chưa bao giờ thực hiện luyện tập thể dục thể thao hoặc đang có sức khỏe kém, bị bệnh và đang trong giai đoạn phục hồi sau điều trị thì nên lựa chọn các loại bài tập nhẹ nhàng, sau đó mới tăng dần để phù hợp với sức khỏe.
Bản chất, việc lựa chọn môn thể thao hay các biện pháp luyện tập phù hợp người cao tuổi cần được khuyến khích nên tham gia thêm nhiều các loại hoạt động rèn luyện bổ trợ khác.
Khi tập luyện nếu có xảy ra các ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc sinh hoạt của bản thân người cao tuổi hoặc người hỗ trợ nên thử định hướng tới một môn thể thao khác mà có tính thường xuyên hơn để giúp người cao tuổi có thể đạt ra được mục tiêu đã đề ra.
Lên kế hoạch luyện tập mùa hè - thu phù hợp với sức khỏe - Ảnh Internet
Thực hiện lập kế hoạch cho quá trình tập luyện mùa hè - thu
Thời điểm giao mùa, người cao tuổi dễ mắc các bệnh hen phế quản, viêm xoang và tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe của người cao tuổi càng cần được đặc biệt quan tâm. Do đó việc lập một kế hoạch thực hiện luyện tập giao mùa hè - thu là điều cần thiết.
- Kế hoạch tập luyện kéo dài có tính quan trọng, then chốt ảnh hưởng tới kết quả của việc tập luyện đem lại đối với sức khỏe người cao tuổi.
- Lựa chọn thời gian phù hợp để tập luyện.
- Duy trì việc tập luyện kéo dài thường xuyên, đều đặn.
- Hoạt động rèn luyện được kiểm tra dựa theo các tần số: Cường độ vận động, tần số lần thực hiện động tác, thời gian tập luyện.
- Khối lượng tập luyện thông thường sẽ phụ thuộc vào sức khỏe, khả năng của người cao tuổi, dựa theo tuần, theo tháng và chu kỳ.
3. Đánh giá hiệu quả tập luyện
Hiệu quả của việc tập luyện được đánh giá dựa theo khi đem lại kết quả tốt cho sức khỏe và không gây ra các nguy cơ xấu ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi.
Có 2 cách có thể kiểm tra được hiệu quả tập luyện trong thời điểm giao mùa hè - thu mà người cao tuổi đã đạt được như sau:
- Lắng nghe phản hồi của cơ thể sau những lần tập. Các cảm giác về giấc ngủ, sự ngon miệng hoặc trong lượng cơ thể, khả năng bài tiết, tiết mồ hôi, nhịp thở, nhịp tim đều là những dấu hiệu có thể nhận thấy dễ dàng.
Đánh giá kết quả luyện tập thể thao đối với người cao tuổi - Ảnh Internet
Nếu sau quá trình tập luyện thể chất nhưng người tập không cảm nhận được sự thoải mái sau các bài tập thì lập tức nên tới cơ sở y tế để thăm khám.
- Kiểm tra bằng cách người cao tuổi thực hiện các bài test thể lực như thực hiện các bài kiểm tra đi bộ với cự ly cho trước. Các bài kiểm tra sức mạnh cơ thân trên hoặc thân dưới để đánh giá kết quả.
Tuy nhiên, muốn thực hiện các bài test thể lực và kiểm tra thì bạn cần tham khảo các tài liệu y học thể thao hoặc cần nhận được tham vấn từ bác sĩ.
Lưu ý khi người cao tuổi tham gia tập luyện thể thao:
- Cần có sự ủng hộ của người thân, chia sẻ của xã hội.
- Nên thực hiện luyện tập thể dục thể thao theo phong trào và có bạn bè cùng tuổi để thực hiện luyện tập.
- Chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm và các vấn đề về sức khỏe trong thời gian tập luyện.
4. Các bài tập thể dục phù hợp với người cao tuổi mùa hè - thu
- Các bài tập dưỡng sinh
Đây là môn thể thao mà được nhiều người cao tuổi lựa chọn nhất vì đem lại hiệu quả và giúp thư giãn tốt cho tim mạch, khớp cũng như giúp tinh thần người cao tuổi được tĩnh tâm, ôn hòa.
- Đi bộ
Biện pháp đi bộ được coi là bài tập dễ thực hiện nhất bởi vì đây là bài tập vận động nhẹ, đi bộ đem lại nhiều lợi ích cho gân cốt, hệ tiêu hóa, giúp điều hòa khí huyết cho người cao tuổi. Ngoài ra, bài tập này cũng không đòi hỏi kỹ thuật, không cần luyện tập ở cường độ cao và còn giúp người cao tuổi cải thiện độ dẻo dai.
Người cao tuổi đạp xe đạp tại nhà giúp nâng cao sức khỏe - Ảnh Internet
- Chạy chậm
Chạy chậm phù hợp với người cao tuổi có sức khỏe dự trữ, không cần gắng sức và tuyệt đối không thi chạy với người khác. Chỉ nên giữ nhịp độ sức khỏe phù hợp với bản thân hoặc tăng nhịp độ chạy, nếu mệt có thể nghỉ một chút nếu cần thiết.
- Người cao tuổi tập luyện thể chất bằng các bài tập bơi
Thời điểm giao mùa hè - thu, trời đã bắt đầu hơi lạnh thì người cao tuổi có thể lựa chọn các bể bơi trong nhà để tập luyện. Phương pháp này hỗ trợ toàn diện, thích hợp với người cao tuổi. Người cao tuổi chỉ nên bơi trong thời gian ngắn, ngoài lợi ích sức khỏe, bơi đối với người cao tuổi còn giúp uốn lại cột sống đã hơi bị còng của người cao tuổi.
- Các bài tập Yoga nhẹ nhàng
Bài tập yoga không cần quá nhiều thể lực, chỉ cần nhịp thở đúng cách. Do đó, yoga còn giúp người cao tuổi thư giãn tinh thần, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và tạo một giấc ngủ sâu, sảng khoái.
- Đạp xe đạp
Lựa chọn đạp xe đạp vừa giúp tập luyện lại vừa giúp người cao tuổi đốt cháy năng lượng, tạo sự dẻo dai và linh hoạt hơn. Thời tiết mùa hè - thu thay đổi thất thường có thể lựa chọn các loại máy, mô hình xe đạp để người cao tuổi thực hiện luyện tập tại nhà.
- Một số các bài tập thể chất khác: động tác ngồi xổm, nâng chân, đứng trên một chân, thực hiện độc tác duỗi,...
Có rất nhiều bài tập khác nhau mà người cao tuổi có thể lựa chọn phù hợp với sức khỏe bản thân. Người cao tuổi cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân để lựa chọn hình thức vận động phù hợp nhất.
Cha mẹ cần làm gì khi con bị cúm? Cha mẹ thường muốn giữ cho trẻ khỏe mạnh trong mùa cúm. Tuy nhiên, đôi khi, ngay cả những biện pháp phòng ngừa thận trọng nhất cũng không thể ngăn ngừa trẻ ốm. Nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, cha mẹ nên để con ở nhà. Ảnh minh họa. Khi trẻ có các triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên để con...