Những bộ phận của con gà ăn không tốt cho sức khỏe
Mề là nơi chất độc hại tồn lưu trong thức ăn của gà, da nhiều cholesterol, phao câu gà là tuyến dịch bạch huyết nhiều vi khuẩn.
Thịt gà nhiều chất béo, vitamin A, B1, B2, C, E, axit, canxi, photpho, sắt, giúp cơ thể bổ sung dinh dưỡng, dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung ích khí, thường dùng cho các trường hợp gầy yếu sút cân, suy kiệt, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, bệnh đái tháo đường…
Phó Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tuy thịt gà ngon và nhiều chất dinh dưỡng nhưng một số bộ phận của chúng không tốt cho sức khỏe.
Nội tạng
“Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,”, Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Da, cổ gà
Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Video đang HOT
Da gà chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nguy cơ gây bệnh.
Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Phao câu
Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm bệnh.
Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày. Thịt gà là loại thực phẩm tăng cường chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.
Ăn bộ phận nào của gà là bổ dưỡng nhất?
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, phần thịt của con gà được chia thành 2 loại, gồm thịt trắng là phần thịt từ lườn, ức gà, và thịt nâu tức từ cánh, chân và đùi gà. Các vị trí khác nhau của con gà cho giá trị dinh dưỡng khác nhau. “Do đặc trưng giòn, dai, thơm nên đùi gà được nhiều người thích hơn phần thịt ở ức. Thực chất, phần thịt trắng ở ức gà ăn vẫn tốt hơn so với đùi”, chuyên gia cho biết.
Ức gà có hàm lượng đạm cao. Trong mỗi 100 g ức gà thì có tới 18 g chất đạm, giúp cơ bắp khỏe mạnh. Ngoài ra, ức gà chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, giúp ngăn ngừa các bệnh như đục thủy tinh thể và các rối loạn da, tăng cường miễn dịch, điều hòa tiêu hóa, ngăn ngừa chứng rối loạn về tim và ngăn ngừa cholesterol. Đây cũng là lý do, người ta hay dùng phần thịt này đối với trẻ ăn dặm.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Nội tạng không tốt cho sức khỏe
Cuối năm 2017, Bộ NN-PTNT công bố dự thảo luật Chăn nuôi. Một trong những nội dung quan trọng được dư luận ủng hộ là cấm nhập khẩu nội tạng động vật; gia súc, gia cầm sống già - loại thải về VN giết mổ lấy thịt.
Thời gian qua, VN nhập khẩu rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm của ngành chăn nuôi như: tim heo, gan heo, cật heo và tim gà, mề gà... với giá rất rẻ - ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Đại diện Bộ NN-PTNT cho biết: Thời gian qua, VN nhập khẩu rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm của ngành chăn nuôi như: tim heo, gan heo, cật heo và tim gà, mề gà... với giá rất rẻ. Các mặt hàng này chất lượng rất thấp, chưa kể mang nhiều nguy cơ chứa chất độc hại và gây áp lực lên ngành chăn nuôi trong nước. Dự thảo đang trong giai đoạn lấy ý kiến để trình Quốc hội xem xét.
Trong tiềm thức của nhiều người về thực phẩm bẩn, có lẽ nội tạng chiếm một vị trí lớn, vì trước nay các tin tức về việc phát hiện, bắt giữ các vụ mua bán vận chuyển nội tạng thối từ bắc vào nam diễn ra thường xuyên nhất. Các loại nội tạng thối chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi nhập khẩu nội tạng động vật lớn nhất thế giới. Những trường hợp bị bắt giữ chỉ là phần nổi của tảng băng, không biết đã có bao nhiêu nội tạng hôi thối được xử lý bằng các loại hóa chất độc hại đã đi vào bụng người tiêu dùng VN.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, cho biết nội tạng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứa nhiều chất đạm, béo, khoáng, vitamin (A, D), cholesterol... Nhưng những người bị thừa cân, béo phì, huyết áp, tim mạch, gout... không nên ăn nhiều nội tạng vì có thể tác động không tốt đến bệnh lý.
Các chuyên gia cho rằng, thói quen tiêu dùng nội tạng động vật của người Á Đông nói chung do lịch sử ngành chăn nuôi không phát triển, phải tận dụng tối đa nguồn đạm động vật có thể có. Hiện nay nguồn đạm này đã được đáp ứng một cách khá tốt. Xu hướng tiêu dùng chung hiện nay là sạch, an toàn và khỏe mạnh; không phải chỉ còn ăn để bổ sung dinh dưỡng đơn thuần như trước. Đó chính là lý do tiêu dùng nội tạng càng giảm theo xu hướng phát triển kinh tế. Trên thế giới, người ta cũng sử dụng nội tạng với số lượng rất hạn chế, có chọn lọc và chế biến sâu như dùng gan để chiết xuất vitamin, làm patê hoặc ruột heo để làm xúc xích. Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), cho rằng: Sản phẩm nội tạng động vật có rất nhiều cholesterol, về bản chất cũng không nên khuyến khích người dân tiêu thụ khi có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người VN có thói quen ăn những sản phẩm này nhưng thực tế nhu cầu ăn nội tạng động vật đã giảm đi rất nhiều. Trong khi đó, đối với các sản phẩm nội tạng thì VN với khoảng 8 triệu hộ chăn nuôi gà, 3 triệu hộ chăn nuôi lợn và hàng triệu hộ chăn nuôi trâu, bò thì hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, không cần phải nhập khẩu.
Theo TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế ĐH Nông Lâm TP.HCM, ngành chăn nuôi của VN còn kém cạnh tranh so với mặt bằng chung của thế giới và các nước lân cận. Để giúp ngành này phát triển và đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, chúng ta chỉ nên cho phép nhập khẩu các sản phẩm thịt động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Các sản phẩm thải loại, nội tạng, phụ phẩm nên hạn chế hoặc cấm, vì nội tạng động vật là nguồn tích trữ và lưu truyền mầm bệnh nếu không được xử lý tốt. Các chuyên gia cho rằng nội tạng giàu dinh dưỡng nhưng vẫn có những rủi ro về sức khỏe người dùng, nhất là tình trạng thừa cân, béo phì.
Theo thanhnien
10 dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bệnh thận nhất định không được chủ quan Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển, vậy nên những ai có những triệu chứng sau đây cần được thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Bệnh thận là gì? Thận là bộ phận nội tạng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Thận lọc máu, giúp cân bằng điện giải, cân bằng nội môi,...