Những bệnh về mắt thường thấy ở trẻ nhỏ
Việc nhận biết và xử lý kịp thời các bệnh về mắt cực kỳ quan trọng, giúp đảm bảo đôi mắt của trẻ được bảo vệ, phát triển tối đa.
Các bệnh về mắt không chỉ trở thành một vấn đề phổ biến, mà còn là một dấu hiệu đáng chú ý cho thấy sức khỏe mắt của trẻ đang gặp vấn đề. Vì vậy, bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 lưu ý một số bệnh về mắt thường thấy ở trẻ nhỏ như sau:
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ ( viêm kết mạc) là một trong những vấn đề phổ biến và gây phiền toái cho trẻ nhỏ. Tình trạng này không chỉ khiến các bé khó chịu mà còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, sưng và viêm.
Những yếu tố gây ra đau mắt đỏ có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau: Virus, vi khuẩn, các tác nhân nhỏ như bụi, lông động vật hay phấn hoa. Đây đều có thể trở thành nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho đôi mắt nhỏ của trẻ trở nên đỏ rực.
Tuy nhiên, phụ huynh không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào của viêm kết mạc ở trẻ nhỏ. Việc nhanh chóng chẩn đoán và xử lý kịp thời giúp giảm nhẹ sự khó chịu, ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm lan rộng.
Lẹo mắt là tình trạng sưng bờ mi mắt, có thể xảy ra ở cả phần ngoài và phần trong của mí mắt. Nguyên nhân của bệnh thường do nhiễm trùng vi khuẩn, gây ra sưng đỏ và đau nhức.
Trong đó, dấu hiệu của bệnh là sự xuất hiện của một cục u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt. Đôi khi, khi nhìn bằng mắt thường, lẹo mắt có thể bị nhầm lẫn với chắp mắt. Nhưng rất may mắn, tình trạng này thường tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần mà không cần phải điều trị.
Nhược thị
Nhược thị là tình trạng mà thị lực của một hoặc cả hai mắt bị suy giảm, đi kèm với các tổn thương mắt có thể nhìn thấy trực tiếp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhược thị ở trẻ em bao gồm: Cận thị, loạn thị, viễn thị, lác mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí mắt và nhiều nguyên nhân khác. Mỗi trường hợp đều đòi hỏi sự chăm sóc, can thiệp phù hợp để đảm bảo rằng đôi mắt của trẻ được bảo vệ và phát triển tối đa.
Lác mắt
Video đang HOT
Trong danh sách các vấn đề về sức khỏe của trẻ em, bệnh lác mắt là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 4/100 trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lác mắt ở trẻ em, trong đó có yếu tố di truyền, tình trạng khúc xạ và một số nguyên nhân khác.
Vì vậy, việc nhận biết và xử lý kịp thời cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, phụ huynh cần chú ý đến những dấu hiệu như mỏi mắt, khó tập trung, vụng về, hoặc gặp khó khăn trong di chuyển của trẻ.
Cận thị
Trong dãy các vấn đề về sức khỏe mắt của trẻ em, cận thị luôn nổi bật như một trong những thách thức quan trọng nhất. Bởi, bệnh không chỉ là vấn đề về khả năng nhìn xa, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân như: Yếu tố di truyền, thiếu ngủ, sinh non, hoặc các thói quen không tốt như đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém hoặc dùng điện thoại di động, máy tính quá gần mắt.
Bác sĩ khuyến cáo, hiện nay trẻ nhỏ tiếp cận công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Nhưng việc sử dụng chúng một cách có ý thức và cân nhắc giữ khoảng cách đủ xa khi sử dụng thiết bị là vô cùng quan trọng.
Đau mắt đỏ mùa mưa lũ và cách chăm sóc đúng
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, đây là bệnh dễ gặp sau những đợt mưa lớn.
Bệnh đau mắt đỏ nguy cơ lây lan và bùng phát nếu chúng ta không phòng ngừa, giữ vệ sinh cá nhân.
Đau mắt đỏ sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch. Môi trường vùng nước ngập hay trong bão lũ có độ ẩm gần như tuyệt đối, nhiệt độ môi trường từ 20 - 30 độ C khiến các vi sinh vật gây bệnh cho mắt sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, gây bệnh nhiều hơn, trong khi đó nước bẩn sẽ là môi trường lan truyền bệnh dễ dàng nhất. Do vậy phòng ngừa bệnh mắt luôn phải đi kèm vệ sinh mắt với vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, mưa lụt có thể gây bệnh viêm hắc võng mạc hoại tử do ký sinh trùng mang tên Toxoplasma Gondii, vốn rất dễ lây truyền qua nước bẩn như đã từng xảy ra ở Braxin. Lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm yếu và nhạy cảm là trẻ em dưới 15 tuổi, người lớn trên 65 tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ do virus rất dễ lây lan từ người này sang người khác và không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ do virus đều nhẹ. Nhiễm trùng thường sẽ hết sau 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể mất từ 2 đến 3 tuần hoặc hơn để khỏi. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn thế, nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa.
Khi có biểu hiện đau mắt đỏ cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.
Triệu chứng đau mắt đỏ
Người bệnh đau mắt đỏ có biểu hiện chính là mắt đỏ và có ghèn, thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát trong mắt, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh.
Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác.
Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc... thì hậu quả sẽ lớn hơn.
Xử trí khi bị đau mắt đỏ và các biện pháp hỗ trợ
Cần lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Khi bị bệnh nên nghỉ học, nghỉ làm và không đến nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
Khi bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với trẻ em). Về thuốc nhỏ mắt sử dụng trong bệnh đau mắt đỏ, người mắc bệnh có thể dùng nước muối sinh lý (natri clorua 0,9%) hoặc nước cất để rửa mắt.
Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Chườm lạnh bằng cách đắp một chiếc khăn ướt, mát lên mắt trong các trường hợp mắt phù nề sưng tấy đỏ.
Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác.
Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu... Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi người bệnh thấy đau ở mắt hoặc có vấn đề khi nhìn.
Khi người bệnh thấy nhạy cảm với ánh sáng (thấy khó chịu khi nhìn vào nguồn ánh sáng mạnh).
Khi có triệu chứng kéo dài cả tuần hoặc hơn, hoặc triệu chứng không bớt mà ngày càng tệ.
Khi người bệnh mắt ra rất nhiều mủ hoặc ghèn.
Khi người bệnh có triệu chứng khác của nhiễm trùng như sốt hoặc đau nhức... cần đến bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị.
Lời khuyên phòng tránh lây nhiễm đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ rất dễ lây từ người sang người. Hãy làm theo những lời khuyên này để không lây nhiễm cho người khác hoặc lây nhiễm cho chính mình.
Sử dụng khăn hoặc khăn giấy sạch mỗi lần lau mặt và mắt.
Dùng khăn mặt riêng.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng, nhất là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi ho, hắt hơi.
Cố gắng không chạm tay vào mắt. Nếu chạm, hãy rửa tay ngay lập tức.
Không trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng.
Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi hết viêm kết mạc.
Cận thị: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và các biện pháp phòng ngừa Cận thị là tình trạng người bệnh không thể nhìn rõ các vật ở xa, nhưng nhìn rõ các vật ở gần. Cận thị xảy ra khi hình dạng của mắt hoặc một số bộ phận của mắt làm cho ánh sáng khúc xạ không chính xác. 1. Tổng quan về cận thị Cận thị là tật khúc xạ có xu hướng di...