Những “bí kíp chống ế” kỳ dị khắp thế giới đầu năm mới
Vào thời khắc chào năm cũ và đón năm mới, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có một phong tục cầu mong tình yêu tốt đẹp khác nhau.
1. Mặc quần lót mới màu hồng để đào hoa hơn
Đồ lót hồng thường tràn ngập các shop ở Argentina vào dịp lễ Giáng Sinh.
Người dân Argentina tin rằng, phụ nữ độc thân sẽ có vận đào hoa nếu họ mặc quần lót mới màu hồng trong dịp năm mới. Vì vậy, theo phong tục, người ta thường tặng quần lót màu hồng cho phụ nữ chưa chồng vào dịp Giáng Sinh.
Màu hồng là màu tượng trưng cho tình yêu lãng mạn, biểu tượng của sự may mắn, hôn nhân, sinh đẻ cũng như xua đuổi tà ma. Ngoài ra, mặc đồ mới còn là nghi thức tẩy rửa những điều xấu của năm cũ.
Ngày nay, người ta không chỉ tặng quần lót hồng cho phụ nữ chưa chồng mà còn mở rộng tặng cho tất cả những ai là phụ nữ với lời chúc may mắn trong tình yêu cũng như hôn nhân. Tùy theo quan niệm mà người ta sẽ mặc quần lót hồng vào ngày Giáng Sinh hoặc ngày đầu tiên của năm mới.
2. Muốn hết “ế”, hãy mặc quần lót đỏ
Đồ lót màu đỏ là báo hiệu của một tình yêu hạnh phúc.
Nhưng ở Mexico, người dân lại cho rằng màu quần lót mình mặc có thể là điềm báo cho những gì sắp xảy ra trong năm tới. Vì vậy, vào thời khắc trước Giao thừa, người dân nơi đây sẽ thay quần lót sang màu tượng trưng cho điều họ mong muốn.
Nếu như màu vàng tượng trưng cho khát vọng giàu sang thì màu đỏ lại là biểu tượng cho tình yêu đong đầy, hạnh phúc.
Ngoài Mexico, một số nước Mỹ Latin như Bolivia, Colombia, Ecuador, Brazil hay Venezuela cũng có phong tục thay quần lót màu mè vào dịp năm mới.
3. Giấu lá tầm gửi dưới gối với mong muốn lấy được chồng tốt
Các cô gái trẻ Ai-len thường giấu lá tầm gửi dưới gối ngủ.
Mơ ước lấy được một người chồng tốt là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn. Điều này cũng không ngoại lệ với phụ nữ Ai-len.
Khi thời điểm năm cũ qua đi, năm mới bắt đầu cũng là lúc những cô gái trẻ chưa chồng ở Ai-len gửi lời cầu nguyện của mình. Họ đặt một nhánh cây tầm gửi nhỏ dưới gối ngủ của mình trước khi lên giường đi ngủ trong Đêm Giao Thừa.
Các cô gái trẻ tin rằng, nếu làm mẹo này, năm tới họ sẽ “chạm trán” tình yêu đích thực của cuộc đời và tiến tới hôn nhân. Ngoài ra, người ta còn tin rằng nhành tầm gửi sẽ giúp họ xóa bỏ vận xui.
4. Hôn nhau vào lúc nửa đêm
Nụ hôn tượng trưng cho may mắn và tình yêu đích thực.
Từ xa xưa, người dân Mỹ đã giữ vững thói quen gửi tặng những người thân yêu của mình nụ hôn.
Đây là một tục lệ đã có từ lâu đời mà người dân tin rằng sẽ đem đến may mắn và điều tốt đẹp cho người được hôn trong năm mới. Không chỉ vậy, nụ hôn còn tượng trưng cho tình yêu đích thực.
Không chỉ người yêu mà ngay cả những người thân trong gia đình đều có thể hôn nhau. Ngoài ra, ở Venice, Ý, vào đúng Đêm Giao Thừa, người dân sẽ tập trung tại Quảng trường St. Mark để trao cho nhau những nụ hôn ngọt ngào, cầu chúc cho một năm mới may mắn, hạnh phúc.
5. Trò chơi tiên đoán về chồng tương lai
Nếu gương đặt đúng vị trí, cô gái sẽ nhìn thấy khuôn mặt chồng tương lai trong gương.
Cũng giống như các đất nước khác trên khắp thế giới, người dân Belarus cũng chào đón năm mới bằng tinh thần sôi nổi và thích thú tột độ. Bên cạnh những lời chúc đem lại may mắn và điềm tốt lành, các cô gái chưa chồng nơi đây còn thích thú với trò tiên đoán chồng tương lai.
Người ta thường dùng gương để dự đoán về đường tình duyên của cô gái trong năm tới. Nếu hai chiếc gương được đặt đúng, cô gái sẽ có thể nhìn được khuôn mặt chồng tương lai từ một trong hai chiếc gương.
Ngoài ra, một cách thức tiên đoán đường hôn nhân nữa là dùng gà trống và một nắm ngô. Nếu con gà trống tiến tới chỗ cô gái nào trước để ăn ngô thì cô gái đó sẽ là người “lên xe hoa” đầu tiên trong năm mới.
Video đang HOT
TheoChi Mai / Trí Thức Trẻ
Năm 2015 đã "gõ cửa"!
Những màn pháo hoa rực rỡ nở bung trên bầu trời, những nguyện ước cho một năm mới bình an của người dân trên thế giới đã lần lượt được "điểm danh". Hãy cùng chúng tôi và người dân trên khắp thế giới đón chào những giờ phút đầu tiên của năm 2015.
Năm mới 2015 đang "gõ cửa" các quốc gia
Auckland, New Zealand: Tại thời điểm này, năm mới đã gõ cửa đất nước New Zealand. Bầu trời thành phố Auckland được thắp sáng bởi những màn pháo hoa rực rỡ bung nở đón chào năm mới 2015.
Wellington, New Zealand: Thủ đô Wellington của New Zealand thắp sáng bằng pháo hoa. Bữa tiệc đón mừng năm mới 2015 trên khắp thế giới chính thức bắt đầu từ New Zealand.
Sydney, Úc: Vẻ đẹp lung linh của cầu cảng Sydney lúc này đủ khiến bất cứ cư dân nào trên thế giới cũng phải ngỡ ngàng và ao ước mình đang có mặt tại nơi này. Năm mới 2015 đã đến Sydney
Năm mới 2015 bắt đầu trước tiên tại hai đất nước Fiji và New Zealand với những màn pháo hoa rực rỡ.
Ngay sau đó, năm mới gõ cửa nước Úc và được chào đón nồng nhiệt bằng những màn trình diễn phóa hoa tuyệt đẹp với sự chứng kiến của 1,6 triệu người tập trung bên cầu cảng Sydney. Hàng trăm người ở thành phố Sydney ngay từ sáng đã dựng lều trại ở những khu vực xung quanh cầu cảng để giữ cho mình một chỗ ngắm pháo hoa lý tưởng đêm giao thừa.
Tokyo, Nhật Bản:Người dân thả bóng bay trong lễ hội đếm ngược chào đón năm mới bên tòa tháp Tokyo. Năm mới đã sang đến các nước Đông Á.
Yokohama, Nhật Bản:Người dân ngắm pháo hoa ở gần bến cảng.
Paju, Hàn Quốc:Hàng trăm người dân Hàn Quốc đã tập trung đón năm mới ở đình tạ Imjingak, gần làng Panmunjom, thành phố Paju, nơi đây là khu vực bắt đầu ngăn cách hai quốc gia Hàn Quốc và Triều Tiên.
Seoul, Hàn Quốc:Những tín đồ Phật giáo thắp nến cầu an ở đền Jogye (ảnh trên). Các thầy tu cùng các tín đồ đạo Phật làm lễ cầu an ở chùa Bongeun (ảnh dưới).
Hồng Kông:Pháo hoa bên cảng Victoria.
Kuala Lumpua, Malaysia: Pháo hoa bung nở trên tòa tháp đôi Petronas.
Singapore: Năm mới "gõ cửa" Singapore
Không khí náo nức trước thềm năm mới 2015
Người dân trên khắp thế giới đang trong những giờ khắc cuối cùng để tiễn biệt năm 2014 và chào đón năm 2015 bằng những màn pháo hoa rực rỡ, những chương trình nghệ thuật ấn tượng.
Thành phố Sydney, Úcluôn là một trong những thành phố lớn đầu tiên đón năm mới, giao thừa năm nay, thành phố cảng tiếp tục trình diễn những màn pháo hoa rực rỡ và trang trí ánh sáng lung linh theo truyền thống hàng năm. Dự kiến hơn 1,5 triệu người sẽ có mặt bên cầu cảng lừng danh của thành phố Sydney để chiêm ngưỡng những màn pháo hoa bung nở thắp sáng trời đêm được tạo thành từ... 7 tấn pháo hoa.
Những hoạt động lễ hội này được diễn ra chỉ hai tuần sau vụ bắt cóc con tin xảy ra tại một quán cà phê nằm ở trung tâm thành phố, vì vậy, những đóa hoa tưởng nhớ hai nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ việc gây sốc dư luận này sẽ được treo trên tháp cầu cảng. Trong lúc đó, hơn 3.000 cảnh sát sẽ tỏa ra khắp các đường phố Sydney để đảm bảo an ninh. Người dân thành phố được khuyến khích ra đường đón chào năm mới như thường lệ.
Người dân Sydney sớm đổ ra đường từ sáng để tìm được cho mình một chỗ ngắm pháo hoa ưng ý.
Những màn pháo hoa dạo đầu bên cầu cảng Sydney thường được gọi là pháo hoa gia đình, để những người có mặt sớm bớt "sốt ruột" trong lúc chờ đợi tới giao thừa.
Thành phố Auckland, New Zealandtổ chức lễ hội đếm ngược đón chào năm mới xung quanh tòa tháp Sky Tower và chiếc đồng hồ khổng lồ gắn trên mặt tháp. Ngay khi đồng hồ điểm 12h, những màn pháo hoa rực rỡ sẽ được bắn lên xung quanh tòa tháp.
Cùng với Úc, New Zealand là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đón chào năm mới. Tại thủ đô Wellington, một lễ hội âm nhạc hoành tráng sẽ được tổ chức trong công viên bên cạnh những màn trình diễn pháo hoa.
Ở Bắc Kinh, Trung Quốc, lễ hội đếm ngược đón năm mới dương lịch sẽ được tổ chức tại công viên Olympic như một cách để nhấn mạnh sự kiện Thế vận hội mùa đông Olympic 2022 sẽ được tổ chức tại đây.
Những vận động viên trượt băng sẽ trình diễn. Bên cạnh đó, những vận động viên thể thao Trung Quốc từng giành huy chương Olympic, Paralympic cũng sẽ xuất hiện. Trong những điểm cầu chào đón năm mới của Trung Quốc chắc chắn không thể thiếu Vạn Lý Trường Thành.
Màn xếp số đón chào năm 2015 của sinh viên trường Đại học Nông nghiệp Thẩm Dương.
Năm 2015 đối với người dân ở nhiều quốc gia Châu Á là năm gắn với hình ảnh chú dê.
Ở Nhật Bản, ngày 31/12 luôn là ngày bận rộn nhất năm đối với người dân nơi đây bởi hầu hết các cửa hàng đều sẽ đóng cửa trong dịp năm mới, đây là dịp nghỉ lễ lớn nhất tại quốc gia này, vì vậy, trong ngày cuối năm, mọi người đều tranh thủ mua hết những thứ cần thiết cho dịp nghỉ lễ.
Đến nửa đêm, khi thời khắc giao thừa đã tới, chuông trong các ngôi đền trên khắp nước Nhật sẽ điểm 108 lần. Lúc này, pháo hoa bắt đầu được bắn lên bầu trời, hàng triệu người dân sẽ đổ về quanh những ngôi đền gần nơi họ sống để cầu an lành, hạnh phúc cho cả một năm sắp tới.
Nghi lễ trước thềm năm mới tại ngôi đền Meiji ở Tokyo, Nhật.
Ở Rio de Janiero, Brazil, hơn 1 triệu người tập trung tại bãi biển cát vàng Copacabana dài 4km - một trong những bãi biển nổi tiếng nhất thế giới. Tại đây, hàng chục ca sĩ sẽ đồng thời biểu diễn trên 3 sân khấu lớn. Khách du lịch và người dân địa phương sẽ tiệc tùng, ca hát trên bãi biển tới sáng, sẽ nằm dài trên bãi biển đón bình minh đầu tiên của năm 2015.
Những màn pháo hoa rực rỡ được bắn lên từ những chiếc thuyền đậu ngoài Đại Tây Dương sẽ thắp sáng bãi biển. Theo truyền thống, những người có mặt ở bãi biển Copacabana đêm giao thừa đều phải mặc trang phục màu trắng, tượng trưng cho sự mới mẻ, thuần khiết và bình an của năm mới.
Ngoài ra, còn có một truyền thống nữa là những người đón giao thừa trên bãi biển sẽ chạy xuống biển ngay khi đồng hồ điểm 12h, để nước ngập tới đầu gối và nhảy lên 7 đợt sóng biển tấp vào bờ. Làm được như vậy, họ sẽ có cả một năm mới may mắn.
Ở thành phố New York, Mỹ, lễ hạ quả cầu pha lê sẽ được diễn ra theo truyền thống trên quảng trường Thời đại, thu hút hơn 1 triệu người cùng có mặt để đếm ngược những thời khắc cuối cùng của năm 2014. Do chênh lệch múi giờ nên vào trưa mai theo giờ Việt Nam, lễ đón năm mới mới được cử hành tại New York. Tuy vậy, ngay từ lúc này, không khí năm mới tại đây đã rất rộn rã.
Hoạt động kiểm tra quả cầu pha lê trên quảng trường Thời đại trước thời khắc quan trọng.
Diễu hành đón chào năm mới ở Bishkek, Kyrgyzstan.
Những bức tường ước ở thành phố Manila, Philippines. KHoảng 50.000 giấy ước sẽ được sử dụng làm pháo hoa giấy trong đêm giao thừa bên cạnh pháo hoa.
Vịnh Marina ở Singapore được thắp sáng lung linh, huyền ảo trong đêm cuối năm, năm 2015 sẽ diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm ngày Singapore trở thành một quốc gia độc lập.
Những người đàn ông trong trang phục chiến binh Vikings cổ xưa diễu hành trên đường phố Edinburgh, Scotland.
Độc giả có những hình ảnh, hoặc cảm nhận về thời khắc giao thừa đón năm mới 2015 ở nơi mình đang sinh sống, hãy chia sẻ khoảnh khắc của bạn với chúng tôi theo địa chỉ vanhoa@dantri.com.vn.
Trân trọng cảm ơn!
Nhóm PV Văn hóa
Theo dantri
Trung Quốc: Giẫm đạp đêm giao thừa, 35 người chết Ít nhất 35 người đã thiệt mạng và 42 người bị thương trong thảm kịch kinh hoàng trước giờ đón năm mới tại thành phố Thượng Hải, khi đám đông đổ về một quảng trường để chào đón năm mới, chính quyền địa phương cho biết. Vụ giẫm đạp xảy ra không lâu trước nửa đêm, khi rất đông người đổ về quận...