Những biển báo khiến bạn phải bó tay vì độ ngốc nghếch
Khi nhìn thấy những biển báo này, bạn sẽ phải thắc mắc chuyện gì đã xảy ra khiến chúng phải có mặt tại đó.
Sẽ thật là khó tin nếu ta nghĩ rằng con người đang dần trở nên kém thông minh hơn trước sau vài triệu năm tiến hóa. Thế nhưng, những biển báo sau có thể minh chứng điều này.
Có lẽ con người đang dần trở nên ngốc nghếch hơn xưa, hoặc là những người làm ra những tấm biển này có khiếu hài hước lạ lùng, cũng có thể là cả hai. Dù thế nào đi nữa, hãy cùng dở khóc dở cười với bộ sưu tập biển báo “thật như đùa, đùa như thật” dưới đây.
1. “Nguy hiểm: Không được chạm vào. Nó không những sẽ giết bạn, mà bạn sẽ thấy đau đớn trong suốt thời gian bạn chết.”
2. “Sản phẩm này có chứa lạc.” Chắc từ trước tới nay lạc không chứa lạc mà chứa khoai.
3. “Đẩy để mở cửa. Nếu không được hãy kéo vào. Nếu không được nữa thì mời đi cửa chính ở phía góc phòng.”
4. “Không được hít thở dưới nước”. Thật quá khó để vi phạm quy tắc này.
5. “Đây không phải là lối ra”.
Video đang HOT
6. “Cẩn thận. Lửa nóng.” Vậy các loại lửa khác thì lạnh?
7. Tại khu bán bao cao su: “Chú ý: xin đừng mở và thử sản phẩm. Cảm ơn”
8. “Cấm lặn”.
9. “Giặt khi bẩn”. Một hướng dẫn sử dụng rất chi tiết.
10. “Xin đừng liếm tường phòng tắm. Cảm ơn”. Có lẽ có một câu chuyện dài cho tấm biển này.
11. “Hãy đảm bảo bên trong có thang máy rồi hãy bước vào”. Vậy thang máy có thể trốn đi đâu được?
12. “Hãy mang theo con trước khi đóng chiếc bàn thay tã.” Hẳn là có nhiều phụ huynh để quên con yêu tại đây chăng?
13. “Đây không phải là nhà vệ sinh”. – “Chắc chứ?” – “Chắc.”
14. “Không ngồi lên hàng rào này”.
15. “Cấm sử dụng vòi xăng sai mục đích!”
16. “Xin đừng lái xe vào cái tường này”. Không có lối đi bí mật nào ở đây đâu!
17. “Không uống nước từ bồn cầu vì nước ở đó là dùng lại.” Chỉ nghĩ đến lí do tấm biển này có ở đây đã khiến ta rùng mình.
Theo Khánh Linh / Trí Thức Trẻ
Hà Nội đề xuất điều chỉnh tổ chức giao thông trên 3 tuyến đường
Tổng cục Đường bộ đề nghị điều chỉnh vạch sơn chỉ đường và biển báo tại đường Võ Chí Công, đường Nhật Tân Nội Bài và Quốc lộ 5.
Để giải quyết phù hợp với tình hình giao thông, tăng năng lực thông hành và phù hợp với quy định mới về tốc độ tại một số tuyến đường trên địa bàn TP Hà Nội, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có đề nghị Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu điều chỉnh một số biển báo giao thông.
Cụ thể, đối với đường Võ Chí Công hiện nay đang được phân làn theo từng loại phương tiện, xe con, xe khách, xe máy... Việc phân làn này sẽ gây khó khăn cho các phương tiện muốn rẽ trái, rẽ phải ở khu vực nút giao. Mặt khác, hiện nay các phương tiện được chạy với cùng 1 giá trị tốc độ tối đa cho phép trong khu vực đô thị.
Do vậy, Tổng cục ĐBVN đề nghị Sở GTVT Hà Nội nghiên cứu bổ sung biển 420, 421 phía Nam cầu Nhật Tân (tại vị trí hết đoạn dốc khu vực cổng vào Khu đô thị Ciputra); Điều chỉnh biển phân làn từ dải phân cách giữa ra phía lề theo thứ tự: Làn ô tô con, 2 làn ô tô và 2 làn xe máy. Đồng thời xem xét điều chỉnh bổ sung vạch sơn vừa đi thẳng vừa rẽ (trái, phải) ở khu vực nút giao nếu nhu cầu rẽ lớn.
Tổng cục ĐBVN đề nghị điều chỉnh biển báo tín hiệu giao thông tại đường Võ Chí Công và một số tuyến khác. (Ảnh minh họa: KT)
Đối với đường từ Nhật Tân đi Nội Bài hiện tại đang được khai thác với tốc độ tối đa 80km/h (riêng các nhánh rẽ là 60km/h); đoạn qua nhà ga T1, T2 chỉ cắm biển "Đi chậm - SLOW". Tổng cục ĐBVN đề nghị chia thành 3 đoạn để tổ chức khai thác với tốc độ tối đa.
Đoạn 1 từ đầu phía Nam cầu Nhật Tân đến cầu Sông Thiếp có xe máy đi chung, điều chỉnh làn dành riêng cho xe con (làn sát dải phân cách giữa) từ 80km/h thành 90km/h, các làn tiếp theo dành cho ô tô vẫn giữ tốc độ tối đa 80km/h, làn ngoài cùng dành cho xe máy tốc độ tối đa 70km/h.
Đoạn 2 từ cầu Sông Thiếp đến điểm mở dải phân cách giữa (khu vực Khách sạn Vĩnh Gia) đã được phân xe máy đi riêng đường gom, chỉ có ô tô lưu thông nên điều chỉnh làn dành riêng cho xe con (làn sát dải phân cách giữa) từ 80km/h thành 90km/h, các làn còn lại giữ nguyên. Ngoài ra, thay thế biển 60km/h trên giá long môn bằng biển 80km/h và dỡ bỏ biển 80km/h riêng lẻ không phù hợp trên tuyến, chỉ cắm biển 60km/h tại các đầu nhánh ra.
Đoạn 3 là đoạn còn lại của tuyến đi qua khu vực nhà ga T1, T2 sân bay Nội Bài (giới hạn bởi điểm mở dải phân cách giữa đầu và cuối). Tổng cục ĐBVN đề nghị thay thế biển "Đi chậm - SLOW" bằng biển hạn chế tốc độ tối đa 60km/h và tiếp tục theo dõi, điều chỉnh kịp thời.
Tổng cục ĐBVN cũng đề nghị Sở GTVT xem xét điều chỉnh vạch sơn và một số biển báo tại Quốc lộ 5 (đoạn Km0 - Km11 135) nhằm nâng cao khả năng khai thác, tận dụng mặt đường để lưu thông. Cụ thể là bổ sung biển báo cho phép xe con lưu thông trên cả 2 làn (làn sát dải phân cách giữa và làn kế tiếp).
Điều chỉnh vạch sơn tại làn sát dải phân cách giữa tại khu vực đèn tín hiệu để cho phép vừa rẽ trái vừa đi thẳng; đồng thời điều chỉnh chu kỳ, pha đèn cho phù hợp. Về lâu dài, sau khi các công trình cầu vượt tại Km0 và dự án nút giao đường dẫn cầu Thanh Trì với Quốc lộ 5 hoàn chỉnh, Tổng cục ĐBVN đề nghị Sở GTVT Hà Nội có phương án điều chỉnh tổng thể tổ chức giao thông đoạn tuyến nêu trên cùng với Quốc lộ 5 kéo dài.
Theo_VOV
Tài xế buồn ngủ, xe ô tô lật nhào trúng 3 xe máy Chiếc xe ô tô do người đàn ông khoảng 50 tuổi húc vào biển báo và dải phân cách rồi lật nhào văng sang làn đường dành cho xe hai bánh, tông trúng ba xe máy đang lưu thông. 14 giờ ngày 17/3, xe ô tô biển số TPHCM lưu thông trên xa lộ Hà Nội theo hướng từ cầu Sài Gòn về...