Những “bùng nhùng” ở mỏ “vàng đen” tốt nhất Việt Nam
Không chỉ hốt vàng từ Việt Nam mang về, doanh nghiệp này còn bỏ qua nhiều quy định, làm mưa làm gió ở vùng vàng đen, gây bất bình trong dư luận.
Trong khi Việt Nam từng phải nhập khẩu than từ Indonesia thì tại khu vực Uông Thượng, Đồng Vông (phường Vàng Danh, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh), một mỏ than được xác định có chất lượng tốt nhất Việt Nam lại đang thuộc về một công ty của Indonesia. Điều đáng nói là không chỉ hốt vàng từ Việt Nam mang về, doanh nghiệp này còn bỏ qua nhiều quy định, làm mưa làm gió ở vùng vàng đen, gây bất bình trong dư luận.
Vì quản lý lỏng lẻo, khai trường của VMD luôn đông người đến nhặt than
Khai trường hỗn độn
Mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông có diện tích hơn 1.000 ha, vốn nằm trong khai trường quản lý của Công ty than Uông Bí (TUB) và là nơi được xác định có nguồn than tốt nhất vùng mỏ Quảng Ninh. Năm 1994, TUB ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty PT.Vietmindo Energitama (VMD) – doanh nghiệp 100% vốn Indonesia.
Theo hợp đồng hợp tác kinh doanh tháng 4/1994 thì mỗi năm VMD được phép khai thác, tiêu thụ và xuất khẩu 500.000 tấn than sạch, trong thời hạn 30 năm. Hầu hết máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc khai thác than của VMD là thuê phương tiện của các doanh nghiệp Việt Nam. Công ty VMD đã ký hợp đồng với 3 đơn vị để bốc xúc đất đá và vận chuyển than. Nhưng vì năng lực, thiết bị máy móc, phương tiện không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, 3 đơn vị này lại ký hợp đồng thuê một số doanh nghiệp tư nhân khác đưa phương tiện, máy móc vào khai trường để bốc xúc vận chuyển than, đất đá.
Video đang HOT
Theo Công an TP. Uông Bí (Quảng Ninh), do các đơn vị trực tiếp nhận bốc xúc, vận chuyển cho VMD ký hợp đồng với nhiều doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài tỉnh nên số lao động đến khai trường làm việc được tuyển dụng sơ sài, có cả những đối tượng đã có tiền án, tiền sự nghiện hút.
Trong khai trường của VMD hàng ngày có khoảng 400 – 600 người dân từ nhiều nơi đến khu vực giáp bãi thải dựng hàng trăm lán trại để vào bãi thải của VMD mót và trộm cắp than. Cũng do công tác quản lý của VMD buông lỏng nên một số công nhân, bảo vệ của công ty này đã thông đồng với lái xe, lái máy xúc của các đơn vị vận chuyển bốc xúc tuồn than ra ngoài. Nhiều đối tượng lưu manh thấy lái xe trộm cắp than đổ ra bãi thải bán, đã tìm cách lọt vào khai trường VMD dùng vũ khí, súng tự chế đe doạ, uy hiếp người dân rồi thu gom than trái phép.
Đại tá Nguyễn Quang Thành, trưởng CATP. Uông Bí cho biết, tình hình an ninh trật tự tại khai trường, ranh giới mỏ thuộc VMD quản lý vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng khai thác, vận chuyển than trái phép và nạn tổ chức thu gom, trộm cắp, đánh chém để cướp than tại đây có chiều hướng gia tăng, gây khó khăn cho công tác đảm bảo ANTT.
Chỉ tính từ năm 2010 đến nay, CATP Uông Bí đã phát hiện, xử lý 15 vụ phạm pháp hình sự tại khai trường VMD. Điển hình là việc khởi tố vụ trộm cắp gần 50 tấn than Triệt phá 26 lò khai thác than trái phép. Đặc biệt là trong một lần kiểm tra lán trại tại khu vực này, CA đã phát hiện thu giữ 19 khẩu súng các loại, 6 bộ áo giáp, 109 viên đạn các loại cùng nhiều dao, kiếm các loại, bắt khẩn cấp và triệu tập 22 đối tượng, triệt phá 86 lán trại, giải toả 5 điểm thu gom than trái phép
Mặc dù tình hình ANTT tại đây có diễn biến phức tạp cả về tính chất và quy mô, cơ quan chức năng của tỉnh và TUB đã có nhiều văn bản yêu cầu VMD tăng cường công tác bảo vệ tài sản, tài nguyên môi trường, ranh giới mỏ nhưng công ty này coi như không biết.
Liệu có nhập lại than của chính mình?
Theo CA tỉnh Quảng Ninh, bản hợp đồng hợp tác kinh doanh tháng 4/1994 giữa TUB và VMD có những điều khoản nêu rõ trách nhiệm của Công ty Vietmindo phải chịu trách nhiệm chính sự ô nhiễm môi trường cũng như tình hình mất ANTT xảy ra trong khai trường ranh giới mỏ, gây ảnh hưởng xấu đến các địa bàn xung quanh. Tuy nhiên, công ty này đã bỏ qua những cam kết của mình, liên tiếp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đến ANTT.
Sở dĩ VMD tự tung tự tác hoạt động, biến mỏ than trữ lượng lớn, quý giá nhất của Việt Nam thành lãnh địa riêng cho mình, theo đánh giá của CA tỉnh Quảng Ninh, là do lãnh đạo VMD thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ tài sản, tài nguyên khai trường ranh giới mỏ quản lý. Nhận thức về công tác bảo vệ của lãnh đạo VMD rấtoái oăm khi cho rằng công tác bảo vệ tài sản, tài nguyên môi trường, ranh giới mỏ và giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT tại địa bàn là việc của công an và chính quyền địa phương, nên không quan tâm, ngăn chặn, xử lý các vụ việc xảy ra?!
Theo tài liệu của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh, bản hợp đồng tháng 4/1994 không thể hiện quyền của TUB trong mọi hoạt động hợp tác. VMD là người điều hành toàn bộ hoạt động khai thác, sản xuất kinh doanh. TUB hầu như không được phép can thiệp, kể cả việc kiểm tra thông thường. Tỷ lệ ăn chia là quá thấp (TUB chỉ được hưởng 10% tổng số than thương phẩm do Vietmindo sản xuất trong năm đó). Trong khi đó phía Indonesia không chuyển nhượng được những tiến bộ gì về khoa học kỹ thuật, cung cách quản lý cho Công ty than Uông Bí vì phía Indonesia thuê và sử dụng ngay các nhà thầu là công tư nhân và nửa tư nhân của Việt Nam. K
hông chỉ biến mỏ than quý giá này là lãnh địa của riêng mình, Vietmindo còn tự tung tự tác khai thác bừa bãi, vượt quá quy định của hợp đồng. Mỗi năm Vietmindo chỉ được phép khai thác 500.000 tấn than thương phẩm, nhưng thực tế nhiều năm qua, mỗi năm công ty này đã khai thác từ 750.000 đến hơn 800.000 tấn. Chính vì sự bất lợi này mà các công ty than của Việt Nam dù có đủ năng lực để quản lý và khai thác đành ngậm ngùi nhìn mỏ vàng đen bị khai thác bừa bãi.
Chúng tôi đem thắc mắc này tới TUB thì được biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lịch sử để lại. Việc TUB ký hợp đồng với VMD chỉ là trên danh nghĩa, còn thực chất là do Bộ Công nghiệp thời điểm những năm 90 của thế kỷ trước trực tiếp phê duyệt. TUB đã nhiều lần đề nghị VMD đàm phán lại hợp đồng VMD chưa đồng ý.
Một lãnh đạo CA tỉnh Quảng Ninh: “Hoạt động bất chấp pháp luật Việt Nam của VMD không chỉ gây bức xúc với đơn vị hợp tức, người dân địa phương mà là rất nhiều cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp địa phương. Để sớm ổn định tình hình ANTT trong khu vực, CA tỉnh yêu cầu VMD chấm dứt ngay hợp đồng với các nhà thầu phụ. VMD phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật Việt Nam về bảo vệ ANTT, tài sản, tài nguyên, khai trường, ranh giới mỏ của công ty Chịu sự kiểm tra giám sát về ANTT, tài nguyên, ranh giới mỏ trước các cơ quan ban ngành địa phương, TUB và Tập đoàn khoáng sản Việt Nam Hai bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xem xét, thay đổi, bổ sung hợp đồng càng sớm càng tốt”.
Điều hết sức nực cười rằng Indonesia đã từng xuất khẩu than cho Việt Nam và thời gian gần đây, sau khi gây ra hàng loạt những rắc rối tại địa bàn khai thác, VMD liên tục lập dự án, làm công văn đề nghị gia hạn khai thác than và tăng số lượng lên tới 1 – 2 triệu tấn/năm. Nếu được cơ quan cấp trên đồng ý thì mỏ vàng này tiếp tục làm giàu cho một anh bạn thiếu ý thức. Còn TUB, tức là chúng ta phải chịu cay đắng, thiệt thòi trong nhiều năm nữa và ngậm ngùi nhập lại than của chính mình với giá cắt cổ?!
Không chỉ bị xử phạt về bảo vệ môi trường (tới gần 300 triệu đồng), gây mất an ninh trật tự, Công ty Vietmindo từng phải hầu toà vì bị kiện là đối tượng nợ không trả, thiệt hại không bồi thường. Hiện, vụ việc vẫn đang được các cơ quan pháp luật Việt Nam xem xét.
Theo NDT
Sập mỏ than, hai người bị vùi lấp
Chiều 24/4, xuống mỏ khai thác than trái phép ở Quảng Nam, hai trong 3 người bị vùi lấp, đến trưa nay vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Chiều 24/4, chị Quách Thị Sang (28 tuổi) cùng chồng là Quách Công Tạ (30 tuổi) và Bùi Đức Vượng (17 tuổi) trú tại huyện Kim Bôi (Quảng Nam) xuống mỏ than tư nhân tại xã Đại Hồng (Đại Lộc, Quảng Nam) khai thác.
"Bất ngờ mỏ bị mạch nước tràn vào gây sập. Anh Tạ ở phía trên nên kịp thoát ra ngoài, còn chị Sang và em Vượng bị vùi lấp phía dưới", một nhân chứng kể.
Mỏ than sâu khoảng 50 m. Ảnh: Nguyễn Đông
Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thanh Tâm, Trưởng công an xã Đại Hồng, cho biết mỏ than bị nạn sâu khoảng 50 m và là mỏ khai thác trái phép do ông Nguyễn Bình Vượng (trú xã Đại Hồng) làm chủ. Mỏ loại nhỏ này đã bị cấm khai thác khoảng 3 năm trước. Cách đây ít ngày ông Vượng lén lút khai thác lại thì gặp nạn.
Xã đã phối hợp với huyện Đại Lộc dùng 5 máy cỡ lớn để hút nước dưới hầm và tìm kiếm thi thể, nhưng đến trưa nay vẫn chưa có kết quả.
Theo VNExpress
Ảnh: Lễ an táng tập thể nạn nhân sạt lở Phấn Mễ Chiều 24/4, lễ an táng tập thể 5 nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở bãi thải của mỏ than Phấn Mễ đã được tổ chức tại Nhà văn hóa xóm Khuôn 1, xã Phục Linh (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) trước sự chứng kiến của hàng trăm người dân. 5 nạn nhân là: Bà Nguyễn Thị Hoàn (50 tuổi, chủ...