Những bộ phim Việt bị ‘tuýt còi’ trước khi công chiếu
Có nhiều lý do khiến một bộ phim bị buộc ngừng khởi chiếu, vì nội dung không phù hợp, hình ảnh phản cảm, có liên quan đến bản quyền hay trái với thuần phong mỹ tục… Và những điều này đã khiến không ít nhà sản xuất phải đau đầu.
Trước “ Chàng trai năm ấy”, có thể kể ra nhiều bộ phim cũng có chung số phận như: “Bi, đừng sợ!”, “ Bụi đời chợ lớn”, “Bẫy cấp 3″… đều dính “lùm xùm” và bị ngừng khởi chiếu.
Đầu tiên là bộ phim “Xích Lô” được ra mắt vào năm 1995, thời điểm đó, việc phim bị cấm đã gây nên nhiều phản ứng trong nội bộ giới chuyên môn điện ảnh. Đây là một bộ phim điện ảnh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Phim lấy bối cảnh ở Sài Gòn với dàn diễn viên chủ yếu là người Việt. Lý do bị cấm vì phim chứa đựng nhiều cảnh bạo lực trần trụi và khắc nghiệt. Dù đã thay đổi những chi tiết theo yêu cầu của người giám sát nhưng bộ phim vẫn không được công chiếu.
Bộ phim “Xích lô” có nhiều cảnh bạo lực trần trụi và khắc nghiệt
Kế tiếp là một bộ phim có lẽ khán giả Việt suýt chút nữa đã không được xem nếu nó không gây tiếng vang quá lớn tại tuần lễ Liên hoan phim Quốc tế Cannes 2010. Đó là “Bi, đừng sợ!” của đạo diễn Phan Đăng Di. Và theo nhận đính, lý do cấm chiếu có lẽ là vì có quá nhiều cảnh nóng.
“Bi, đừng sợ!” có quá nhiều cảnh “nhạy cảm” và suýt bị cấm chiếu dù gây được tiếng vang lớn
“Bẫy cấp 3″ của Lê Văn Kiệt cũng bị cấm chiếu, dù đã dự kiến ra mắt khán giả trong tháng 5/2012. Bộ phim xoay quanh việc một nam sinh cấp III, do bị gia đình đối xử lạnh nhạt và bạn bè coi thường mà nảy sinh những vấn đề về mặt tâm lý. Trong chuyến đi chơi với các bạn cùng lớp, cậu học sinh này lên kế hoạch giết chết từng người đi cùng bằng những chiếc “bẫy” khó lường.
“Bẫy cấp 3″ bị cấm chiếu vì thiếu logic và có nhiều cảnh nóng
Ngoài ra, tác phẩm còn bị đánh giá là thiếu logic, với những tình tiết như đang lạc đường thì lại cởi phăng quần áo xuống suối tắm, cậu học sinh bị cha mẹ lạnh nhạt lại có thể thuê cả tòa biệt thự để “giăng bẫy” các bạn… Trên thực tế, quyết định cấm chiếu “Bẫy cấp 3″ nhận được khá nhiều sự đồng tình từ phía công chúng.
Vẫn là Lê Văn Kiệt với bộ phim “ Rừng Xác Sống”. Bộ phim kể về hành trình của hai người bạn từ Mỹ lần đầu tới Việt Nam để đi du lịch. Là những thanh niên còn trẻ tuổi, bộ đôi này thích khám phá những điều mới mẻ và hoang dã ở các vùng đất xa xôi, ít người biết đến trên đất Việt Nam. Nhưng trong một chuyến đi như thế, họ vô tình bị lạc trong một khu rừng rậm và đụng độ phải các xác sống. Không phải nói nhiều, lý do đơn giản khiến bộ phim này bị cấm là do có quá nhiều hình ảnh kinh dị.
Video đang HOT
“Rừng Xác Sống” có quá nhiều cảnh kinh dị
Sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn”, đây là bộ phim gây xôn xao cộng đồng mạng nhiều nhất cho đến thời điểm hiện tại. Bộ phim “Bụi đời Chợ Lớn” của đạo diễn Charlie Nguyễn. miêu tả những góc khuất về thân phận con người trong cuộc chiến tranh giành địa phận giữa các băng nhóm xã hội đen tại Sài Gòn, cụ thể là khu vực Chợ Lớn.
“Bụi đời Chợ Lớn” bị cấm chiếu vĩnh viễn
Nhưng gần đến ngày công chiếu thì bộ phim không được phát hành vì không qua được khâu kiểm duyệt. Lý do là vì phim có nội dung quá bạo lực và không mô tả đúng hiện thực xã hội Việt Nam. Quá trình chỉnh sửa, duyệt đi duyệt lại của bộ phim kéo dài đằng đẵng gần hai tháng trời. Tới ngày 6/6/2013, Cục Điện ảnh chính thức thông báo tới nhà sản xuất, quyết định cấm chiếu “Bụi đời Chợ Lớn” vĩnh viễn, yêu cầu không được phổ biến tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào và không được để lọt phim ra ngoài thị trường.
Mới đây nhất, bộ phim “Chàng trai năm ấy” của đạo diễn Quang Huy cũng không thể ra rạp theo đúng kế hoạch vào ngày 14/11/2014. Xuất hiện trong ngay đoạn trailer đầu tiên, ca khúc chủ đề của phim – “Chắc ai đó sẽ về”do Sơn Tùng M-TP thể hiện lập tức gây sốt trong cộng đồng người hâm mộ. Tuy nhiên, một bộ phận thính giả cũng mau chóng chỉ ra rằng đây là một sản phẩm “đạo nhái” từ ca khúc “Because I Miss You” của Jung Yong Hwa.
“Chàng trai năm ấy” suýt bị cấm chiếu vì ca khúc chủ đề vướng nghi án “đạo nhái”
Chính bởi vậy mà chỉ ba ngày trước thời điểm khởi chiếu, nhà phát hành của “Chàng trai năm ấy” tuyên bố bộ phim sẽ “hẹn gặp” khán giả trong thời gian sớm nhất sau khi scandal về vấn đề nhạc phim được giải quyết một cách ổn thỏa. Tuy nhiên mới đây nhất, nghi án “đạo nhái” này đã được giải quyết và “Chàng trai năm ấy” sẽ chính thức được phát hành tại các rạp trên toàn quốc từ ngày 31/12/2014.
Theo Ngoisao.vn
Những phim Việt không thể ra rạp ngay trước ngày khởi chiếu
Bụi đời Chợ Lớn, Sài Gòn Tây Du Ký hay mới đây nhất là Chàng trai năm ấy là những bộ phim Việt lỡ hẹn với khán giả chỉ vài ngày trước thời điểm khởi chiếu dự kiến.
Chàng trai năm ấy (11/2014)
Mới đây nhất, bộ phim Chàng trai năm ấy của đạo diễn Quang Huy không thể ra rạp theo đúng kế hoạch là ngày 14/11. Tác phẩm điện ảnh lấy cảm hứng từ cuộc đời của ca sĩ quá cố Wanbi Tuấn Anh, quy tụ nhiều cái tên được giới trẻ hâm mộ như Sơn Tùng M-TP trong vai chính, Hứa Vĩ Văn, Hari Won, Ngô Kiến Huy, Phạm Quỳnh Anh...
Xuất hiện trong ngay đoạn trailer đầu tiên, ca khúc chủ đề của phim là Chắc ai đó sẽ về do Sơn Tùng M-TP thể hiện lập tức gây sốt trong cộng đồng người hâm mộ. Tuy nhiên, một bộ phận thính giả cũng mau chóng chỉ ra rằng đây là một sản phẩm đạo nhái từ ca khúc Because I Miss You của Jung Yong Hwa - một thành viên nhóm nhạc Kpop CNBLUE. Những cuộc tranh cãi không ngớt về vấn đề này kéo dài trong cả tháng trời, khiến cho cả Hội Âm nhạc Việt Nam cũng phải vào cuộc. Kết luận được đưa ra lúc này là Chắc ai đó sẽ về là một sản phẩm đạo nhạc, nhiều khả năng sẽ không còn được phép lưu hành rộng rãi.
Chính bởi vậy mà chỉ ba ngày trước thời điểm khởi chiếu chính thức, nhà phát hành của Chàng trai năm ấytuyên bố bộ phim sẽ hẹn gặp khán giả trong thời gian sớm nhất sau khi scandal về vấn đề nhạc phim được giải quyết một cách ổn thỏa. Nếu như Chắc ai đó sẽ về không được phép lưu hành và sử dụng, đoàn làm phim Chàng trai năm ấy hẳn sẽ mất không ít thời gian để chỉnh sửa bản phim và loại bỏ hoàn toàn ca khúc này ra khỏi tác phẩm hoàn chỉnh.
Rừng xác sống (10/2014)
Tác phẩm kinh dị mới nhất của đạo diễn Lê Văn Kiệt mang tựa đề Rừng xác sống "ra đi" một cách lặng lẽ, dù đã hẹn gặp khán giả Việt trong những ngày cuối tháng 10.
Bộ phim theo chân hai người bạn từ Mỹ lần đầu tới Việt Nam để đi du lịch. Là những thanh niên còn trẻ tuổi, bộ đôi này thích tới khám phá những điều mới mẻ và hoang dã ở các vùng đất xa xôi, ít người biết đến trên đất Việt Nam. Nhưng trong một chuyến đi như thế, họ vô tình bị lạc trong một khu rừng rậm và đụng độ phải các xác sống.
Mang phong cách giả tài liệu (found footage), Rừng xác sống từng được hứa hẹn là phim kinh dị Việt Nam duy nhất ra mắt trong dịp Halloween 2014. Dù không công bố một lý do nào cụ thể nhưng nhiều người đồn đoán rằng có lẽ mức độ kinh dị và bạo lực trong phim chính là rào cản lớn nhất khiến cho bộ phim lỡ hẹn với khán giả Việt.
Sài Gòn Tây Du Ký (9/2014)
Được phóng tác từ câu chuyện Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân, bộ phim Sài Gòn Tây Du Ký muốn kể lại câu chuyện bốn thầy trò Đường Tăng bị mắc kẹt ở dưới hạ giới. Nhưng lần này, Tôn Ngộ Không, Đường Tam Tạng, Trư Bát Giới, Sa Ngộ Tĩnh lại lạc tới Sài Thành vào giữa năm 2014 hiện đại, gặp phải vô số tình huống tréo ngoe.
Bộ phim do đạo diễn Nhất Trung thực hiện, quy tụ rất nhiều cái tên nổi tiếng trong làng Vbiz như Huy Khánh (vai Trư Bát Giới), Trương Thế Vinh (vai Tôn Ngộ Không), Dưa Leo (vai Sa Tăng), Phương Thanh (vai Hằng Nga), Diễm My 9x, Khởi My, Long Điền...
Từng tung trailer và dự kiến ra mắt khán giả Việt từ ngày 19/9 vừa qua, nhưng Sài Gòn Tây Du Ký lại rút khỏi ngày khởi chiếu này một cách "không kèn không trống". Theo một nguồn tin, bộ phim đã được duyệt, nhưng đoàn làm phim muốn chủ động tìm một thời điểm thích hợp hơn để phát hành tác phẩm nên Sài Gòn Tây Du Ký cho tới nay cũng là một "ẩn số" đối với khán giả.
Bụi đời Chợ Lớn (4/2013)
Khi những thông tin đầu tiên về bộ phim hành động của đạo diễn Charlie Nguyễn được công bố, khán giả hồi hộp chờ đón một cuộc chạm trán nảy lửa tại các phòng vé Việt giữa ba tác phẩm Iron Man 3 (Người Sắt 3), Olympus Has Fallen (Nhà Trắng thất thủ) và Bụi đời Chợ Lớn. Nhưng rốt cuộc, trong dịp nghỉ lễ 30/4 năm ngoái, chỉ có hai bom tấn Hollywood là có thể ra rạp.
Với Bụi đời Chợ Lớn, đạo diễn Charlie Nguyễn cùng ê-kíp muốn miêu tả những góc khuất về thân phận con người trong cuộc chiến tranh giành địa phận giữa các băng nhóm xã hội đen tại Sài Gòn, cụ thể là khu vực Chợ Lớn. Phim được lên kế hoạch sẽ ra rạp từ ngày 19/4/2013, nhưng chỉ vài ngày trước thời điểm đó, tài liệu quảng cáo phim tại các rạp buộc phải che đi ngày khởi chiếu dự kiến này.
Theo Hội đồng Trung ương Thẩm định Phim truyện, Bụi đời Chợ Lớn có nội dung quá bạo lực và không mô tả đúng hiện thực xã hội Việt Nam nên cần phải được chỉnh sửa. Quá trình chỉnh sửa, duyệt đi duyệt lại của bộ phim kéo dài đằng đẵng gần hai tháng trời. Tới ngày 6/6, Cục Điện ảnh chính thức thông báo tới nhà sản xuất quyết định cấm chiếu Bụi đời Chợ Lớn vĩnh viễn, yêu cầu không được phổ biến tác phẩm dưới bất cứ hình thức nào và không được để lọt phim ra ngoài thị trường.
Nhưng câu chuyện về Bụi đời Chợ Lớn vẫn chưa dừng lại tại đây. Khoảng hơn một tháng sau khi nhận quyết định cấm chiếu vĩnh viễn, một bản nháp của phim bất ngờ xuất hiện trên mạng Internet, lập tức gây bão dư luận. Không rõ đây là bản nháp đã bị chỉnh sửa bao nhiêu lần trong quá trình kiểm duyệt, và hai hãng phim đứng sau tác phẩm thì chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới.
Bẫy cấp 3 (5/2012)
Đạo diễn Lê Văn Kiệt xem ra khá "đen đủi" khi một phim kinh dị khác nhắm đến đối tượng khán giả teen của anh là Bẫy cấp 3 cũng dính án cấm chiếu, dù đã dự kiến ra mắt khán giả trong tháng 5/2012. Bộ phim xoay quanh một nam sinh cấp III, do bị gia đình đối xử lạnh nhạt và bạn bè coi thường mà nảy sinh những vấn đề về mặt tâm lý. Trong chuyến đi chơi với các bạn cùng lớp, cậu học sinh này lên kế hoạch giết chết từng người đi cùng bằng những chiếc "bẫy" khó lường.
Tới gần ngày khởi chiếu dự kiến, đoàn làm phim nhận được quyết định cấm chiếu từ Cục Điện ảnh. Lý do được đưa ra là phim "một mặt mô tả khát khao chuyện giường chiếu của một số người trẻ, mặt khác phản ánh sự thù hận của nam sinh đã ra tay giết người dã man, mất nhân tính, từ đó mang tính kích động bạo lực. Nội dung phim không phù hợp với đạo đức, lối sống Việt Nam, đặc biệt là đối với lứa tuổi của học sinh trung học".
Một thành viên từ Hội đồng duyệt phim từng tiết lộ rằng, ngoài các yếu tố bạo lực và sex có phần phi lý, Bẫy cấp 3 không nói lên được nỗ lực chống lại cái ác trong xã hội. Ngoài ra, tác phẩm còn bị đánh giá là thiếu logic, với những tình tiết như đang lạc đường thì lại cởi phăng quần áo xuống suối tắm, cậu học sinh bị cha mẹ lạnh nhạt lại có thể thuê cả tòa biệt thự để "giăng bẫy" các bạn... Trên thực tế, quyết định cấm chiếu Bẫy cấp 3 nhận được khá nhiều sự đồng tình từ phía công chúng.
Thủ tướng (Tết 2008)
Năm 2007, đạo diễn Lê Hoàng gây sốc khi tuyên bố sẽ thực hiện một bộ phim mang tên Thủ tướng, xoay quanh nhân vật chính là một chính trị gia do nam diễn viên Hoàng Anh thủ vai. Tác phẩm được cho là sẽ kể lại những tâm tư, đời sống tình cảm của Thủ tướng, gây tò mò lớn trong công chúng.
Tuy nhiên, với một đề tài nhạy cảm như thế, bộ phim buộc phải chỉnh sửa rất nhiều sau lần kiểm duyệt đầu tiên. Từ vị trí Thủ tướng, nhân vật chính được đổi thành Chủ tịch ủy ban nhân dân của một thành phố. Song, rắc rối xảy ra khi tháng 12/2007 là thời điểm luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy được đưa vào áp dụng. Do phim được quay trước thời điểm đó nên nhân vật chính của phim lại vô tình vi phạm quy tắc giao thông trên màn ảnh. Dù đã cố gắng chỉnh sửa phim rất nhiều lần, nhưng rốt cuộc, dự án điện ảnh này của đạo diễn Lê Hoàng vẫn còn là một "điều bí ẩn" với công chúng cho tới tận hôm nay.
Theo Zing.vn
Những lần Thái Hòa gây bão phòng vé Việt Trong bốn năm qua, hầu hết các bộ phim có sự tham gia của Thái Hòa đều đạt doanh thu rất cao, đem tới cho anh nhiều danh xưng như "nam châm phòng vé" hay "con gà đẻ trứng vàng". Để Mai tính (2010): Tác phẩm hài tình cảm ra mắt có kép chính thuộc về Dustin Nguyễn và Kathy Uyên Nguyễn; nhưng...