Những bệnh dễ mắc trong ngày mưa bão
Thời tiết ngày mưa bão ẩm ướt dễ gây ra một số bệnh, mọi người cần biết cách để phòng tránh.
1. Bệnh về da
Ngày mưa tiếp xúc nhiều với nước dễ mắc các bệnh ngoài da
Thời điểm mưa bão, rất nhiều người mắc những căn bệnh về da như: nấm chân, nấm tay, mụn mủ, viêm nang lông, ghẻ lở… Đó là do thời tiết mưa gió, khả năng tiếp xúc với ngập nước cao, đặc biệt là nước bẩn từ các cống, rãnh…
Khi đi ngoài mưa về nhưng mọi người không kịp thời vệ sinh thân thể, khiến nước mưa, mồ hôi và vi khuẩn kịp thời xuất hiện. Ngoài ra trong thời tiết ẩm thấp, mưa bão, bạn cũng có khả năng mắc bệnh viêm nang lông rất cao. Khi điều kiện vệ sinh, nước sạch bị nhiễm bẩn, đi ngoài mưa về bạn không vệ sinh tắm rửa cẩn thận, bạn nên nhớ lúc này vi khuẩn sẽ được hình thành và phát triển ở trên tóc, lông ở vùng kín. Không ít người bị vi khuẩn tấn công và xuất hiện mụn mủ gây ngứa, loét ngoài da…
Trong những ngày bão lũ, khả năng mọi người mắc bệnh về da chiếm khá cao. Bạn nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày tất lâu một thời gian. Bởi chỉ cần bàn chân ra mồ hôi, giầy tất dính nước mưa, chân bạn rất dễ nhiễm bệnh nấm. Bạn cần rửa chân thường xuyên, tuân theo nguyên tắc khô thoáng. Bạn cần giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước ngập.
2. Các bệnh về tiêu hóa
Video đang HOT
Mưa bão sẽ khiến môi trường, nguồn nước xung quanh bị nhiễm bẩn, từ đây phát sinh ra rất nhiều trường hợp người lớn trẻ nhỏ nhiễm bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột khiến nhiễm bệnh.
Để phòng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, cần thực hiện khẩu hiệu ăn chín uống sôi. Không nên đun đi đun lại đồ ăn cho bé bằng lò vi sóng vì bản chất lò vi sóng không diệt được 100% vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, cần giữ gìn vệ sinh tay chân răng miệng tốt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Sức đề kháng của trẻ còn kém, vì vậy rất dễ mắc các bệnh hô hấp ngày mưa bão
Thời tiết trong mùa mưa bão rất thất thường, sáng nắng chiều mưa, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, mưa to kéo dài… điều này khiến cơ thể con người khó thích nghi dẫn tới hiện tượng bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm lạnh. Biểu hiện đó là đau đầu, ho, sổ mũi, đau họng…
Trong những ngày mưa bão, mọi người cần chú ý tới sức khỏe của mình. Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với nước mưa dễ bị cảm lạnh. Đặc biệt, cần chú ý nhiều cho trẻ em vì sức đề khánh của trẻ còn đang kém, rất dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi.
Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng bất chợt khiến nhiều người bị đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai… Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.
Để phòng bệnh xương khớp trong những ngày mưa bão, người bệnh nên tránh ra ngoài trời mưa lạnh, năng tập luyện thể thao trong nhà. Tập luyện thường xuyên được coi là một phương thuốc hữu hiệu có ích cho sức khỏe con người, đăc biệt những người có tiền sử bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, có thói quen ăn uống lành mạnh bổ sung canxi, uống nhiều nước.
Theo TPO
Nguy cơ bệnh khớp tàn phá cơ thể khi chuyển mùa
Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế cho con người chính là các bệnh về xương khớp. Các thống kê cho thấy số bệnh nhân đặc biệt tăng mạnh với mức độ nghiêm trọng khi thời tiết thay đổi.
Rất nhiều người nghĩ bệnh khớp không gây tử vong bất ngờ nên không nguy hiểm. Thật ra, bệnh khớp âm thầm tàn phá sức khỏe, tinh thần, chất lượng sống của con người rất nghiêm trọng. Việc điều trị những căn bệnh này cũng rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
PGS-TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, Phó trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khuyến cáo, các bệnh khớp thường gia tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa như: Thu - Đông và Đông - Xuân, đặc biệt vào thời tiết lạnh. Nguyên nhân là sức đề kháng của cơ thể giảm sút và các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp mãn tính, cơn đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn khi áp suất khí quyển giảm làm các mô nở ra, tạo áp lực lên các khớp đã bị bào mòn lớp sụn.
Khi trời trở lạnh, các gân cơ thường bị co rút gây nên chứng vẹo cổ cấp, các khớp đầu gối, bàn chân và tay thường bị đau nhức. Bệnh nhân thấp khớp có thể không đứng dậy hoặc nắm chặt tay được do cứng khớp vào buổi sáng. Đi lại khó khăn khiến người bệnh dễ ngã, có thể gây gãy xương. Nếu mang vác đồ vật nặng và không giữ ấm các khớp, bệnh tình có thể diễn biến xấu hơn.
Anh Nguyên Hậu (39 tuổi, Bình Dương) được chẩn đoán bị tổn thương sụn khớp cách đây 4 năm. Anh không đi tái khám định kỳ mà chỉ mua thuốc giảm đau uống. Bẵng đi một thời gian, khớp gối của anh đau nặng hơn, đi khám lại tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM thì anh được bác sĩ cho biết đã bị thoái hóa khớp gối khá nặng. Gần đây, thời tiết thay đổi, anh Hậu liên tục gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như đau nhức khớp dữ dội, cứng khớp vào mỗi sáng phải co duỗi một lát mới đỡ, khớp sưng to vì bị tràn dịch, có tiếng lạo xạo khi cử động...
Bệnh nhân chen chúc tại dãy phòng khám Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM. Ảnh: T.Danh.
Chị Bùi Thị Loan (49 tuổi, Hà Giang) đang điều trị tại Khoa Cơ - Xương - Khớp, Bệnh viện E Hà Nội cũng bị các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp hành hạ không kém. Khoảng 4 năm trước, chị còn không thể đi lại khi bệnh diễn biến xấu hơn, khớp chân gần như không hoạt động được và khớp tay thì cứng lại, không thể cầm nắm. Nhiều khớp trên cơ thể chị bị viêm bao hoạt dịch, sưng đỏ, biến dạng, do ít vận động nên chân tay dần bị teo lại. Trong suốt một thời gian dài, nhất là những khi thời tiết thay đổi, mỗi lần đi lại chị đều nhờ chồng bế hoặc dìu.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Mai Thị Thanh Tâm, Phó trưởng khoa Cơ - Xương - Khớp Bệnh viện E, khi thời tiết thay đổi, các cơn đau khớp thường trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân khớp cần tuyệt đối tránh cố chịu đựng, tùy tiện dùng thuốc giảm đau hay sử dụng một đơn thuốc cho nhiều lần. Thay vì vậy nên đi khám sớm để bệnh không nặng hơn, dẫn đến các biến chứng phức tạp như khớp sưng vù, biến dạng, cứng khớp, mọc gai xương...
Một ca tàn phế vì thoái hóa khớp nghiêm trọng với lớp sụn bị bào mòn hoàn toàn
Trong các bệnh về khớp, thoái hóa khớp hiện là bệnh thường gặp nhất, xảy ra khi lớp sụn bao bọc ở hai đầu xương bị bào mòn và hư tổn. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Khi sụn bị bào mòn, làm trơ ra đầu xương lồi lõm sẽ gây đau, đặc biệt khi người bệnh lao động nặng, cúi người nhiều hoặc khi thời tiết trở lạnh... Lúc mới bị bệnh, cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng càng về sau bệnh diễn tiến nặng hơn, với các triệu chứng như: sưng khớp, biến dạng khớp, viêm hoặc đau bắp cơ xung quanh, thậm chí phát ra các tiếng lạo xạo khi vận động.
Để phòng ngừa bệnh khớp, tránh bị tàn phá âm thầm, cần kiểm soát cân nặng, có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động, ăn uống phù hợp. Ngoài ra, chăm sóc khớp bằng các dưỡng chất thiên nhiên cũng là một giải pháp quan trọng, trong đó, bổ sung dưỡng chất sinh học UC-II có trong JEX được xem là giải pháp "nuôi dưỡng" sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp hiệu quả.
Đan Phượng
Theo VNE
Tắm không đúng cách bị đột tử dù trẻ khỏe Mùa đông năm 2013, một thanh niên 22 tuổi đã mất sau khi tắm. Trước đó, bố mẹ anh lên phòng gọi xuống ăn cơm thì thấy anh đã nguy kịch. Gia đình đưa anh đi cấp cứu, nhưng anh không qua khỏi. Anh của chàng trai này rơm rớm nước mắt chia sẻ: Em nó ra đi khi còn trẻ quá, sức...