Những bí quyết giúp bạn có món bít tết ngon
Rã đông thịt hoàn toàn, ướp với muối thô, nướng trên vỉ đã làm nóng… là những cách đơn giản giúp bạn có món bít tết ngon cho ngày cuối tuần.
1. Không nhất thiết phải là thịt đắt tiền
- Khi đi ăn ở nhà hàng, bạn luôn muốn thưởng thức một miếng bít tết từ loại thịt bò thượng hạng như loại prime hay rib-eye. Tuy nhiên khi chế biến món ăn này tại nhà, bạn không cần loại thịt đó nhưng vẫn có những miếng bít tết thật tuyệt vời.
Nên chọn miếng thịt bò có các đường vân mỡ bên trong, khi nướng mỡ tan ra sẽ làm miếng thịt mềm và ngon hơn. Ảnh: K.H.
- Tốt nhất, bạn nên chọn loại hanger steak và skirt steak. Hanger steak là phần nối giữa thăn và sườn, ngay cạnh chiếc xương sườn cuối cùng. Skirt steak là phần thịt lọc xương, ở bụng trước, từ xương sườn thứ 6 đến thứ 12. Việc sử dụng hai loại thịt này rẻ hơn nhiều nhưng chất lượng thơm ngon thì không hề thua kém.
2. Rã đông thịt trước khi nấu
Thịt sẽ chín đều và nhanh hơn khi bạn đã rã đông hoàn toàn (thịt đạt được nhiệt độ phòng), điều này cũng được áp dụng cho thịt gà hoặc cá.
3. Để vỉ nướng càng nóng càng tốt
Để miếng bít tết chín đều và không bị cháy khét, bạn hãy để vỉ nướng của mình thật nóng và thoa lên một lớp dầu. Điều này vừa làm thịt chín nhanh, không bị dính và giữ được chất dinh dưỡng cho món ăn.
4. Không nên cho dầu lên vỉ nướng hoặc lên thịt
Video đang HOT
Khi làm món bít tết trên vỉ nướng trên bếp gaz hoặc bếp than, bạn không nên rưới dầu lên. Trong quá trình nướng, dầu sẽ làm bùng cháy lửa lớn, làm thay đổi hương vị của miếng bít tết.
5. Sử dụng gia vị đơn giản
Chỉ nên ướp bò với một ít muối thô trước khi chế biến. Ảnh: K.H.
Bít tết càng ướp gia vị đơn giản thì càng thơm ngon, tốt nhất là với một ít muối thô. Hạt tiêu cũng làm tăng thêm hương vị cho món ăn, tuy nhiên bạn nên rắc thêm tiêu khi đã nướng xong. Nếu cho vào trước khi nướng, nhiệt độ cao sẽ làm tiêu có vị đắng, không ngon.
6. Xoay hoặc trở miếng thịt
Vỉ nướng của bạn sẽ có nhiệt độ không đều nhau giữa các điểm. Vì vậy, bạn cần trở hoặc xoay miếng thịt để thịt luôn được chín đều và thơm ngon. Bạn cần lưu ý là nên sử dụng kẹp gắp, không nên sử dụng nĩa sẽ làm thịt mất nước, không ngon.
7. Nướng đến khi thịt không còn màu hồng bên trong
Nếu bạn là người không thích ăn tái, hãy nướng thịt chín từ trong ra ngoài bằng cách giữ lửa lớn. Tốt nhất là bạn nên cắt thử một miếng nhỏ để biết thịt đã chín hay chưa.
8. Dùng ngón tay ấn lên miếng thịt
Muốn xem thịt bò đã chín chưa, bạn hãy dùng ngón tay cái để thử. Miếng bò càng mềm thì thịt càng sống. Thịt bò ấn vào cảm thấy hơi cứng là đã chín kỹ. Cần nhớ, thịt bò sẽ tiếp tục chín sau khi bạn đã lấy ra khỏi vỉ nướng.
9. Rửa sạch vỉ nướng trước và sau khi chế biến
Hãy loại bỏ hết những mảng bám còn lại trên vỉ nướng sẽ giúp bạn tránh được những chất gây ung thư. Thoa một lớp dầu lên vỉ nướng sẽ giúp thịt không bị dính lên vỉ. Sau khi nướng, cọ rửa vỉ nướng thật sạch sẽ giúp bạn giữ được vỉ nướng lâu hơn.
Theo PNO
Bít tết Lục Nguyên: Món Tây theo kiểu Hoa
Bít tết, cái tên thân thuộc chỉ nghe qua thôi cũng đã nghĩ đến món bò khoái khẩu mà người Sài Gòn ai cũng ít nhất một lần thử qua. Chữ "bít tết" có lẽ là cách phát âm trại ra từ chữ "beefsteak" (tiếng Anh) hoặc "bifteck" (tiếng Pháp). Tôi nghiên về giả thiết thứ hai nhiều hơn, vì người Pháp trong những năm đô hộ Việt Nam đã mang theo nhiều món ăn độc đáo mà trong đó có bánh mì và pâté, hai món ăn quen thuộc đến mức đôi khi tôi nghĩ nếu thiếu nó ẩm thực Việt Nam sẽ chẳng còn thú vị gì nữa.
Phần bít tết bò, trứng, mì spaghetti độc đáo của Lục Nguyên
Hình ảnh quen thuộc của bít tết Sài Gòn là miếng bò nóng hỏi, xôi xèo xèo nằm trên cái dĩa gang hình con bò. Bò bít tết ngon ở Sài Gòn có thể kể đến Nam Sơn, Hoa Quả Sơn (trước là Hỏa Diệm Sơn), hay là khu hẻm đối diện đại học Bách Khoa mà bạn tôi hay gọi đùa là "bít tết Bách Khoa". Cách dọn miếng bò trên dĩa gang đó hình như là một đặc trưng của đồ Tây nấu theo kiểu Hoa mà tôi thấy nhiều ở Singapore và Malaysia. Và tôi cũng nghĩ đến giả thiết, liệu món bít tết người Sài Gòn thưởng thức từ bao năm nay có nguồn gốc từ người Hoa đến sinh sống tại đây chăng?
Xin nói qua một chút về món bít tết kiểu Hoa mà những năm ở Singapore tôi được thưởng thức qua. Người Singapore gọi chung những món ăn Tây nấu theo kiểu Hoa là "Hainanese Western food", tức là đồ Tây nấu theo kiểu của người Hải Nam. Tại sao lại là người Hải Nam, mà lại là ở Singapore? Chuyện là, những năm người Anh đô hộ Singapore (từ đầu thế kỷ 18) có rất nhiều viên chức cũng như binh lính đóng quân tại đây. Nhu cầu tuyển dụng đội ngũ phục vụ cũng phát sinh, từ lái xe, lau công, khuân vác cho đến đầu bếp. Người Hải Nam với tố chất khéo léo và chịu khó được tuyển chọn khá nhiều cho vị trí đầu bếp. Công việc suông sẻ, họ kêu gọi thêm họ hàng từ Hải Nam sang cho những đợt tuyển dụng mới, dần dần hình thành một cộng đồng người Hoa chuyên nấu ăn cho người Anh. Những sáng tạo trong cách nấu nướng, cũng như áp dụng một số bí quyết của người Hoa vào những món ăn "rặt Tây" như bít tết, sườn heo nướng, mì spaghetti... tạo ra một dòng sản phẩm riêng mà người Singapore quen goi là "đồ Tây nấu theo kiểu Hải Nam".
Ngày nay, cho dù người Anh đã về nước từ những năm 60 của thế kỷ trước thì những món Tây kiểu này vẫn được yêu thích ở đảo quốc nhỏ bé và năng động này. Bạn có thể thử ăn ở Han's hay Jack's Place, hai chuỗi nhà hàng Singapore tương đối thành công chuyên bán những món ăn theo trường phái này. Thời gian ở Singapore tôi có dịp dọc ngang khắp nơi cũng như thưởng thức gần như đầy đủ menu đồ Tây theo kiểu Hải Nam. Mà cũng khó gọi đó là đồ Tây nữa. Từ gia vị, cách nêm nếm cho đến nấu nướng hình như đã dịch chuyển hẳn sang của người Hoa. Thưởng thức những món Tây kiểu Hải Nam cũng là cái thú của người Singapore, mang lại cho họ những hoài niệm thú vị về một giai đoạn lịch sử đáng nhớ.
Dĩa mì spaghetti sốt bò bằm với cách nêm nếm và trình bày khác biệt so với nguyên bản
Lục Nguyên là một nhà hàng mới mở khoảng 10 năm trở lại đây. Chi nhánh đầu tiên nằm ở đường Trần Hưng Đạo khúc gần Đại Thế Giới, còn chi nhánh thứ hai thì gần ngã tư Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Thị Minh Khai. Món bít tết ăn cùng trứng ốp la và mì spaghetti được ưa chuộng nhất tại đây. Miếng bò bề ngoài khá săn nhưng cắt ra lại rất mềm mà không bị bở. Và phần sốt tiêu đen rưới lên phía trên mới là nét độc đáo nhất: vị sốt tiêu không quá nồng, không quá ngọt, nhưng khi kết hợp cùng thịt bò và mì, trứng lại ngon lạ lùng. Thích nhất là hầu như rất ít dầu, trong khi đa phần các quán khác ở Sài Gòn lại ngập ngụa như "ép" khách gọi thêm bánh mì.
Mì spaghetti sốt bò bằm cũng là một món ngon khác mà bạn nên thử qua. Không như nguyên bản ta thường thấy, món mì ở đây được nêm nếm theo và trình bày theo một cách khác: phần thịt bò bằm khi xào lên hầu như không còn thấy màu đỏ quen thuộc của cà chua, cũng không qua đậm đặc, mà lại nằm đều trên dĩa mì. Vị sốt cà ẩn sau trong lớp thịt bò bằm chứ không nằm trong sốt cà như ta hay thấy. Một biến thể khá thú vị, gần gủi với các món nui xào, mì xào thường thấy ở Sài Gòn.
Đã từng thử qua món bít tết ở nhiều nơi, tôi vẫn thấy phiên bản "Hải Nam" tại Singapore tương đối gần gủi nhất với cách ăn ở Sài Gòn. Phải chăng đây là một món ngon khác mà người Hải Nam đã mang đến Sài Gòn, bên cạnh món cơm gà trứ danh? Cũng nên thử qua để cảm nhận sự giao thoa thú vị giữa hai trường phái ẩm thực Âu - Á này.
Bít tết Lục Nguyên
CN1: 109 Trần Hưng Đạo, phường 06, quận 05
CN2: 127 Cách Mạng Tháng 8, phường 05, quận 03
Mở cửa: sáng từ 7h đến 1h30 trưa, chiều từ 4h đến 10h tối
Giá: Bít tết bò trứng mì spaghetti (71.000đ/phần), mì spaghetti sốt bò bằm (63.000đ/dĩa)
Theo SGAT
4 món ăn gốc Pháp đã được Việt hóa Bánh mì, bánh flan, trứng ốp la... có nguồn gốc từ Pháp, được người Việt ưa thích. Những món ăn Pháp có một vị trí rất quan trọng, góp phần làm nên bức tranh ẩm thực Việt Nam đa dạng, phong phú và hấp dẫn. 1. Bò bít tết Chữ bít tết được phiên âm từ chữ beesteak (tiếng Anh) hay bifteck (tiếng...