Những bóng hồng “sắt đá” của biệt động Sài Gòn
Thật khó tin khi những biệt hiệu “Chim sắt”, “Con thoi sắt” lại dành cho những người phụ nữ nhỏ nhắn, chân yếu tay mềm… Nhưng biệt hiệu ấy gắn với họ, bởi họ là Nữ biệt động Sài Gòn với những trận đánh kinh thiên động địa.
Nữ biệt động Sài Gòn năm xưa vốn là những cô sinh viên, học sinh, cô công nhân, chị bán rau… nhưng vì lòng yêu nước đã tự nguyện đứng vào hàng ngũ chiến đấu.
Trong buổi giao lưu tại nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM nhân kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, “Chim sắt” Lê Thị Thu Nguyệt và “Con thoi sắt” Nguyễn Thị Mai đã chia sẻ với thế hệ trẻ những hồi ức về một thời lửa đạn.
Những chiến công lẫy lừng sống dậy trong buổi giao lưu cùng các nữ biệt động Sài Gòn
Nguyễn Thị Mai (quê Quảng Nam), Đội biệt động 90C – người có biệt danh “Con thoi sắt”, ngày ấy là cô gái trẻ len lỏi khắp mọi nẻo đường để chuyển vũ khí và tài liệu từ các căn cứ Hóc Môn, Củ Chi, Đức Hòa… vào Sài Gòn.
Mai cải trang thành người bán rau, bên dưới xe rau là vũ khí, nhiều chuyến đi đã hoàn thành xuất sắc. Thế nhưng, năm 1964, Mai bị bắt trong một lần chuyển tài liệu và 30 kíp nổ. Bà nhớ lại: “Tui rất giỏi nói… “láo”, tụi nó hỏi gì, tui cũng chỉ khai theo tờ căn cước giả”.
Nữ biệt động Sài Gòn có biệt danh “Con thoi sắt” Nguyễn Thị Mai
Oằn mình hứng chịu những kiểu tra tấn dã man như dốc ngược đầu xuống đất, bẻ xương, răng, đổ nước xà phòng rồi dí điện… cô gái gan dạ không hé miệng nửa lời. Sau những đòn tra tấn, Mai sốt triền miên và được đưa vào bệnh viện. Tại đây, bà được một bác sĩ giúp đỡ trốn thoát.
Video đang HOT
Sau thời gian điều trị ở căn cứ, “Con thoi sắt” tham gia đánh nhiều trận lớn trong chiến dịch chuẩn bị cho Mậu Thân 1968 của biệt động Sài Gòn như diệt tên ác ôn “Ba xe ngựa”, đánh Đề pô xe lửa (nơi có 20 đầu máy xe lửa diezel hiện đại nhất của Mỹ mới đưa qua bằng chiến hạm), đánh các tụ điểm thông tin bằng ổ bánh mì nhét thuốc nổ TNT…
“Chim sắt” Nguyễn Thị Thu Nguyệt ôn lại thời tuổi trẻ hào hùng đầy máu lửa
Còn “Chim sắt” Lê Thị Thu Nguyệt nay đã ngoài 70, hiện sống tại quận Phú Nhuận (TPHCM). Ngày ấy, Nguyệt mới 19 tuổi, là thành viên đội biệt động 159. Năm 1963, bà được giao nhiệm vụ gài mìn nổ chậm vào máy bay Boeing 707 chở 80 cố vấn Mỹ. Đội biệt động đã gài người vào làm nhân viên điều khiển không lưu ở sân bay Tân Sơn Nhất, Thu Nguyệt đóng vai tình nhân của đồng chí này.
Bà kể lại: “Lúc đó tôi xấu hổ lắm, chân bước không nổi, mặt đỏ rần rần. Mình là con gái mà cặp kè với người đàn ông đã có vợ con. Gia đình buồn khổ mà tôi không thể nào thanh minh được…”. Nhưng Nguyệt đã vượt qua mọi thử thách bằng bản lĩnh của người nữ biệt động, diễn tròn vai, thường xuyên ra vào sân bay để bọn chúng quen mặt.
Ngày 25/3/1963, bà vào sân bay mang theo một gói thuốc nổ C4 cài đồng hồ hẹn giờ giấu trong chiếc túi du lịch, giống y hệt chiếc túi mà cố vấn Mỹ thường dùng. Khi khoác túi đến từ giã “người yêu”, Thu Nguyệt đánh tráo chiếc túi.
Theo kế hoạch, quả mìn sẽ nổ khi máy bay cất cánh 15 phút nhưng đồng hồ hẹn giờ bị trục trặc. Chiếc Boeing 707 hôm ấy chở 80 cố vấn Mỹ rời Sài Gòn sang San Francisco, quá cảnh sân bay Honolulu (Mỹ) mìn mới phát nổ, phá hỏng máy bay. Mặc dù các cố vấn thoát chết nhưng vụ nổ đã gây chấn động lớn cho quân đội Mỹ.
Có lần bà Nguyệt vận chuyển nụ xòe (một loại vũ khí) dưới đáy 2 thùng dầu phộng thì bị lính gác chặn lại tra xét. Bà toan giật nụ xòe để quyên sinh nhưng nhờ nhanh trí, bà giả vờ là con gái một tướng lĩnh cấp cao của Ngụy. Bọn lính cho qua và còn giúp bà khuân vác hai thùng dầu.
Qua những câu chuyện được các nhân chứng sống kể lại, các bạn trẻ hiểu hơn về cuộc chiến trong lòng địch, những cống hiến và hy sinh thầm lặng của các nữ biệt động năm xưa. Có những chuyến đi mà trước lúc khởi hành, họ được đồng đội “truy điệu sống”.
Bằng chất giọng Quảng Nam không còn mạnh khỏe, bà Nguyễn Thị Mai nhắn nhủ: “Đất nước, quê hương, thành phố thân yêu này, các cô, các chú, các bác đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, bây giờ xin gửi lại các cháu. Hãy giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước để con cháu của các cháu cũng sẽ được hưởng hạnh phúc, sung sướng như các cháu được hưởng bây giờ”.
Hồng Nhung
Theo Dantri
Đề xuất áp dụng "cái chết êm ái"
Dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, trong đó rất đáng chú ý là đề xuất cho phép thực hiện "chết êm ái".
Đây là một hình thức trợ tử (hỗ trợ bệnh nhân được chết) mà theo các chuyên gia là "rất cần thiết" (Ảnh minh họa)
Rất khó để... chết
Chị Trần Thu Tiến (53 tuổi, ở Phú Thọ) bị tai nạn giao thông cách đây đã 7 năm, liệt từ cổ trở xuống. Hiện giờ, chị nằm bất động ở nhà, mọi sinh hoạt đều trông cậy vào chồng và 3 con, ăn uống đều qua ống xông.
"Suy nghĩ của tôi còn minh mẫn, nhưng cơ thể thì bất động. Tôi nằm lâu nên cơ thể cũng lở loét, các con thay nhau dọn vệ sinh, lau chùi nhưng nhà cửa vẫn tanh tưởi, hôi hám. Khách đi vào toàn nhăn mặt, bịt mũi. Con trai tôi cũng đã gần 30 tuổi mà cũng không kiếm nổi vợ. Mấy lần có bạn gái, nhưng cứ dẫn bạn về, nhìn cảnh tôi nằm liệt, các cháu đều không quay lại. Tôi rất tuyệt vọng. Tuy nhiên, để chết được cũng khó lắm. Ngay cả việc trở mình tôi cũng phải nhờ các con thì tôi biết làm cách gì để chết được"- chị Tiến đau đớn.
Mấy lần, chị Tiến đã tuyệt thực, không ăn uống để xin các con được chết, nhưng các con lại gọi người về truyền nước, truyền đạm, chị Tiến sợ tốn kém, sợ con đau lòng nên lại thôi. Chị nói: "Tôi chỉ muốn có cách gì đó giải thoát cho mình và cho gia đình".
Không được "chủ động" như chị Tiến, chị Nguyễn Thị Mai - vợ anh Bùi Đức Hòa (Thanh Hóa) đang phải đứng trước những quyết định khó khăn. 3 năm trước, anh Bùi Đức Hòa bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, sống đời sống thực vật. Hiện tại, mọi dấu hiệu sống của anh chỉ thể hiện trên cái màn hình nhấp nháy. Tiền lương của một công chức không thể trang trải viện phí, chị Mai đã bán hết nhà cửa, tài sản để lo cho chồng. Ba mẹ con chị hiện đang thuê một buồng 15m2 để sống, ban ngày chị là nhân viên văn phòng, tối đi làm phục vụ ở quán bia.
"Tôi không còn tiền, còn sức nữa rồi. Tôi cũng không muốn các con tôi "chết chìm" cùng bố mẹ. Có bác sĩ đã khuyên tôi nên rút máy thở cho anh ấy. Tôi có về nói lại và hỏi ý kiến nhà chồng. Nhưng khi vừa nghe điều đó, mẹ chồng tôi đã chửi mắng tôi lăng loàn, thất đức... Cứ thế này ít lâu nữa, đời tôi kể như cũng đã chết rồi" - chị Mai buồn bã.
Nên xây dựng luật "cái chết êm ái" riêng
Một bác sĩ (giấu tên) thuộc Bệnh viện K Trung ương cho biết, nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những ngày tháng cuối đời vô cùng đau đớn. Họ chỉ bám chân xin bác sĩ cho được chết, mà các bác sĩ không dám hay không có cách nào giúp họ. Đó là chưa kể những người nghèo phải xin về quê đợi chết, không có tiền mua thuốc giảm đau nên con đường đến cái chết của họ thực sự đau đớn, ám ảnh. "Lúc đó, nếu như có cái chết êm ái thì có lẽ sẽ an ủi họ phần nào"- bác sĩ cho biết.
Tuy nhiên, với bối cảnh xã hội như hiện nay, không bác sĩ nào dám khuyên bệnh nhân nên lựa chọn sự "ra đi thanh thản, đỡ đau đớn", càng không có bác sĩ nào dám "tiếp tay" cho mong muốn tuyệt vọng đó của bệnh nhân.
Ông Trương Hồng Quang - Viện Nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng, việc đưa "cái chết êm ái" thành quy định trong luật chắc chắn sẽ vấp phải nhiều ý kiến phản đối cho rằng đi ngược lại truyền thống, phá vỡ tính ổn định xã hội, cổ súy cho cái chết, coi thường sự sống...
"Luật này cũng có ý nghĩa. Truyền thống là do con người tạo ra thì cũng có thể thay đổi, tiệm cận với những nhu cầu mới của xã hội hơn. Bên cạnh đó, quyền được chết là tùy nghi, do bệnh nhân chọn lựa và họ cần được hỗ trợ nếu quyết định chết khi mắc bệnh nan y... " - ông Quang nhận định.
Tuy nhiên, nhiều người lo ngại cho phép "cái chết êm ái" (hay an tử, trợ tử) là "khuyến khích tự tử"."Lo ngại đó là không có cơ sở vì quyền chết là quyền có điều kiện, phải có kết luận y khoa, sự tư vấn của bác sĩ tâm lý, có hội đồng phê duyệt. Không có chuyện ai muốn chết thì chết"- ông Quang nói.
Tuy nhiên, ông Quang cho rằng không nên đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số: "Pháp luật dân số quy định về các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì "cái chết êm ái", hay chính xác hơn là quyền được chết là một quyền nhân thân. Nếu được công nhận, trước hết phải được ghi nhận thành một quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự. Sau đó có thể hướng dẫn cụ thể quyền này ở Luật An tử hoặc một nghị định của Chính phủ. Việc đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số là không phù hợp".
Theo ông Quang, quyền được chết đã được đưa vào dự thảo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 nhưng đã không được thông qua và hiện lại được đề cập trong quá trình sửa đổi Bộ luật Dân sự.
Theo một số chuyên gia y tế, "cái chết êm ái" là vấn đề mà nhiều nước trên thế giới đã và đang tranh cãi rất gay gắt. Tuy nhiên, đã có một số nước công nhận "quyền được chết" của công dân với nhiều tên gọi như "cái chết êm ái", an tử, trợ tử... hoặc ban hành đạo luật riêng như Luật Chết, Luật Điều trị vô ích. Trong đó chủ yếu là các nước phát triển như Hà Lan, Bỉ, Mỹ, Argentina, Hàn Quốc... Một số nước khác lại cho phép hỗ trợ một số hoạt động tự tử như Anh, Thụy Sĩ. Việc thực hiện "cái chết êm ái" này phải đảm bảo những điều kiện chặt chẽ và có kết luận của hội đồng y khoa
Theo Xahoi
Ám ảnh vụ 'xe khách lao vào vách núi' ở ngôi trường tiểu học "Khi xe lao vào vách núi, cô Minh giơ cánh tay kêu cứu rồi tiếng cô tắt dần, thầy Bảy văng khỏi xe nằm bất động...", Mai, học sinh lớp 5/1 trường tiểu học Hòa Phước, Đà Nẵng nhắc lại với bạn bè vụ tai nạn 3 tháng trước ở Khánh Hòa. Bước vào năm học mới nhưng trên khuôn mặt giáo viên...