Những bệnh nhân Covid-19 không thể ra viện ở Vũ Hán
Một số bệnh nhân ở Bệnh viện Kim Ngân Đàm đã điều trị 60 ngày nhưng mẫu xét nghiệm lấy từ miệng vẫn dương tính, trong khi mẫu từ mũi, trực tràng và máu âm tính.
Bệnh nhân đeo khẩu trang nhìn ra ngoài từ những phòng bệnh ở Bệnh viện Kim Ngân Đàm, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hôm 9/4. Ảnh: EPA.
“Tuy hầu hết ca Covid-19 nằm viện dài ngày không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, họ vẫn tiếp tục được xét nghiệm dương tính với nCoV và không thể xuất viện. Các bác sĩ không biết phải làm gì với họ, sự bức bối vì bị nhốt lâu ngày của bệnh nhân cũng gây rắc rối cho nhân viên y tế”, Giám đốc bệnh viện Kim Ngân Đàm của Vũ Hán, Zhang Dingyu, cho hay.
Kim Ngân Đàm là bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm duy nhất ở Hồ Bắc – tỉnh có thủ phủ Vũ Hán được coi là nơi phát tán nCoV. Vốn là nơi điều trị cho các bệnh nhân HIV, cúm, cúm gà, nhưng Kim Ngân Đàm đã chuyển thành bệnh viện tuyến đầu chống Covid-19 sau khi Vũ Hán ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên hồi tháng 12 năm ngoái.
Lúc dịch bùng phát mạnh nhất ở Trung Quốc hồi tháng 2, Giám đốc Zhang cho biết bệnh viện của ông phải điều trị cho gần 500 bệnh nhân và buộc phải tăng cường lực lượng bằng các đội y tế đến từ Thượng Hải hay quân y. Tới nay, khi mỗi ngày Trung Quốc chỉ còn ghi nhận vài chục ca nhiễm mới, tập trung chủ yếu là những trường hợp “nhập khẩu”, Kim Ngân Đàm vẫn còn đang phải theo dõi, điều trị cho 123 người.
Theo bác sĩ Zhang, Kim Ngân Đàm hiện tập trung vào các bệnh nhân lưu viện dài ngày. Vài người trong số họ đã nằm viện tới hai tháng. Để xét tiêu chuẩn xuất viện, các bác sĩ lấy 4 mẫu xét nghiệm từ mũi, miệng, trực tràng và máu của bệnh nhân. Hầu hết đều có kết quả âm tính trừ mẫu lấy từ miệng của họ. Vì vậy, những người bệnh ấy vẫn chưa được “thả ra”.
Video đang HOT
Bác sĩ Zhang nói bệnh viện của ông thà “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”, giữa mối lo ngại dịch bệnh có thể tái bùng phát. Bên cạnh đó, Kim Ngân Đàm cũng đang thiết lập một chuyên khoa riêng để đối phó với các ca mắc Covid-19 riêng lẻ, phòng trường hợp loại virus này trở thành loại bệnh xuất hiện thường xuyên như cúm mùa, cúm gia cầm hay chân tay miệng.
Từ 1/4, Trung Quốc bắt đầu ghi nhận các ca mắc Covid-19 không có triệu chứng vào số liệu chính thức. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các ca nhiễm bệnh có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng chịu trách nhiệm chính cho sự lây lan nhanh chóng của Covid-19 ở Trung Quốc. Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Science, chỉ ra rằng 86% trường hợp nhiễm bệnh ở đất nước đông dân nhất thế giới đã không được kịp thời phát hiện trong những tuần đầu tiên của đại dịch.
Tùng Anh
Nỗi lo bệnh nhân 'quá hạn', ca bệnh không triệu chứng tại Trung Quốc
Bác sĩ tại Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bối rối trước các bệnh nhân "quá hạn" tại bệnh viện, trong khi ngày càng nhiều bệnh nhân tiếp tục khỏi bệnh COVID-19 và xuất viện mỗi ngày ở thành phố này.
Những người đeo khẩu trang nhìn ra từ các ô cửa sổ của Bệnh viện Kim Ngân Đàm, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc ngày 9-4-2020 - Ảnh: EPA
Bác sĩ Trương Định Vũ (Zhang Dingyu), giám đốc Bệnh viện Kim Ngân Đàm, cho biết hầu hết các bệnh nhân ở quá hạn tại bệnh viện đều không có triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ nhưng vẫn tiếp tục cho kết quả dương tính với virus corona.
Ông Trương thừa nhận đội ngũ y tế của bệnh viện hiện không biết phải làm gì với những bệnh nhân này. Họ không thể xuất viện.
Bệnh viện xét nghiệm virus từ các mẫu dịch phẩm ở 4 chỗ là mũi, miệng, trực tràng và máu của bệnh nhân. Hầu hết các bệnh nhân đều cho kết quả âm tính, trừ mẫu dịch phẩm lấy từ miệng.
Khi được hỏi liệu các ca không triệu chứng hiện nay có phải là thách thức lớn nhất tiếp theo của bệnh viện hay không, ông Trương nói rằng các quan chức y tế công cộng đang giải quyết "những bệnh nhân im lặng" này bằng các phương pháp sẵn có.
"Có thể trong tương lai mọi người sẽ bảo là thực tiễn này là sai vì virus đã chết rồi, chỉ còn những gì còn lại của virus trong các tế bào thôi. Dù vậy, phương châm của bệnh viện là thận trọng vẫn hơn" - ông Trương nói.
Hiện có 123 bệnh nhân COVID-19 ở quá hạn tại bệnh viện này.
Bác sĩ Trương cho biết bệnh viện cũng đang trị liệu tâm lý cho những người vẫn phải ở lại bệnh viện. "Chắc chắn có ảnh hưởng đến cuộc sống của các bệnh nhân khi phải ở bệnh viện thời gian dài, bị cách ly và điều trị" - bác sĩ Trương nhìn nhận.
Tuần trước, ngày 4-4, Trung Quốc ghi nhận 63 ca nhiễm mới, trong đó có 61 ca bệnh nhập khẩu từ nước ngoài. Việc xuất hiện nhiều ca nhập khẩu cũng đang là thách thức lớn của Trung Quốc, bên cạnh các bệnh nhân không có triệu chứng.
Lo ngại về các bệnh nhân không triệu chứng có thể gây là làn sóng dịch bệnh thứ hai ở Trung Quốc đang tăng cao, khi chính quyền bỏ bớt hạn chế đi lại, và ngày càng có nhiều người Trung Quốc trở về từ nước ngoài hơn.
Báo Straits Times cho biết Trung Quốc ngày 9-4 đã báo cáo 56 ca COVID-19 không triệu chứng mới, nâng tổng số ca bệnh không triệu chứng ở nước này lên 657 ca. Các quan chức y tế Trung Quốc đã bắt đầu gộp các ca không triệu chứng vào các ca COVID-19 tổng của nước này từ ngày 1-4 nhưng lại không thông tin về nơi xảy ra các ca này.
Theo hướng dẫn mới của Trung Quốc, việc báo cáo các ca không triệu chứng sẽ diễn ra trong vòng 2 giờ kể từ khi phát hiện người nghi bệnh. Sau đó, các quan chức địa phương sẽ điều tra những người có tiếp xúc gần với người bệnh này trong vòng 24 giờ. Những ca bệnh không triệu chứng sẽ được cách ly 14 ngày, và quay trở lại bệnh viện để theo dõi trong tuần thứ hai và tuần thứ 4 kể từ khi phát hiện bệnh.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng những ca không được phát hiện, phần lớn là vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nguyên nhân dẫn tới tốc độ lây nhiễm bệnh COVID-19 tại Trung Quốc.
Các phát hiện công bố trên tạp chí khoa học chỉ ra rằng 86% ca lây nhiễm của Trung Quốc xảy ra trong những tuần trước khi Trung Quốc phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23-1.
Dù vậy, bác sĩ Trương đã bác bỏ lập luận rằng các ca không triệu chứng có thể đặt ra mối đe dọa khi cho rằng không có bất kỳ ổ dịch nào xuất hiện. Ông Trương cho rằng một số ca có thể đơn giản là những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ.
"Nếu đó là một vấn đề, bây giờ chúng ta đã thấy một ổ dịch rồi" - ông Trương nói thêm.
ANH THƯ
Bác sĩ Trung Quốc 29 tuổi hoãn đám cưới vì dịch Covid-19 đã qua đời Bác sĩ Trung Quốc làm việc tại tuyến đầu chống dịch Covid-19 ở Vũ Hán đã qua đời vì nhiễm virus Corona từ người bệnh, trong khi các phương pháp điều trị không đem lại kết quả. Bác sĩ Bành và vợ chưa cưới. Theo nguồn tin trên trang Ifeng (Phượng Hoàng) của Trung Quốc, bác sĩ Bành Ngân Hoa (Peng Yin Hua)...