Những cách bày biện đồ ăn ngày Tết đơn giản mà đẹp
Dịp Tết, các món ăn không chỉ ngon mà luôn được bày biện, trang trí hấp dẫn, tạo không khí vui tươi.
Tôm là món thường có trong mâm cơm ngày đầu năm. Màu đỏ hồng của tôm khiến món ăn bắt mắt, mang ý nghĩa may mắn.
Với món tôm, một trong những cách bày biện đơn giản là xếp thành hình đèn lồng. Bạn có thể để nửa củ khoai tây hoặc cơm ở phía dưới, luộc tôm và bóc vỏ, xếp xung quanh như hình. Phần đuôi lồng đèn có thể làm bằng cà rốt hoặc ớt đỏ thái sợi.
Nếu có món xúc xích, bạn có thể trang trí thành hình chùm pháo, vừa đẹp vừa dễ làm. Bạn chọn loại xúc xích ngắn, sau đó bào một lớp cà rốt mỏng, bọc bên ngoài. Phần đuôi pháo là cà rốt thái sợi, thân pháo là dưa chuột hoặc hành lá.
Với đậu Hà Lan quả dẹt, bạn có thể luộc hoặc chần sơ với nước, thêm chút dầu ăn cho bóng bẩy rồi xếp so le như hình để mô phỏng chú gà trống. Phần đầu gà làm bằng dưa chuột, phần mào gà là ớt chuông đỏ.
Video đang HOT
Món đậu bắp được xếp thành hình chiếc quạt. Đậu bắp cũng chần sơ, thêm dầu ăn và chẻ đôi rồi xếp so le, trên cùng rải xốt tỏi ớt, vừa thơm ngon, vừa làm món ăn thêm nổi bật.
Nếu khéo tay hơn, bạn có thể tỉa chiếc thuyền bằng dưa chuột hoặc đậu bắp, khoét phần ở giữa. Phần nhân là ngô xào xúc xích, đậu Hà Lan…
Đây là cách trang trí khác của món ngô xào thập cẩm, được bày trong những ‘ống tre’ làm từ dưa chuột khoét ruột.
Món ăn này cầu kỳ hơn đôi chút, làm từ trứng cút, tôm, giá, rau mầm.
Với món cá xốt quen thuộc, bạn có thể bày biện theo cách trong hình, với những lớp cá xếp so le nhau, rưới nước xốt lên trên cùng.
Món súp lơ xào cũng có thể được ‘phù phép’ thành thân cây, tỉa thêm ‘đồng xu’ bằng cà rốt.
Da trâu - Món ăn độc đáo ngày Tết
Ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã đến . Tuy đại dịch covid vẫn còn phức tạp, nhưng mọi gia đình vẫn đi sắm tết nhộn nhịp.
Da trâu khô
Tôi lại càng nhớ cái tết xưa ở quê hơn, có món đặc biệt là da trâu, đánh dấu một thời nghèo khó, mà tuổi thơ chắc nhiều người được ăn.
Cách đây 45 năm về trước, cứ vào ngày 26 hoặc 27 tháng chạp, bố tôi thường lấy trên gác bếp xuống một bó nhiều mảnh đen sì, cứng hơn đá, đập không vỡ. Bố tôi sai tôi rửa sạch. Tôi dùng búa gõ, dao cạo sạch bồ hóng bếp. Tôi hỏi:
- Cái gì thế Bố?
- Bì trâu (da trâu khô) đó con!
Tôi lại hỏi:
- Để làm gì thế Bố?
Bố tôi nói:
- Để làm đồ ăn ngày tết chứ làm gì.
Tôi cứ nghĩ, cứng thế này làm sao mà ăn được!
- Con cứ làm sạch đi rồi Bố làm cho xem. Không có mà ăn nhiều đâu!
Khi làm da trâu được làm sạch sẽ, bố tôi bỏ vào cái nồi đất, đổ trấu xung quanh và nhóm lửa. Trấu cháy đượm lửa hồng. Sau một đêm, Bố tôi bê nồi từ bếp tro ra. Lúc này, những miếng da trâu đã mềm ra. Bố tôi thái mỏng và kết hợp với ít tai, má lợn đụng chia phần về xào kỹ. Bố tôi gói cái giò xào. Khi tới 30 tết, Bố tôi cắt ra cúng các cụ rồi mới cho chúng tôi ăn. Ôi, sao mềm, giòn và ngon quá. Nhưng nhà đông anh em, có đâu mà ăn thoải mái như bây giờ được.
Từ đó tôi mới hiểu. vào những ngày giá rét tháng 11 trời rét đậm, rét hại, các con trâu già bị chết, dân làng làm thịt chia nhau. Bố tôi thường mua thêm ít da trâu về, luộc, làm sạch lông, treo lên gác bếp, để dành đến tết, mới có đồ ăn. Lúc đó, toàn xã hội còn nghèo khó, những gia đình nghèo khổ ở làng quê như chúng tôi, ngày tết chỉ được hai hoặc ba cân thịt lợn, còn quanh năm hầu như không có, chứ đâu được như bây giờ, đất nước ta đã phát triển mạnh, ngày tết không còn là mơ ước như lớp trẻ ngày xưa nữa. Bây giờ đất nước ta chuyển sang tiêu chí: ăn ngon mặc đẹp rồi!
Hô biến đậu bắp thành món ngon bất ngờ, cả nhà "tròn mắt" nhìn thành phẩm Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn đã có ngay món ngon, thanh mát từ đậu bắp, đảm bảo cả nhà sẽ phải tấm tắc. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 9 quả đậu bắp (chọn quả bánh tẻ, đều nhau). - 80 g thịt, 4 nấm hương khô, 5g mộc nhĩ, 2 thìa tinh bột ngô, 3 thìa nước tương, 1...