Những bức ảnh chụp từ trên cao khiến người xem “đứng tim”
Những bức ảnh chụp từ trên cao gây cảm giác “ngợp” cho người xem.
Quan sát và ngắm nhìn khung cảnh từ các lồng kính ở độ cao từ hàng trăm, hàng nghìn mét là một trải nghiệm thú vị, tất nhiên là nó không dành cho những người sợ độ cao. Tuy nhiên bạn nên biết rằng đối với những người thông thường (không sợ độ cao), thì theo các chuyên gia, não bộ chúng ta cũng sẽ có một chút bối rối trong những môi trường như vậy. Phải một lúc sau khi đã quen với độ cao thì bạn mới có thể lấy lại sự bình tĩnh. Dưới đây là những bức ảnh được chụp từ các đài quan sát trên cao ấn tượng ở khắp nơi trên thế giới.
Một nhóm khách tham quan đang quan sát thành phố phía dưới từ một con đường đi bộ được treo ở độ cao 268 m ở thành phố Sydney, Australia. Đoạn đường bộ này dài 160 m chạy xung quanh tháp Sydney.
Khách du lịch đang đứng trên con đường đi bộ trên không Grand Canyon Skywalk. Cây cầu có độ cao 1219m và được vận hành bởi bộ tộc Hualapai (Ấn Độ). Với độ cao này, Grand Canyon là đường đi bộ cao thứ 2 trên thế giới.
Ảnh chụp tại cầu kính trên cao ở tháp Calgary, tỉnh Alberta – Canada. Chiếc cầu trên không này có độ cao 191m. Bạn có thể đứng trên tháp quan sát này miễn phí, không mất tiền.
Một khách tham quan đang đứng trên cầu kính có độ cao 158 m của tháp Blackpool ở Blackpool, Anh Quốc.
Ảnh chụp khách tham quan đang nhìn xuống dưới từ cầu kính cao 170m ở tháp Spinnaker, Portsmouth, Anh Quốc.
Cô gái đang nhìn xuống thành phố bên dưới từ tháp cao Willis ở Chicago (cao 442 m). Ban công bằng kính trong ảnh được treo ở độ cao 412 m và được nhô ra 1,2 m từ tầng 103.
Video đang HOT
Đây là hình ảnh chiếc lồng kính “Pas dans le Vide” (hay còn gọi là Step into the Void) được xây dựng trên đỉnh núi Aiguille du Midi (cao 3842 m). Từ đây, khách du lịch có thể ngắm nhìn ngọn núi Mont Blanc, đỉnh núi cao nhất châu Âu. Step into the Void cũng đánh bại Grand Canyon để trở thành đường đi bộ cao nhất thế giới.
View nhìn từ tầng thứ nhất của tháp vô tuyến Ostankino cao 540 m ở Moscow, Nga.
Lồng kính cao nhất ở Nam bán cầu chính là chiếc lồng kính ở tháp Eureka cao 297m. Tháp ngự trị ở khuôn viên Southbank tại Melbourne, tiểu bang Victoria, Australia.
Dãy hành lang bằng kính tại đài quan sát Trung tâm tài chính thế giới Thượng Hải đưa khách tham quan lên độ cao 474 m.
View từ một trong 2 “cửa sổ nhìn xuống” ở tầng đầu của đài quan sát chính tại tháp Tokyo cao 333m.
Cái nhìn xuống theo đường thẳng trực diện từ đài quan sát ở độ cao 350m tại tháp truyền hình Tokyo Sky Tree cao 634m ở Sumida, Tokyo, Nhật Bản.
Một lồng kính ở độ cao 468m tại tháp Oriental Pearl, Thượng Hải, Trung Quốc.
Lồng kính ở độ cao 553 m của đài quan sát CN Tower, khu trung tâm Toronto, tỉnh bang Ontario, Canada.
Nếu bạn cảm thấy việc đứng trong lồng kính trên cao 553m của đài quan sát CN Tower không đủ làm mình phải sợ hãi, bạn có thể thử “cảm giác mạnh” hơn bằng cách buộc dây rồi đi bộ dọc đường rìa rộng 1,5m ở độ cao 356 m so với mặt đất.
Theo PLXH/Gizmodo
Làm sao để trẻ đi đến trường an toàn?
Ai cũng mong muốn con em mình được đi đến trường một cách an toàn, tiện lợi. Tuy nhiên, trong điều kiện giao thông hiện nay tại Hà Nội, để có được điều đó rất cần sự quan tâm từ các cấp chính quyền và đặc biệt là cả cộng đồng dân cư.
Sự kiện "cộng đồng cùng trẻ đến trường" tại phường Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) là một trong 13 hoạt động sáng kiến "Đường đi bộ an toàn dến trường" đã được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - 22/12.
Sự kiện là dịp các em học sinh trường tiểu học Hạ Đình trải nghiệm về đi bộ an toàn, giảm bớt lo lắng về những hiểm nguy, sự mất an toàn giao thông khi các em tới trường mỗi ngày.
Để trẻ đi bộ đến trường được an toàn, rất cần có sự quan tâm của cả cộng đồng
Cũng trong sự kiện này, cuộc thi "Sáng kiến về đường đi bộ an toàn đến trường" đã được phát động tới các em học sinh, những đối tượng đang được xã hội và cộng đồng dân cư phường Hạ Đình quan tâm. Đây cũng là cơ hội để các em học sinh, cộng đồng dân cư quan tâm tới chủ đề này gặp gỡ, trao đổi ý tưởng, chia sẻ thông tin và kết nối.
Sự kiện do Câu lạc bộ sống xanh, Công ty Kiến trúc Xây dựng đô thị Hà Nội, Tổ chức nhịp cầu Sức khỏe, Công ty dữ liệu Hà Nội và các đoàn thể địa phương phường Hạ Đình phối hợp với trường tiểu học Hạ Đình tổ chức.
Tham gia sự kiện, em Nguyễn Hữu Lợi, học sinh lớp 5A2 trường tiểu học Hạ Đình cho biết, hàng ngày em được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy vì lo lắng cho sự an toàn của con. "Con rất thích đi bộ đến trường nhưng đường thì đông, nhiều xe máy mà lại có mấy đoạn phải qua đường. Vì vậy, con mong rằng sẽ có một đoạn đường thực sự an toàn để chúng con có thể tự đi bộ đến trường" - Lợi chia sẻ.
Học sinh Vũ Thùy Linh cũng cho biết, con đi học bằng xe máy với mẹ. Tuy nhiên, Linh rất thích đi bộ đến trường để vừa được hít không khí trong lành, tăng cường sức khỏe mà lại vừa được ngắm quang cảnh xung quanh. Nếu trên đường mà còn được đi cùng vài bạn ở cùng khu thì còn vui hơn rất nhiều.
Vũ Thùy Linh: Con rất thích được đi bộ đến trường
Là một người thường xuyên đưa đón cháu đi học tại trường tiểu học Hạ Đình, bà Nguyễn Thị Tư cho biết, hàng ngày bà thường dẫn cháu đi bộ nhưng vẫn có cảm giác lo lắng khi có nhiều xe ô tô, xe máy đi lại rất nhanh trong khu vực, nhất là giai đoạn này phường đang thi công cải tạo hồ nước. "Với đường sá và ý thức tham gia giao thông như hiện nay thì không thể để cho trẻ tự đi bộ đến trường được. Tôi rất muốn có một môi trường an toàn cho các cháu có thể tự đi bộ đến trường bởi bố mẹ thì bận, ông bà già yếu hoặc không phải gia đình ai cũng có ông bà để nhờ đưa đón con. Không chỉ cá nhân tôi mà người dân Hạ Đình đều mong muốn có một môi trường an toàn để các cháu đi đến trường." - bà Mùi bày tỏ.
Chia sẻ với PV, cô Nguyễn Thị Mùi, giáo viên trường tiểu học Hạ Đình cho biết, hàng ngày đa số học sinh trường tiểu học Hạ Đình được bố mẹ đưa đi học bằng xe máy, nhưng do các con đường trong phường dẫn đến trường là nhiều ngõ nhỏ, chật chội và hay tắc nên nhiều khi học sinh bị đi học muộn.
Một môi trường an toàn để trẻ đến trường là mong muốn của cả học sinh, phụ huynh và những người thực sự quan tâm đến tương lai của trẻ
"Việc có một môi trường an toàn để các con học sinh tiểu học đi bộ đến trường là rất quan trọng. Nó vừa đỡ thời gian của bố mẹ, vừa tốt cho sức khỏe của các con và quan trọng hơn, giúp cho trẻ được rèn luyện kỹ năng sống. Tuy nhiên, có rất ít học sinh đi bộ đến trường vì bố mẹ lo lắng cho sự an toàn của con. Nếu chính quyền phường và cả cộng đồng dân cư tạo điều kiện cho các con được đi bộ đến trường an toàn thì điều này rất tốt. Để làm điều thì ngoài việc hướng dẫn cho các con về an toàn giao thông tại trường (như vẫn đang thực hiện) thì cần tuyên truyền cho các phụ huynh hưởng ứng cho các con đi bộ và đặc biệt là người tham gia giao thông có ý thức nhường đường, giữ an toàn cho trẻ." - cô giáo Mùi, khối trưởng khối 5 trường tiểu học Hạ Đình nói.
Phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) có 15.000 dân, diện tích gần 1Km2. Phường vốn là một làng ngoại ô thành phố Hà Nội cho đến năm 1997 nhập vào nội thành. Phường có hai khu vực dân cư rõ rệt: khu làng xóm cũ và khu đất ở mới hình thành. Năm 1995, đường vành đai 3 đi qua phường chia cắt địa bàn thành hai khu vực riêng biệt. Một số trục giao thông mới mở rộng chay qua phường, các phương tiện cơ giới đi lại với tốc độ nhanh giao thoa với mạng lưới đường làng ngõ xóm vốn hình thành để đi bộ tạo nên những xung đột nguy hiểm về giao thông. Trong địa bàn phường có 8 cụm dân cư, có trường tiểu học và THCS cùng với 3 trường mẫu giáo mầm non. Tiếp giáp với phường Hạ Đình là xã Tân Triều (huyện Thanh Trì) có trường tiểu học Đặng Trần Côn và nhà trẻ Tân Triều mới xây dựng, thu nhận một phần học sinh của phường Hạ Đình.
Theo KTS Trần Huy Ánh, Công ty dữ liệu Hà Nội, hoạt động nhằm xây dựng một mô hình con đường an toàn để thay đổi điều kiện đến trường cho học sinh, từ đó thay đổi thói quen đi bộ có lợi cho sức khỏe của trẻ, tăng cường tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội giúp trẻ tự tin hơn.
Với sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng và chính quyền địa phương, hoạt động còn nhằm xây dựng nội quy để bảo vệ, tăng cường các tuyến đi bộ trong cộng đồng để đưa vào chính sách của địa phương và tăng tính bền vững.
Ông Ánh cũng mong rằng, kết quả của hoạt động sẽ là một ví dụ cụ thể, dễ áp dụng cho các địa phương khác cũng như các hoạt động với mục tiêu khác nhằm xây dựng cộng đồng sống tốt.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Changelog DotA 6.79 tiếng Việt (items và gameplay) Cùng đón đọc Changelog tiếng Việt của Map DotA 6.79 về những thay đổi của item và Gameplay. Các bạn có thể tham khảo bài viết changelog tiếng Việt về các hero tại đây. Gameplay - Sau khi Buyback, người chơi sẽ không được tăng Unreliable Gold cho đến khi thời gian Cooldown buyback kết thúc - Khi buyback, 25% lượng thời gian...