Những bức ảnh lay động triệu con tim
Những bức ảnh ghi lại các khoảnh khắc ý nghĩa đã làm lay động triệu độc giả trên thế giới.
Một trong những bức ảnh lay động lòng người đó là bức ảnh chụp nhà truyền giáo Uganda nắm chặt bàn tay chỉ còn da bọc xương của một bé trai sắp chết đói. Tấm ảnh còn lột tả khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trên thế giới. Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên ảnh AP Nick Út cũng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các độc giả. Trong ảnh, em bé Kim Phúc (9 tuổi) đang khóc do những vết bỏng nặng gây nên những đau đớn sau khi Quân đội Mỹ ném bom xuống Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Bé trai 12 tuổi người Brazil nghẹn ngào khóc trong lúc chơi đàn violin trong lễ tang thầy giáo, người giúp cậu thoát khỏi đói nghèo và cuộc sống đen tối nhờ âm nhạc. Bé trai 6 tuổi sống trong một trại trẻ mồ côi ở Áo vui mừng khôn xiết sau khi nhận đôi giày mới từ các thành viên Hội Chữ thập Đỏ Mỹ. Bức ảnh “Bố đợi con với” của tác giả Claude P. Dettloff chụp ngày 1/10/1940 ghi cảnh bé trai Whitey Bernard vội chạy ra níu tay bố mình, người chuẩn bị ra mặt trận. Nữ binh sĩ Mỹ Terri Gurrola ôm chầm con gái yêu quý sau khi hoàn thành 7 tháng nghĩa vụ ở Iraq. Người dân làng không sợ nguy hiểm lao mình xuống dòng nước lũ trong trận lụt kinh hoàng ở thành phố Cuttack (Ấn Độ) năm 2011 để cứu những chú mèo. Cựu lính Hồng quân ngồi sụp xuống cạnh xe tăng, chiếc chiến xa này đã gắn bó thân thiết với ông trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới 2. Giờ nó đang được trưng bày ở một thị trấn nhỏ của Nga. Bức ảnh “Cô bé cầm hoa” của tác giả Marc Riboud ghi lại cảnh cô gái trẻ Jane Rose Kasmir cắm bông hoa trên lưỡi lê của người lính gác ở Lầu Năm Góc trong một cuộc biểu tình chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 21/10/1967. Cô bé đang ở khu vực cách ly khỏi chất phóng xạ nhìn chú chó qua ô cửa kính ở Nihonmatsu, Nhật Bản ngày 14/3. Một bức ảnh xúc động khác ghi lại cảnh nam công dân Pháp khóc trong tuyệt vọng khi hay tin Đức Quốc xã chiếm Thủ đô Paris. Các binh sĩ vui mừng khi cứu sống một bé gái bốn tháng tuổi nằm dưới đống đổ nát sau thảm họa kép ở Nhật Bản. Hình ảnh cảm động trên nhanh chóng xuất hiện trên các báo. Cụ ông người Triều Tiên bật khóc sau khi chia tay người em trai hiện sống ở Hàn Quốc sau khi kết thúc cuộc đoàn tụ hai miền ngày 31/10/2010. Trong dịp đó, 436 người Hàn Quốc đã sang Triều Tiên để gặp 97 người họ hàng bị chia cắt trong cuộc chiến liên Triều.
Một trong những bức ảnh lay động lòng người đó là bức ảnh chụp nhà truyền giáo Uganda nắm chặt bàn tay chỉ còn da bọc xương của một bé trai sắp chết đói. Tấm ảnh còn lột tả khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trên thế giới.
Bức ảnh “Em bé Napalm” của phóng viên ảnh AP Nick Út cũng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với các độc giả. Trong ảnh, em bé Kim Phúc (9 tuổi) đang khóc do những vết bỏng nặng gây nên những đau đớn sau khi Quân đội Mỹ ném bom xuống Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972.
Bé trai 12 tuổi người Brazil nghẹn ngào khóc trong lúc chơi đàn violin trong lễ tang thầy giáo, người giúp cậu thoát khỏi đói nghèo và cuộc sống đen tối nhờ âm nhạc.
Bé trai 6 tuổi sống trong một trại trẻ mồ côi ở Áo vui mừng khôn xiết sau khi nhận đôi giày mới từ các thành viên Hội Chữ thập Đỏ Mỹ.
Bức ảnh “Bố đợi con với” của tác giả Claude P. Dettloff chụp ngày 1/10/1940 ghi cảnh bé trai Whitey Bernard vội chạy ra níu tay bố mình, người chuẩn bị ra mặt trận.
Nữ binh sĩ Mỹ Terri Gurrola ôm chầm con gái yêu quý sau khi hoàn thành 7 tháng nghĩa vụ ở Iraq.
Video đang HOT
Người dân làng không sợ nguy hiểm lao mình xuống dòng nước lũ trong trận lụt kinh hoàng ở thành phố Cuttack (Ấn Độ) năm 2011 để cứu những chú mèo.
Cựu lính Hồng quân ngồi sụp xuống cạnh xe tăng, chiếc chiến xa này đã gắn bó thân thiết với ông trong suốt cuộc Chiến tranh Thế giới 2. Giờ nó đang được trưng bày ở một thị trấn nhỏ của Nga.
Bức ảnh “Cô bé cầm hoa” của tác giả Marc Riboud ghi lại cảnh cô gái trẻ Jane Rose Kasmir cắm bông hoa trên lưỡi lê của người lính gác ở Lầu Năm Góc trong một cuộc biểu tình chống lại cuộc chiến tranh Việt Nam ngày 21/10/1967.
Cô bé đang ở khu vực cách ly khỏi chất phóng xạ nhìn chú chó qua ô cửa kính ở Nihonmatsu, Nhật Bản ngày 14/3.
Một bức ảnh xúc động khác ghi lại cảnh nam công dân Pháp khóc trong tuyệt vọng khi hay tin Đức Quốc xã chiếm Thủ đô Paris.
Các binh sĩ vui mừng khi cứu sống một bé gái bốn tháng tuổi nằm dưới đống đổ nát sau thảm họa kép ở Nhật Bản. Hình ảnh cảm động trên nhanh chóng xuất hiện trên các báo.
Cụ ông người Triều Tiên bật khóc sau khi chia tay người em trai hiện sống ở Hàn Quốc sau khi kết thúc cuộc đoàn tụ hai miền ngày 31/10/2010. Trong dịp đó, 436 người Hàn Quốc đã sang Triều Tiên để gặp 97 người họ hàng bị chia cắt trong cuộc chiến liên Triều.
Theo_Kiến Thức
Tường tận xe tăng hạng nặng của Mỹ trong CTTG 2
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, người Mỹ cũng cố gắng phát triển xe tăng hạng nặng nhưng hầu như chúng không đạt được tiếng tăm như KV-1 hay Tiger.
Nhắc tới xe tăng hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ, người ta có lẽ ngay lập tức nghĩ tới các thiết kế huyền thoại KV-1, IS-2 của Liên Xô hay Tiger I/II của Đức. Thực tế, người Mỹ cũng nỗ lực tạo ra đội hình xe tăng hạng nặng của riêng họ nhưng hầu như chúng không có được tiếng tăm như sản phẩm Đức hay Liên Xô. Xe tăng hạng nặng M6 được phát triển giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, tuy nhiên chỉ có tổng cộng 40 chiếc ra đời và không bao giờ xuất hiện trên chiến trường. Mẫu tăng này nặng tới 57,4 tấn, dài 8,43m, kíp lái 6 người, giáp dày 25-83mm, trang bị khẩu pháo chính 76,2mm M7. Xe tăng hạng nặng T14 được phát triển với sự phối hợp giữa Mỹ và Vương quốc Anh. Chiếc xe tăng nặng 41 tấn này phát triển trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng trung M4 Sherman nhưng có lớp giáp dày tới 133mm, trang bị khẩu pháo OF 6 57mm của Anh hoặc 75mm M3 của Mỹ. Xe tăng hạng nặng T29 được công ty xe bọc thép Pressed và Detroit Arsenal hợp tác phát triển từ tháng 3/1944 nhằm đối trọi với mẫu tăng Tiger I/II của Đức phát xít. Tuy nhiên, cũng như M6, T14, T29 không bao giờ được sản xuất hàng loạt hay tham chiến. Ảnh: xe tăng hạng nặng T29 tại Bảo tàng tướng Patton. Xe tăng T29 được chế tạo trên cơ sở khung gầm thiết kế tăng hạng nặng T26E3 được kéo dài thân và bổ sung thêm giáp. Mẫu tăng có trọng lượng lên tới 64 tấn khi chiến đấu, giáp tháp pháo dày tới 249mm trong khi giáp thân là 102mm. Cỗ tăng vũ trang khẩu pháo 105mm T5E2 với cơ số đạn 63 viên. Vì là tăng hạng nặng nên đương nhiên T29 khá chậm chạp, tốc độ tối đa chỉ đạt 35km/h, tầm hoạt động 160km. Trên cơ sở T29, nhà sản xuất còn cố gắng tạo ra biến thể T34 với nòng pháo chính 120mm T53 đủ sức công phá mọi loại tăng mạnh nhất của Đức phát xít. Dẫu vậy, thế hệ T34 tất nhien đã chết cùng T29. Xe tăng hạng nặng T30 được phát triển giai đoạn cuối năm 1944 cũng nhằm đối phó lại xe tăng Đức Tiger I, Tiger II và mục tiêu xa hơn là dòng tăng IS của Liên Xô. Tất nhiên, dự án cũng chẳng đi tới đâu. T30 nặng tới 64,7 tấn, dài 10,9m, kíp lái cần đến 6 người. Cỗ tăng này được bọc giáp thân dày 100mm trong khi giáp tháp pháo lên tới 280mm. T30 được xem là cỗ tăng trang bị khẩu pháo lớn nhất lịch sử phát triển xe tăng Mỹ, nòng 155mm L/40 T7 với 34 viên đạn xuyên giáp và số lượng nhỏ đạn nổ phá mảnh. Siêu tăng hạng nặng T28 (ban đầu được định danh là T95) có lẽ là cỗ tăng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ với trọng lượng lên tới 95 tấn, được hãng Pacific Card & Foundry phát triển đáp ứng yêu cầu từ Quân đội Mỹ cần một cỗ tăng cho cuộc đổ bộ vào Nhật Bản nếu cần. Dù được xếp hàng xe tăng hạng nặng nhưng kiểu dáng của T28 nhìn giống như thiết kế pháo tự hành chống tăng thời bấy giờ. Khối lượng của xe tăng hạng siêu nặng T28 lên đến 86 tấn, kích thước dài 11,10m, rộng 4,39m và cao đến 2,84m. Lớp giáp của xe ở hai bên sườn là 64mm, nhưng lên đến 300mm ở những vị trí xung yếu, cho phép chống lại các đạn xuyên giáp 88mm của phát xít Đức. Vũ khí chính của xe tăng T28 là pháo T5E1 cỡ 105mm, cơ số đạn 62 viên. Đạn pháo có sơ tốc đầu 1.130m/s, và tầm bắn lên đến 19km. Tháp pháo của T28 sử dụng loại tháp pháo của xe tăng T23 để tiết kiệm chi phí. Vũ khí phụ là súng máy hạng nặng Browning M2 cỡ 12,7mm. Kíp lái gồm 4 người. Dù có lớp giáp "vô đối" và cỗ pháo mạnh khủng khiếp nhưng T28 gặp phải bất lợi vô cùng đó là tốc độ "chậm hơn rùa". Thời điểm đó, người Mỹ chỉ có thể trang bị cho nó động cơ xăng 500 mã lực, khó có thể giúp di chuyển cả khối sắt tháp lớn như vậy được. Chính vì vậy, dự án siêu tăng T28 rốt cuộc cũng bị hủy bỏ. Hầu như mọi dự án xe tăng hạng nặng của Mỹ đều đi vào ngõ cụt, duy chỉ có thiết kế M26 Pershing là đạt được thành công. M26 Pershing được nhà máy tank Detroit và Fisher hợp tác phát triển cuối CTTG 2 và chính thức sản xuất từ 1944-1945 với số lượng 2.200 chiếc. Xe tăng hạng nặng M26 Pershing nặng 46 tấn, giáp thân dày 102mm, giáp tháp pháo 76mm, trang bị pháo chính 90mm M3 với 70 viên đạn. Cỗ tăng này xuất hiện trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi mà mọi thứ đã ngã ngũ. Dẫu cho không mang lại tiếng vang nào, nhưng M26 Pershing vẫn ghi được dấu ấn khi chứng minh khả năng "knok out" Tiger I trong một số trận đánh.
Nhắc tới xe tăng hạng nặng trong Chiến tranh Thế giới thứ, người ta có lẽ ngay lập tức nghĩ tới các thiết kế huyền thoại KV-1, IS-2 của Liên Xô hay Tiger I/II của Đức. Thực tế, người Mỹ cũng nỗ lực tạo ra đội hình xe tăng hạng nặng của riêng họ nhưng hầu như chúng không có được tiếng tăm như sản phẩm Đức hay Liên Xô.
Xe tăng hạng nặng M6 được phát triển giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2, tuy nhiên chỉ có tổng cộng 40 chiếc ra đời và không bao giờ xuất hiện trên chiến trường. Mẫu tăng này nặng tới 57,4 tấn, dài 8,43m, kíp lái 6 người, giáp dày 25-83mm, trang bị khẩu pháo chính 76,2mm M7.
Xe tăng hạng nặng T14 được phát triển với sự phối hợp giữa Mỹ và Vương quốc Anh. Chiếc xe tăng nặng 41 tấn này phát triển trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng trung M4 Sherman nhưng có lớp giáp dày tới 133mm, trang bị khẩu pháo OF 6 57mm của Anh hoặc 75mm M3 của Mỹ.
Xe tăng hạng nặng T29 được công ty xe bọc thép Pressed và Detroit Arsenal hợp tác phát triển từ tháng 3/1944 nhằm đối trọi với mẫu tăng Tiger I/II của Đức phát xít. Tuy nhiên, cũng như M6, T14, T29 không bao giờ được sản xuất hàng loạt hay tham chiến. Ảnh: xe tăng hạng nặng T29 tại Bảo tàng tướng Patton.
Xe tăng T29 được chế tạo trên cơ sở khung gầm thiết kế tăng hạng nặng T26E3 được kéo dài thân và bổ sung thêm giáp. Mẫu tăng có trọng lượng lên tới 64 tấn khi chiến đấu, giáp tháp pháo dày tới 249mm trong khi giáp thân là 102mm. Cỗ tăng vũ trang khẩu pháo 105mm T5E2 với cơ số đạn 63 viên. Vì là tăng hạng nặng nên đương nhiên T29 khá chậm chạp, tốc độ tối đa chỉ đạt 35km/h, tầm hoạt động 160km.
Trên cơ sở T29, nhà sản xuất còn cố gắng tạo ra biến thể T34 với nòng pháo chính 120mm T53 đủ sức công phá mọi loại tăng mạnh nhất của Đức phát xít. Dẫu vậy, thế hệ T34 tất nhien đã chết cùng T29.
Xe tăng hạng nặng T30 được phát triển giai đoạn cuối năm 1944 cũng nhằm đối phó lại xe tăng Đức Tiger I, Tiger II và mục tiêu xa hơn là dòng tăng IS của Liên Xô. Tất nhiên, dự án cũng chẳng đi tới đâu.
T30 nặng tới 64,7 tấn, dài 10,9m, kíp lái cần đến 6 người. Cỗ tăng này được bọc giáp thân dày 100mm trong khi giáp tháp pháo lên tới 280mm. T30 được xem là cỗ tăng trang bị khẩu pháo lớn nhất lịch sử phát triển xe tăng Mỹ, nòng 155mm L/40 T7 với 34 viên đạn xuyên giáp và số lượng nhỏ đạn nổ phá mảnh.
Siêu tăng hạng nặng T28 (ban đầu được định danh là T95) có lẽ là cỗ tăng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ với trọng lượng lên tới 95 tấn, được hãng Pacific Card & Foundry phát triển đáp ứng yêu cầu từ Quân đội Mỹ cần một cỗ tăng cho cuộc đổ bộ vào Nhật Bản nếu cần. Dù được xếp hàng xe tăng hạng nặng nhưng kiểu dáng của T28 nhìn giống như thiết kế pháo tự hành chống tăng thời bấy giờ.
Khối lượng của xe tăng hạng siêu nặng T28 lên đến 86 tấn, kích thước dài 11,10m, rộng 4,39m và cao đến 2,84m. Lớp giáp của xe ở hai bên sườn là 64mm, nhưng lên đến 300mm ở những vị trí xung yếu, cho phép chống lại các đạn xuyên giáp 88mm của phát xít Đức.
Vũ khí chính của xe tăng T28 là pháo T5E1 cỡ 105mm, cơ số đạn 62 viên. Đạn pháo có sơ tốc đầu 1.130m/s, và tầm bắn lên đến 19km. Tháp pháo của T28 sử dụng loại tháp pháo của xe tăng T23 để tiết kiệm chi phí. Vũ khí phụ là súng máy hạng nặng Browning M2 cỡ 12,7mm. Kíp lái gồm 4 người.
Dù có lớp giáp "vô đối" và cỗ pháo mạnh khủng khiếp nhưng T28 gặp phải bất lợi vô cùng đó là tốc độ "chậm hơn rùa". Thời điểm đó, người Mỹ chỉ có thể trang bị cho nó động cơ xăng 500 mã lực, khó có thể giúp di chuyển cả khối sắt tháp lớn như vậy được. Chính vì vậy, dự án siêu tăng T28 rốt cuộc cũng bị hủy bỏ.
Hầu như mọi dự án xe tăng hạng nặng của Mỹ đều đi vào ngõ cụt, duy chỉ có thiết kế M26 Pershing là đạt được thành công. M26 Pershing được nhà máy tank Detroit và Fisher hợp tác phát triển cuối CTTG 2 và chính thức sản xuất từ 1944-1945 với số lượng 2.200 chiếc.
Xe tăng hạng nặng M26 Pershing nặng 46 tấn, giáp thân dày 102mm, giáp tháp pháo 76mm, trang bị pháo chính 90mm M3 với 70 viên đạn. Cỗ tăng này xuất hiện trong giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 khi mà mọi thứ đã ngã ngũ. Dẫu cho không mang lại tiếng vang nào, nhưng M26 Pershing vẫn ghi được dấu ấn khi chứng minh khả năng "knok out" Tiger I trong một số trận đánh.
Theo_Kiến Thức
Ngắm bộ ảnh động vật hoang dã của nhiếp ảnh 13 tuổi Nhiếp ảnh gia nhí Ashleigh Scully say mê tìm kiếm và chụp ảnh động vật hoang dã ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng Nhiếp ảnh gia nhí Ashleigh Scully say mê tìm kiếm và chụp ảnh động vật hoang dã, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng. Tên cô gái nhỏ này là Ashleigh Scully, là một nhiếp ảnh gia bảo tồn...