Những bí quyết chống thấm nhà ở (1)
Về lý thuyết, trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường… Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một “hành trình gian nan”.
Vật liệu lát không tốt khiến mái bằng bị đóng rêu, rất dễ bị thấm. Ảnh: Nhà Đẹp.
Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói…) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những “lỗ kim” ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là khởi đầu của tình trạng thấm dột sau này. Vì vậy, cần lưu ý thêm một vài quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.
- Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.
- Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang như… mặt bàn. Do đó phải tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa… Nhiều “khổ chủ” đã đúc kết rằng nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như làm chỗ tập thể dục, trồng cây cảnh… Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn để trống, vừa đỡ phải chống thấm, vừa có thể chống nóng, giảm bụi.
- Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối… đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thậm chí, đường ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh dù chỉ là một đoạn ống D21 nhỏ xíu mà không tính toán từ đầu cũng gây thấm tường hoặc sàn rất khó chịu.
Hãy quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng là cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu “giọt tranh hàng hiên” truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.
(Theo Nhà Đẹp)
Video đang HOT
Mẹ học cách làm thú nhồi bông hình chú cua cho bé 1/6
Từ những vật liệu đơn giản và dễ kiếm, bạn có thể xem cách làm thú nhồi bông hình chú cua cho bé yêu nhân dịp 1/6. Với thú nhồi bông hình chú cua này, bé sẽ rất vui khi dược mẹ tặng cho đấy.
Nguyên liệu
Với cách làm thú nhồi bông này, bạn cần có:
- Tất ngón kẻ nhiều màu: 1 đôi
- Tất trắng: 1 đôi
- Kéo
- Bông
- Kim chỉ
1. Để làm thú bông, trước tiên, bạn cắt bỏ cổ đôi tất ngón nhiều màu để lấy 2 phần thân tất có chiều dài bằng nhau để làm thân và chân cua.
2. Nhồi bông vào thân tất ngón vừa cắt cho thật căng hết đến chiều dài của tất, lưu ý là phải nhồi bông vào các ngón nữa nhé.
3. Nhồi bông vào các ngón của chiếc tất còn lại. Nhớ là chỉ nhồi bông vào các ngón thôi nhé. Sau đó, lồng chiếc tất này ra bên ngoài của chiếc tất vừa nhồi bông ở bước 2.
4. Giờ thì gập mép tất vào trong cho các sợi len khỏi bị tuột ra nhé. Dùng kim chỉ khâu mép tất vừa gấp, khéo léo dấu được đường chỉ thì chú cua của bạn sẽ đẹp hơn nhiều đấy.
5. Dùng bìa vẽ mắt cua theo mẫu như hình rồi đặt miếng bìa bạn cắt lên trên chiếc tất trắng và cắt tất trắng theo viền bìa. Sau khi cartw được 2 mảnh như vậy bạn khâu mép theo viền cắt rồi nhồi bông vào là bạn 1 chiếc mắt con cua rồi đó. Làm mắt còn lại tương tự.
6. Vẽ cắt một chiếc càng cua bự trên bìa rồi đặt lên trên phần cổ tất thừa ở bước 1. Cắt theo viền bìa, khâu lại và nhồi bông lại là có ngay 1 chiếc càng to của chú cua rồi đó. Làm thêm 1 chiếc càng như thế nữa nha.
Cuối cùng, bạn chỉ cần khâu càng và mắt vào thân cua là xong rồi đó. Nhớ dán 2 hạt cườm đen vào đôi mắt để chú cua trông đáng yêu hơn nhé.
Thành phẩm
Vậy là chỉ với vài nguyên vật liệu đơn giản, bạn có thể tự làm thú nhồi bông hình chú cua siêu dễ thương cho bé yêu của mình rồi. Có chú cua này, bạn sẽ chẳng còn lo bé con quấy khóc nữa, bởi chắc chắn, bé sẽ chơi cả ngày cho mà xem. Không những vậy, đây còn là món đồ chơi cho bé do chính tay mẹ làm cho bé nhân dịp 1/6, bé sẽ rất vui đấy.
Đặc biệt với chú cua mẹ tự làm, bạn sẽ chẳng còn lo bé chơi những món đồ độc hại nữa, bởi chú cua này do chính tay mẹ làm cơ mà. Bên cạnh cách làm này, mẹ có thể xem cách làm mèo bông cũng đơn giản và ngộ nghĩnh không kém "em cua" này để tặng bé 1/6 nha.
Chúc các bạn thành công!
Theo Tri Thức Trẻ
Cách trồng củ tỏi tại nhà không cần đất hay chậu, cực nhanh lại nhàn, ăn mãi chẳng hết Tỏi ngoài chợ bán nhiều nhan nhản tuy nhiên không ai biết rõ nguồn gốc nó đến từ đâu, có an toàn hay không. Thay vì ngồi đó thắc mắc, bạn có thể bỏ ra 5 phút tự trồng tỏi thủy canh với cách làm sau. Hiện nay, cách trồng tỏi thủy canh là phương pháp đơn giản đang được các chị em...