Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại?

Theo dõi VGT trên

Những hậu quả nặng nề mà COVID-19 gây ra cho nhân loại khiến nhiều người không khỏi rùng mình ớn lạnh vì gợi nhớ đến tình cảnh điêu tàn trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.

Chỉ trong thời gian ngắn, virus cúm Tây Ban Nha đã lây nhiễm cho khoảng 500 triệu người, tức 1/3 dân số toàn cầu lúc bấy giờ, đồng thời cướp đi mạng sống của hơn 50 triệu người, chỉ riêng nước Mỹ đã có 675.000 người chết. Bùng phát tại thời điểm Chiến tranh thế giới thứ nhất đang dần đến hồi kết, nền kinh tế chưa kịp phục hồi, hệ thống y tế lạc hậu và dòng người di chuyển hỗn độn, xô bồ, chính phủ các nước lại dồn toàn lực tập trung cho quân đội, đại dịch cúm Tây Ban Nha đã khiến toàn thế giới chịu tổn thất nặng nề.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 1

Binh sĩ được cách ly chờ hồi phục sau khi mắc cúm Tây Ban Nha tại một doanh trại ở Kansas, năm 1918.

Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), tính đến nay, dịch cúm năm 1918 là đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử. “Virus cúm Tây Ban Nha là một nhóm nhỏ của virus H1N1 có nguồn gốc từ chim. Dù còn một số luồng ý kiến trái chiều về nơi phát tán virus, song chúng đã lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu trong giai đoạn 1918 – 1919. Ở Mỹ, chủng virus này lần đầu được phát hiện trong quân đội vào mùa xuân năm 1918″, CDC cho biết.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 2

Các thành viên Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ chuyển thi thể bệnh nhân cúm Tây Ban Nha ra khỏi một căn nhà vào năm 1918.

Những bệnh nhân trong độ tuổi dưới 5, từ 20 đến 40 tuổi và trên 65 tuổi là đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất vì căn bệnh này. “Một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa COVID-19 và cúm Tây Ban Nha chính là bệnh cúm năm 1918 chủ yếu nhắm vào những bệnh nhân trẻ, đương độ khỏe mạnh”, trích lời John Barry, tác giả quyển sách The Great Influenza: The Story of the Deadliest Pandemic in History (tạm dịch: “Đại dịch cúm: Câu chuyện về dịch bệnh nguy hiểm nhất trong lịch sử”). “Có đến 2/3 số người chết là những bệnh nhân tuổi từ 18 đến 45″.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 3

Tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 4

Bệnh nhân được điều trị tại trạm quân y Hoa Kỳ ở Aix-les-Bains, Pháp.

Barry tin rằng giãn cách xã hội là chiến thuật hữu hiệu để chống lại COVID-19, song chỉ khi được thực hiện sớm và duy trì trong thời gian nhất định. Dữ liệu của cơ quan y tế đã cho thấy những người trẻ tuổi cũng không phải là “bất khả chiến bại” khi đối diện với sự nguy hiểm của dịch bệnh, bất kể đó là cúm Tây Ban Nha hay COVID-19. Bằng chứng là tính đến ngày 21/4, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã hơn 2,5 triệu, trong đó hơn 170.000 ca tử vong.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 5

Các thành viên của Ủy ban cộng đồng đang làm khẩu trang chống lây lan virus tại San Francisco, California, năm 1918.

Tại Mỹ, ổ dịch lớn nhất thế giới hiện tại, số ca mắc COVID-19 tính đến ngày 21/4 đã tăng vọt lên tới hơn 810.000 người và hơn 45.000 ca tử vong. Đến thời điểm này, khoảng 95% dân số Mỹ vẫn phải chấp hành lệnh cách ly xã hội do chính phủ ban hành. Alex Navarro, trợ lý giám đốc của Trung tâm Lịch sử Y học tại Đại học Michigan, chia sẻ với tờ Los Angeles Times: “Đại dịch năm 1918 đã dạy chúng ta bài học quan trọng – phải duy trì các biện pháp can thiệp càng lâu càng tốt. Bởi một khi những chính sách kiểm soát dịch bệnh đã bị hủy bỏ, rất khó để khôi phục chúng”.

Video đang HOT

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 6

Một nhân viên y tế công cộng ở Anh mang theo dụng cụ phun thuốc chống cúm lên xe bus.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 7

Một y tá kiểm tra cho bệnh nhân tại Bệnh viện Walter Reed, năm 1918.

Sau khi phân tích bệnh dịch năm 1918, CDC và Trung tâm Lịch sử Y học đã nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa áp dụng sớm, duy trì và hoạch định các biện pháp can thiệp phi dược phẩm và việc giảm thiểu hậu quả của dịch bệnh. Nicholas Jewell, nhà nghiên cứu sinh học của UC Berkeley, đã cùng con gái Britta, một nhà dịch tễ học, tìm hiểu về những lợi ích của việc tự cách ly sớm trong thời điểm đại dịch bùng phát. Theo kết quả dự đoán, nếu các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng sớm hơn một tuần, số ca tử vong trên toàn nước Mỹ sẽ giảm đi khoảng 40.000.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 8

Người đàn ông phát khẩu trang ở San Francisco, California, năm 1918.

Nhiều chuyên gia, bao gồm cả Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, cũng cảnh báo nguy cơ tổn thất hàng trăm nghìn mạng sống nếu chính phủ nóng vội dỡ bỏ lệnh giãn cách. Tình trạng người mắc cúm Tây Ban Nha tăng vọt sau khi chính quyền San Fransisco hủy lệnh cách ly quá sớm chính là ví dụ điển hình. Từ quang cảnh vui mừng khi thành phố dần sạch bóng virus, quyết định sai lầm này đã châm ngòi cho đợt bùng nổ đại dịch thứ hai, dẫn đến cái chết của hàng chục nghìn người. Philadelphia và Pennsylvania cũng rơi vào thảm kịch tương tự sau cuộc diễu hành Liberty Loan diễn ra vào ngày 28/9/1918.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 9

Một cảnh sát Mỹ đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm virus.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 10

Nhân viên nâng cáng trước xe cấp cứu, chờ tiếp nhận bệnh nhân tại St. Louis.

Tiến sĩ Mike Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và chính sách ở Đại học Minnesota, tin rằng nước Mỹ đã rút kinh nghiệm từ bài học đau thương về dịch cúm năm 1918 trong quá khứ. “Điều khiến tôi lo ngại là đại dịch năm 1918 kéo dài gần hai năm. Đối chiếu với hiện tại, chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu trong cuộc chiến với dịch bệnh”, ông nói.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 11

Bản hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng, phòng tránh lây nhiễm virus cúm được ban hành với ảnh một người phụ nữ đeo khẩu trang.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 12

Hai bệnh nhân được đặt nằm ngược hướng với nhau, tránh để hơi thở người này phả lên mặt người kia.

COVID-19 và dịch cúm Tây Ban Nha đều chưa có vaccine điều trị, khiến đội ngũ y bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh, gia tăng áp lực cho hệ thống y tế. Thậm chí, vào năm 1918, mọi người còn không biết dịch cúm “sát thủ” khiến họ sợ hãi là do virus gây ra.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 13

Người dân nghe nhân viên y tế phổ cập thông tin về dịch bệnh ở San Francisco, California năm 1918.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 14

Các y tá chăm sóc cho bệnh nhân cúm Tây Ban Nha trong lều trại ở Massachusetts, năm 1918.

Cho đến nay, những bức hình ám ảnh ghi lại cuộc sống của mọi người thời đại dịch năm 1918 vẫn được lưu giữ như một lời cảnh báo cho thế hệ sau. Ai nấy đều đeo khẩu trang, dựng lều khám bệnh dã chiến ngoài trời và vận dụng những biện pháp tương tự như chúng ta hiện nay để chống lại kẻ thù vô hình đang rình rập. Giờ đây, thảm kịch năm xưa lại có xu hướng tái diễn khi con người bị đặt vào thế đối đầu với đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta là không để lịch sử có cơ hội lặp lại.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 15

Một người đưa thư đeo khẩu trang ở thành phố New York, mùa thu năm 1918.

Trong lúc chính phủ Mỹ đắn đo về thời gian hủy lệnh giãn cách xã hội, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia, đề nghị nước này nên tăng tốc độ xét nghiệm lên gấp 3 lần hiện tại để xác định được mức độ lây lan khủng khiếp của COVID-19. “Cơ quan y tế chỉ thực hiện 1,5 – 2 triệu ca xét nghiệm mỗi tuần”, ông nói. “Chúng ta cần tăng tốc lên ít nhất gấp 2, 3 lần như thế”.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 16

Nhân viên Hội Chữ thập đỏ bán khẩu trang chống dịch ở San Francisco, California, năm 1918.

Những bức hình ám ảnh về đại dịch cúm năm 1918 ở Mỹ: Liệu lịch sử có lặp lại? - Hình 17

Dòng người xếp hàng chờ lấy khẩu trang ở San Francisco, California năm 1918.

Thanh Vân

'Làn sóng thứ hai' Covid-19 chực chờ sau dỡ phong tỏa

Trong khi các quốc gia lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp hạn chế, lãnh đạo một số nước lo ngại về làn sóng bệnh dịch thứ hai.

Lịch sử cho thấy dịch cúm năm 1918, khiến 50 triệu người chết, là ví dụ điển hình dịch bệnh tấn công theo từng đợt nối tiếp nhau, đợt sau nghiêm trọng hơn đợt trước. Những bệnh dịch sau này, bao gồm cúm năm 1957 và 1968, cũng hình thành nhiều làn sóng. Dịch cúm A/H1N1 khởi phát tháng 4/2009, sau đó lây lan lần thứ hai ở Mỹ và vùng bắc bán cầu mùa thu năm đó.

Với mô hình nghiên cứu dịch tễ, các nhà khoa học luôn tìm cách trả lời các câu hỏi về nguyên nhân và cách thức ngăn chặn những làn sóng này. Mô hình cân nhắc các yếu tố từ hành vi công chúng cho đến chính sách về tiêm chủng và miễn dịch cộng đồng.

Giới chuyên gia đang theo dõi sát sao diễn biến của Covid-19 trong khi chưa có vaccine và số lượng người mang miễn dịch chưa nhiều. Virus tái bùng phát ở Singapore sau thời gian được kiểm soát là hồi chuông cảnh báo cho toàn thế giới.

Mặc dù Singapore đã thiết lập hệ thống theo dõi sát sao các trường hợp tiếp xúc gần, Covid-19 vẫn quay lại tại một khu ký túc đông đúc, kém vệ sinh dành cho các lao động nước ngoài. Với hơn 1.000 ca nhiễm mới được báo cáo ngày 21/4, Singapore là ví dụ điển hình cho việc bệnh có thể tái bùng phát tại những khu vực đông dân và kiểm dịch lỏng lẻo.

Làn sóng thứ hai Covid-19 chực chờ sau dỡ phong tỏa - Hình 1

Người dân New York đeo khẩu trang khi ra đường để phòng chống dịch. Ảnh: NY Times

Số trường hợp dương tính nCoV ở Đức cũng tăng nhẹ vào tuần trước, nước này đã bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế.

Một nhóm ca nhiễm mới ở thành phố Cáp Nhĩ Tân gần biên giới với Nga cũng khiến nhà chức trách phải thực hiện phong tỏa, mặc dù Trung Quốc đã báo cáo số lượng lây lan trong cộng đồng gần như bằng không. Thực tế này khiến các quốc gia phải cân nhắc về thời điểm và cách thức gỡ bỏ lệnh phong tỏa để tránh tái bùng phát.

Quan điểm chung của các nhà khoa học là làn sóng thứ hai xảy ra do năng lực điều trị và cách ly không thể đáp ứng tình hình thực tế. Trong tình hình hiện tại, lo ngại xuất phát từ việc người dân trở nên tức giận với chính quyền và làn sóng biểu tình đòi mở cửa lại nền kinh tế ở Mỹ.

Mối nguy chỉ suy giảm khi khả năng nhiễm virus của người dân hạ thấp dưới ngưỡng nhất định hoặc vaccine được phổ biến rộng rãi.

Song các chuyên gia cho rằng chặng đường đến với một loại vaccine an toàn và hiệu quả còn rất xa và tốc độ lây nhiễm thực sự cũng chỉ là con số suy đoán. Thế giới vẫn đứng trước nguy cơ bùng phát Covid-19 lần hai hoặc thậm chí nhiều làn sóng khác.

Trên Washington Post, Justin Lessler, phó giáo sư về dịch tễ tại Đại học Johns Hopkins hồi tháng 3 viết: "Dịch bệnh cũng như những đám cháy. Khi có sẵn nguồn nhiên liệu, chúng sẽ bùng phát không kiểm soát. Khi nguồn nhiên liệu dần cạn kiệt, chúng sẽ cháy âm ỉ".

"Các chuyên gia dịch tễ gọi đây là 'nguồn lực lây nhiễm', nhiên liệu thúc đẩy nó là độ nhạy cảm của cộng đồng đối với mầm bệnh. Mỗi đợt dịch lặp lại sẽ làm giảm độ nhạy cho dù người dân các nước có đạt được miễn dịch hoàn toàn hoặc một phần, đồng thời khiến 'nguồn lực lây nhiễm' suy yếu, giảm nguy cơ lây lan đối với những người không có miễn dịch", ông bổ sung.

Song hiện tại, khoa học chưa biết nguồn nhiên liệu còn lại của nCoV là bao nhiêu. Đây được coi là vấn đề nan giải trong bài toán dập dịch toàn cầu.

Linh Phan

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp QuốcÔng Trump rút Mỹ khỏi cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc
10:25:24 06/02/2025
Ông Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữÔng Trump cấm người chuyển giới tham gia các môn thể thao dành cho nữ
21:28:23 06/02/2025
Phản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về GazaPhản ứng dữ dội sau đề xuất chấn động của ông Trump về Gaza
21:49:06 05/02/2025
Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?Từ đâu ông Trump đưa ra tuyên bố táo bạo về tiếp quản Gaza?
21:54:56 06/02/2025
Chiến dịch trấn áp người nhập cư bắt đầu 'làm nóng' đường phố MỹChiến dịch trấn áp người nhập cư bắt đầu 'làm nóng' đường phố Mỹ
17:28:21 05/02/2025
Nga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạmNga bắt đầu áp dụng chế độ trục xuất người nước ngoài vi phạm
06:39:36 06/02/2025
Trộm cuỗm 100.000 quả trứng giá cả tỉ đồng giữa 'lạm phát' tại MỹTrộm cuỗm 100.000 quả trứng giá cả tỉ đồng giữa 'lạm phát' tại Mỹ
21:58:18 05/02/2025
Palestine kêu gọi tôn trọng nguyện vọng của người dân muốn ở lại GazaPalestine kêu gọi tôn trọng nguyện vọng của người dân muốn ở lại Gaza
19:21:46 05/02/2025

Tin đang nóng

Châu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy ViênChâu Du Dân 2 lần đưa tang tình cũ: Trầm cảm vì mất Hứa Vỹ Luân, 18 năm sau bi kịch lặp lại với Từ Hy Viên
07:01:23 07/02/2025
Hoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hêHoa hậu Vbiz bị mỉa mai to gấp đôi đồng nghiệp nam, đáp trả cực gắt khiến netizen hả hê
07:22:59 07/02/2025
Mai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khácMai Ngọc lần đầu để lộ cận vòng 2 lớn rõ khi mang thai ở tuổi 35, 1 điểm không giống các mẹ bỉm khác
06:41:17 07/02/2025
Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơmLo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm
05:52:02 07/02/2025
Bức ảnh dấy tranh cãi Song Hye Kyo liệu còn xứng danh tường thành nhan sắc xứ Hàn?Bức ảnh dấy tranh cãi Song Hye Kyo liệu còn xứng danh tường thành nhan sắc xứ Hàn?
06:56:03 07/02/2025
"Tiểu Jennie" bị chê hát chua như chanh, nhảy như điện giật"Tiểu Jennie" bị chê hát chua như chanh, nhảy như điện giật
07:09:32 07/02/2025
Hoa hậu có là 'bình hoa di động' trong phim?Hoa hậu có là 'bình hoa di động' trong phim?
06:00:53 07/02/2025
Biết con dâu bị dị ứng hải sản nhưng mẹ chồng tôi luôn cố tình nấu toàn đồ biển mỗi lần con cháu đến chơiBiết con dâu bị dị ứng hải sản nhưng mẹ chồng tôi luôn cố tình nấu toàn đồ biển mỗi lần con cháu đến chơi
05:49:10 07/02/2025

Tin mới nhất

Iran, Trung Quốc phản ứng mạnh với kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump

Iran, Trung Quốc phản ứng mạnh với kế hoạch tiếp quản Gaza của ông Trump

07:51:36 07/02/2025
Bộ Ngoại giao Iran hôm 4.2 đã bác bỏ kế hoạch mà họ gọi là gây sốc do Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra nhằm kiểm soát Dải Gaza và bắt buộc di dời người Palestine khỏi vùng lãnh thổ ven biển này, theo AFP.
Nữ sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ bị 'đuổi' khỏi nhà công vụ sau khi bị ông Trump cách chức

Nữ sĩ quan cao cấp nhất của Mỹ bị 'đuổi' khỏi nhà công vụ sau khi bị ông Trump cách chức

07:46:37 07/02/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất cựu Chỉ huy Lực lượng Tuần duyên Linda Fagan khỏi nơi ở dành cho bà trong ngày 4.2, và bà chỉ được cho thời hạn 3 giờ kể từ lúc có thông báo, theo Đài NBC News dẫn hai nguồn thạo tin.
Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel

Ông Trump được tặng máy nhắn tin bằng vàng, ca ngợi 'chiến dịch tuyệt vời' của Israel

07:20:58 07/02/2025
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tặng Tổng thống Mỹ Donald Trump một máy nhắn tin vàng và một máy nhắn tin thông thường trong cuộc gặp của họ tại Nhà Trắng.
Nga thay thế lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ

Nga thay thế lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ

05:49:29 07/02/2025
Ông Kravchenko cho rằng với sự thay đổi này, ngành hàng không vũ trụ Nga sẽ có được cú hích mới và tân lãnh đạo Roscosmos sẽ có được sự ủng hộ và tin cậy cao từ phía lãnh đạo đất nước.
Điểm nghẽn trong việc hiện thực hoá thoả thuận đổi đất hiếm Ukraine lấy vũ khí Mỹ

Điểm nghẽn trong việc hiện thực hoá thoả thuận đổi đất hiếm Ukraine lấy vũ khí Mỹ

05:47:26 07/02/2025
Tôi muốn đảm bảo an ninh cho đất hiếm. Chúng tôi đang bỏ ra hàng trăm tỷ USD. Họ có tài nguyên đất hiếm tuyệt vời. Tôi muốn đảm bảo an ninh cho đất hiếm và họ sẵn sàng làm điều đó , tân Tổng thống Mỹ nói thêm.
Tổng thống Colombia đề xuất hợp pháp hóa cocaine

Tổng thống Colombia đề xuất hợp pháp hóa cocaine

05:46:10 07/02/2025
Phát biểu trong một cuộc họp chính phủ, ông nhấn mạnh rằng cocaine không nguy hiểm hơn rượu whisky và cocaine bị cấm chủ yếu là do có nguồn gốc tại Mỹ Latinh, chứ không phải dựa trên mức độ tác hại so với các chất kích thích hợp pháp kh...
Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm 2025

Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm 2025

05:45:41 07/02/2025
Những tác động của nhiệt độ cao bất thường ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Trên khắp thế giới, các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, mưa lớn, hạn hán và bão mạnh đang xuất hiện với tần suất và cường độ ngày càng cao.
Việt Nam tham dự hội nghị rà soát về thỏa thuận di cư khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam tham dự hội nghị rà soát về thỏa thuận di cư khu vực châu Á - Thái Bình Dương

05:42:36 07/02/2025
Tại sự kiện bên lề này, các bên đã trao đổi nhiều vấn đề cần quan tâm trong thời gian tới nhằm tăng cường bảo vệ người lao động di cư bao như phê chuẩn các công ước có liên quan, đẩy mạnh đối thoại và xây dựng dữ liệu.
Trung Quốc tuyên bố Dải Gaza không phải công cụ mặc cả chính trị

Trung Quốc tuyên bố Dải Gaza không phải công cụ mặc cả chính trị

05:40:22 07/02/2025
Đề xuất này nhanh chóng thu hút sự chú ý và gây ra nhiều tranh cãi. Giới quan sát lo ngại rằng việc đặt Dải Gaza dưới sự kiểm soát của Mỹ không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế mà còn làm phức tạp thêm tình hình khu vực.
Quan chức Nga đề cập điều kiện đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine

Quan chức Nga đề cập điều kiện đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine

05:38:54 07/02/2025
Về phần mình, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cũng xác nhận rằng các cuộc tiếp xúc với Washington đã gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền và đã có những cuộc đối thoại giữa các bên liên quan.
Quân đội Israel lập kế hoạch cho người dân Gaza 'tự nguyện rời đi'

Quân đội Israel lập kế hoạch cho người dân Gaza 'tự nguyện rời đi'

05:25:21 07/02/2025
Chỉ thị này được đưa ra sau tuyên bố gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump về kế hoạch Mỹ tiếp quản Gaza và tái định cư người Palestine đang sinh sống tại đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận về khả năng triển khai quân đội tới Gaza

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận về khả năng triển khai quân đội tới Gaza

05:05:29 07/02/2025
Ngày 4/2, Thủ tướng Netanyahu đã khen ngợi ông Trump vì tư duy phi truyền thống của ông và cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ về Gaza có thể thay đổi lịch sử.

Có thể bạn quan tâm

Sao Hoa ngữ 7/2: Chồng Từ Hy Viên từ bỏ quyền thừa kế, mắng Uông Tiểu Phi

Sao Hoa ngữ 7/2: Chồng Từ Hy Viên từ bỏ quyền thừa kế, mắng Uông Tiểu Phi

Sao châu á

09:16:18 07/02/2025
Chồng Từ Hy Viên mắng Uông Tiểu Phi: Có kẻ giả tạo đau buồn đi dưới mưa trong khi người khác lại bịa đặt tin tức bảo hiểm giả để làm mất uy tín của gia đình Đại S .
Sao Việt 7/2: Hoa hậu Mai Phương đẹp rạng rỡ, con gái Bình Minh cao gần bằng bố

Sao Việt 7/2: Hoa hậu Mai Phương đẹp rạng rỡ, con gái Bình Minh cao gần bằng bố

Sao việt

09:08:48 07/02/2025
Hoa hậu Mai Phương khoe ảnh mới sau thời gian im ắng, An Nhiên - con gái lớn của MC Bình Minh sở hữu đôi chân dài nổi bật dù mới ở tuổi 15.
Không thời gian - Tập 36: Ông Nậm khuyên bà Hồi hãy đối mặt với quá khứ

Không thời gian - Tập 36: Ông Nậm khuyên bà Hồi hãy đối mặt với quá khứ

Phim việt

09:04:51 07/02/2025
Sau khi khuyên bà Hồi, Nhớ lại tìm gặp riêng ông Nậm và muốn giúp đỡ. Cô cho biết, Hùng và Hạnh là em của mình và cảm thấy rất khổ tâm khi hai đứa không đến được với nhau.
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Sức khỏe

09:02:10 07/02/2025
Các biến chứng chủ yếu là suy hô hấp, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát..., thậm chí làm trầm trọng hơn tình trạng của bệnh nhi mắc bệnh nền, gia tăng nguy cơ tử vong.
Lisa "thả xích" màn collab quyền lực: MV đắt đỏ, khoe nhan sắc bùng nổ nhưng liệu có bị "át vía"?

Lisa "thả xích" màn collab quyền lực: MV đắt đỏ, khoe nhan sắc bùng nổ nhưng liệu có bị "át vía"?

Nhạc quốc tế

08:49:49 07/02/2025
7 giờ sáng 7/2/2025 (theo giờ Việt Nam), Lisa (BLACKPINK) chính thức trình làng MV Born Again, đánh dấu lần đầu hợp tác với 2 nghệ sĩ nổi tiếng - Doja Cat và Raye.
Lật mặt kẻ sát hại ông chủ quán ăn Phát Lộc Tài sau hơn 7 giờ gây án

Lật mặt kẻ sát hại ông chủ quán ăn Phát Lộc Tài sau hơn 7 giờ gây án

Pháp luật

08:05:03 07/02/2025
Do ghen tuông, Nguyễn Công Kha ở Phú Yên ra tay sát hại ông chủ quán ăn Phát Lộc Tài rồi phi tang chứng cứ. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, công an đã bắt giữ Kha sau hơn 7 giờ gây án.
Shakira tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân hậu chia tay Piqué

Shakira tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân hậu chia tay Piqué

Sao âu mỹ

06:36:29 07/02/2025
Shakira tiết lộ cô một mình chăm sóc hai con trai mà không có sự giúp đỡ. Nữ ca sĩ vượt qua giai đoạn khó khăn sau khi chia tay Piqué nhờ được chữa lành bằng âm nhạc.
Mỹ nam Hàn đóng liên tiếp 2 bom tấn cực hot, visual đẹp phát sáng y hệt 1 siêu sao Vbiz

Mỹ nam Hàn đóng liên tiếp 2 bom tấn cực hot, visual đẹp phát sáng y hệt 1 siêu sao Vbiz

Hậu trường phim

06:35:20 07/02/2025
Việc liên tiếp xuất hiện ở 2 dự án lớn, đóng chính bên cạnh các tiền bối nổi đình đám đã giúp tên tuổi của Choo Young Woo lên như diều gặp gió.
Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'

Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'

Phim châu á

06:34:41 07/02/2025
Bộ phim truyền hình When Life Gives You Tangerines có sự góp mặt của bộ đôi IU - Park Bo Gum thu hút sự chú ý với kinh phí sản xuất 41.3 triệu USD.
Cách đắp mặt nạ cho da khô

Cách đắp mặt nạ cho da khô

Làm đẹp

06:19:31 07/02/2025
Để khắc phục da khô, ngoài xây dựng quy trình chăm sóc da đúng cách, việc sử dụng các loại mặt nạ từ thiên nhiên chính là chìa khóa vàng giúp làn da mịn màng tự nhiên.
Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị

Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị

Ẩm thực

05:58:42 07/02/2025
Với công thức đơn giản và những mẹo nhỏ dưới đây, bạn sẽ có ngay món bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị, thơm ngon như nhà hàng ngay tại căn bếp của mình