Những bóng hồng quyền lực tại Thung lũng Silicon
Những vị trí đặc biệt quan trọng như CEO của Yahoo, YouTube, Facebook, Oracle hay HP đều đang được nắm giữ bởi các lãnh đạo nữ.
Meg Whitman, nữ lãnh đạo nắm giữ nhiều chức vụ nhất tại Silicon Valley.
Họ đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, những vị trí lãnh đạo quan trọng trong các tập đoàn công nghệ lớn không chỉ dành cho nam giới.
Safra Catz – đồng CEO của Oracle
Trong năm đầu tiên kể từ khi Larry Ellison, sáng lập kiêm chủ tịch Oracle, “xuống chức” làm giám đốc công nghệ, hai nhân vật mới là Mark Hurd và Safra Catz đã được đưa lên giữ chức CEO. Cả hai CEO này đã giúp mang lại làn gió mới cho Oracle.
Safra Catz, CEO Oracle.
Dưới sự điều hành của Safra Catz và đồng nghiệp, Oracle đang cố vươn lên đạt mục tiêu là công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên trên thế giới cán mốc doanh thu 10 tỉ USD. Safra Catz là một trong số các lãnh đạo được trả lương cao nhất tại Silicon Valley năm 2015. Thu nhập năm ngoái của nữ CEO này là gần 57 triệu USD.
Thương vụ sáp nhập gần đây nhất (2016) của Oracle là mua lại công ty Opower, một công ty quản lý năng lượng dựa trên nền tảng đám mây, với giá 532 triệu USD. Hơn một nửa các công ty năng lượng lớn nhất thế giới đang là khách hàng của Opower. Trước đó, Oracle đã chi 663 triệu USD mua lại công ty cung cấp dịch vụ đám mây Textura hoạt động trong ngành công nghiệp xây dựng.
Angela Ahrendts – Phó chủ tịch cao cấp phụ trách bán lẻ và cửa hàng trực tuyến Apple
Kể từ khi rời bỏ vị trí CEO của Burberry năm 2014 để đảm nhận chức vụ mới tại Apple, Ahrendts đã cải tổ đáng kể mảng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của “quả táo”. Dưới thời Ahrendts, các sản phẩm Apple luôn được định vị là mặt hàng cao cấp, chẳng hạn như đôi loa do Apple sản xuất cũng có giá ngất ngưởng gần 2.000 USD.
Angela Ahrendts – Phó chủ tịch cao cấp của Apple.
Ahrendts đã giúp thu hẹp khoảng cách giữa bán hàng trực tuyến và bán hàng trực tiếp. Chính bà là người đưa ra ý tưởng tạo không gian họp 24h, Wi-Fi miễn phí và trang hoàng lộng lẫy cho các cửa hàng bán lẻ, như từng làm ở San Francisco.
Ahrendts hy vọng sẽ biến cửa hàng Apple thành một phần tất yếu của cộng đồng nơi đó, cũng giống như triết lý hòa nhập với cuộc sống hiện đại của các sản phẩm Apple hiện nay.
Susan Wojcicki – CEO của YouTube
Kể từ khi là CEO YouTube năm 2014, Wojcicki đã tạo ra vô số các thay đổi. Dưới sự lãnh đạo của bà, YouTube đã chia thành các mảng: thực tế ảo, chương trình trực tiếp và dịch vụ tính phí 10 USD/tháng (không bị quảng cáo làm phiền). Động thái này được cho là giúp tiếp cận và cung cấp dịch vụ video cho khách hàng hiệu quả hơn.
Susan Wojcicki – CEO YouTube.
Video đang HOT
YouTube cũng gặt hái được nhiều hợp đồng quảng cáo “khủng”, chẳng hạn vụ ký hợp đồng 200 triệu USD với công ty mua quảng cáo Magna Global. YouTube cũng đồng thời thử nghiệm phát quảng cáo video cho các doanh nghiệp nhỏ. Gần đây, Wojcicki còn nâng cấp tính năng cho phép các thương hiệu tự động chèn nội dung vào các video được xem nhiều nhất của YouTube.
Marissa Mayer – CEO của Yahoo
Trách nhiệm của Marissa Mayer hiện rất nặng nề. Yahoo đang trong quá trình tái cơ cấu, doanh thu giảm, các nhà đầu tư bất an, trong khi bản thân công ty vẫn vung tiền cho những vụ sáp nhập không mang lại lợi nhuận thực sự.
Marissa Mayer – CEO của Yahoo – đang đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ chức.
Trong mớ bòng bong đó, nhiều người đã đổ lỗi cho Mayer vì bà giữ cương vị CEO Yahoo đã 4 năm nhưng vẫn chưa vực dậy được công ty. Yahoo được xem như canh bạc cuối của Mayer. Liệu có tìm thấy “ánh sáng cuối đường hầm” hay “đánh đắm con thuyền Yahoo”, tất cả đều phụ thuộc vào Mayer.
Sheryl Sandberg – Giám đốc điều hành Facebook
Sheryl Sandberg là người phụ nữ quả cảm và tài năng. Sau cái chết của chồng năm 2015, Sandberg đã phải vật lộn với những giằng xé và mất mát. Mặc dù phải chịu đựng nỗi đau và nuôi 2 con nhỏ, bà vẫn đảm đương tốt vị trí CEO tại Facebook.
Sheryl Sandberg – CEO Facebook.
Sandberg còn là người đỡ đầu cho Globality, một công ty khởi nghiệp có sứ mệnh trợ giúp doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dễ dàng hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Bà từng nói: “Làm mẹ là công việc quan trọng nhất và khó khăn nhất mà tôi từng trải qua”.
Diane Bryant – Phó chủ tịch cao cấp kiêm Tổng giám đốc Bộ phận Trung tâm Dữ liệu Intel
Diane Bryant – hy vọng sống còn của Intel.
Trong bối cảnh thị trường PC tụt giảm không phanh, Bryant đã giữ cho Intel “sống sót” theo đúng nghĩa đen, khi lãnh đạo xuất sắc bộ phận trung tâm dữ liệu (DCG). DCG là đơn vị kiếm được nhiều tiền nhất và tăng trưởng nhanh nhất của Intel. Chính bộ phận này đã làm ra các con chip cho xe hơi tự hành, mạng điện thông minh, thiết bị bay không người lái. Chỉ riêng năm ngoái, bộ phận này đã kiếm về 16 tỉ USD, tương đương với 30% tổng doanh thu của Intel.
Hướng đi sắp tới đây của Intel là Internet of Things (IoT), sẽ càng làm tăng thêm quyền lực cho Bryant, khi bà được xem là người không thể thay thế của công ty này.
Diane Greene – sáng lập công ty Bebop, Phó chủ tịch cao cấp bộ phận kinh doanh đám mây của Google
Diane Greene – sếp nữ phụ trách mảng kinh doanh đám mây của Google.
Khi công ty mẹ của Google là Alphabet mua lại Bebop với giá 380 triệu USD năm ngoái, Greene đã trở thành một nhân vật có tiếng tại Silicon Valley. Cách đây 8 tháng, bà được bổ nhiệm lãnh đạo bộ phận kinh doanh đám mây của Google.
Greene và đội của bà đã sáng tạo ra những cách thức mới giúp xử lý dữ liệu và cung cấp hiệu quả dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp.
Meg Whitman – Chủ tịch kiêm CEO của Hewlett Packard Enterprise và HP Inc.
Sau nhiều năm làm ăn thất bát, sa thải nhân viên liên miên, Whitman đã quyết định tái cơ cấu HP để giành lại ánh hào quang ngày nào. HP bị tách làm 2 công ty: Hewlett Packard Enterprise (HPE) chuyên bán phần cứng (chẳng hạn máy chủ), còn HP Inc. chuyên về máy in và PC.
Meg Whitman – bóng hồng nắm giữ nhiều chức vụ nhất tại Silicon Valley.
Tháng 5 vừa rồi, Whitman lại chia tách công ty một lần nữa. Bà tách mảng dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh của HPE rồi sáp nhập với mảng Khoa học Máy tính (Computer Sciences), với hy vọng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Whitman hiện là CEO của HPE và có chân trong ban lãnh đạo của cả 3 công ty mới.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Những bông hồng quyền lực nhất giới công nghệ
Họ là những phụ nữ tài giỏi trong ngành công nghệ toàn cầu và góp phần không nhỏ vào sự thành công của các công ty mình đầu quân.
COO Facebook - Sheryl Sandberg
Sandberg hiện đang làm giám đốc điều hành (COO) tại Facebook, nổi tiếng là người luôn đấu tranh bình đẳng giới giữa đàn ông với phụ nữ.
Sandberg đấu tranh mạnh mẽ cho quyền bình đẳng giới - Ảnh: AFP
Trước khi đến với Facebook vào năm 2008 bà đã là một giám đốc điều hành của Google. Tại Facebook, Sandberg là nhân viên nữ đầu tiên của công ty trong suốt 4 năm sau đó. Nhờ sự lãnh đạo của bà mà Facebook đang phát triển doanh thu một cách vượt trội.
CEO HP - Meg Whitman
Bà Whitman dẫn dắt HP từ năm 2011 và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của công ty vào năm 2014. Trước khi về đầu quân cho HP, Whitman làm giám đốc điều hành trang web mua bán eBay.
Trước khi về với HP Whitman đã nổi tiếng khi điều hành eBay - Ảnh: Reuters
Bà Whiman tốt nghiệp đại học Princeton và nhận bằng MBA của Trường Harvard nổi tiếng. Ngoài HP và eBay, bà Whitman cũng từng làm việc cho hãng sản xuất đồ chơi Hasbro, công ty Walt Disney, công ty cố vấn quản lý Bain & Co và hiện tại Whitman cũng là cổ đông của tập đoàn P&G.
CEO Yahoo - Marissa Mayer
Marissa Mayer là một trong những CEO nhận lương cao nhất nước Mỹ năm 2014 với con số lên đến 42 triệu USD nhờ quyết định tăng lương của Yahoo. Khi lên lãnh đạo Yahoo, bà Mayer có trọng trách lớn đó là thúc đẩy công ty này tăng trưởng trở lại sau khi bị các đối thủ như Facebook vượt mặt.
Mayer đang từng bước vực dậy Yahoo - Ảnh: AFP
Vào tháng 1.2014, Mayer thông báo kế hoạch bán lại số cổ phần mà Yahoo đã mua của Alibaba trong năm 2005 cho chính hãng thương mại điện tử Trung Quốc với số tiền 4,2 tỉ USD.
Phó chủ tịch cấp cao Apple - Angela Ahrendts
Cựu CEO Burberry này bắt đầu công việc của mình tại Apple bằng cách phụ trách ngành bán lẻ và bán hàng trực tuyến vào đầu năm 2014 và trở thành người phụ nữ đầu tiên trong ban điều hành Apple thời Tim Cook.
Ahrendts được tuyển về trong bối cảnh Apple chuẩn bị công bố Watch - Ảnh: AFP
Trong khoảng thòi gian làm việc cho Burberry (từ năm 2006), Ahrendts đã mang về cho hãng thời trang doanh thu tăng vọt gấp 3 lần, kiếm hơn 3 tỉ USD và giá cổ phiếu cũng tăng 3 lần.
CEO IBM - Ginni Rometty
Kể từ ngày lên lãnh đạo, bà Ginni Rometty đã giúp IBM vượt qua giai đoạn khó khăn khi 11 quý liên tiếp có doanh thu sụt giảm. Tại IBM, bà Rometty đã chuyển hướng công ty này đầu tư vào các doanh nghiệp với nhiệm vụ phát triển phần mềm phân tích dữ liệu, điện toán đám mây và công nghệ trí tuệ nhân tạo Watson.
Bà Rometty đang chứng tỏ khả năng của mình khi lãnh đạo IBM vượt khó - Ảnh: Reuters
Đồng CEO Oracle - Safra Catz
Bà Safra Catz đã trở thành CEO Oracle vào tháng 9.2014, bên cạnh Larry Ellison. Với 16 năm cống hiến, Catz đã sở hữu một lượng lớn cổ phiếu trong tay và trở thành một trong những nữ quản trị được trả lương cao nhất thế giới, khoảng 38 triệu USD trong năm 2014.
Safra Catz là một trong những nữ lãnh đạo nhận lương cao nhất trong làng công nghệ - Ảnh: AFP
Thành Luân - Kiến Văn
Tổng hợp
Những bóng hồng quyền lực trong giới công nghệ Ở một thế giới mà nam chiếm áp đảo như lĩnh vực công nghệ, vẫn có những gương mặt xinh đẹp nắm giữ các vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Đã 4 năm liên tiếp, Sheryl Sandberg được tạp chí Forbes đánh giá là người phụ nữ quyền lực nhất lĩnh vực công nghệ. Sau khi rời Google,...