Những bệnh cần phòng tránh cho trẻ khi đi học
Trong thời gian mới bắt đầu đi học, trẻ thường dễ bị nhiễm mầm bệnh ở trường. Dưới đây là những bệnh thường lây nhiễm được các bác sĩ nhi khoa hướng dẫn phòng tránh, theo Fox News.
Ảnh minh họa
Cảm và cúm
Theo Trường Y Johns Hopkins (Mỹ), hầu hết trẻ sẽ bị cảm ít nhất 6-8 lần/năm. Nhiều cha mẹ khó khăn phân biệt được giữa cảm lạnh và cúm vì triệu chứng khá giống nhau. Tuy nhiên, triệu chứng cảm lạnh thì thường nhẹ hơn.
“Khi bị cúm, trẻ thường hay than đau tay, chân và không thể đi nổi. Ngoài ra, trẻ bị cúm thường đau đầu, nôn ói và sốt rất cao”, bác sĩ nhi khoa Dyan Hes ở New York nói với Fox News.
Cúm thường vào mùa khoảng tháng 11, 12 và kéo dài suốt đến tháng 3 năm sau.
Bác sĩ Hes khuyên trẻ trên 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin phòng cúm. Trẻ cũng được khuyến khích rửa tay thường xuyên và thay quần áo sau khi đi học về.
Đây là những cách tốt nhất để phòng bệnh cảm và cúm.
Đau bụng
Video đang HOT
Trẻ thường bị đau bụng. Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn hay vi rút. Trẻ sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn ói và thỉnh thoảng sốt, theo Mayo Clinic. Hầu hết trẻ bị đau bụng là bị lây từ bạn bị bệnh do tiếp xúc và chơi chung đồ chơi hay ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
Theo bác sĩ Hes, rửa tay sạch rất quan trọng để phòng bệnh. Nếu trẻ bị bệnh, chúng nên được cho nghỉ học để tránh lây bệnh cho các bạn cùng lớp.
Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus
Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus cũng là bệnh rất phổ biến ở trẻ. Nhiễm vi khuẩn có thể làm cho trẻ đau họng và ngứa. Bệnh này dễ lây qua tiếp xúc giữa các trẻ với nhau.
Trẻ bị lây bệnh do tiếp xúc với giọt nước bọt li ti bắn ra khi người bệnh hắt hơi, ho; hoặc do ăn chung đồ ăn, uống chung nước với người bị bệnh. Trẻ cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn từ đồ chơi sau khi trẻ bệnh cầm những đồ chơi này.
Rửa tay sạch vẫn là cách phòng bệnh tốt nhất.
Đồ chơi, sàn lớp học và sân chơi nên được lau rửa sạch sẽ để phòng ngừa bệnh cho trẻ, theo lời khuyên của bác sĩ Hes trên Fox News.
Theo thanhnien.vn
Trẻ mới đi học chắc chắn sẽ nhiễm bệnh!
"Trẻ mới đi học chắc chắn sẽ nhiễm bệnh, phụ huynh đừng mong bé của mình không mắc bất kỳ bệnh gì bởi điều đó là không thể. Chủ động giải quyết các bệnh vặt, hạn chế nguy cơ bệnh nặng cho trẻ là điều cần làm", BS Trương Hữu Khanh cho hay.
Cha mẹ bất an vì con nhiễm bệnh khi đi học
Con đi học được vài ngày thì đổ bệnh, sốt, ho, sổ mũi, mệt nhiều nên chị Kiều Ngân quyết định để bé ở nhà chăm sóc. Người mẹ trẻ lo lắng và bối rối vì thời gian tới con sẽ phải đi học trở lại, chị không biết phải làm cách nào để bảo vệ con trước nguy cơ bệnh liên tục tấn công.
Tương tự chị Ngân là trường hợp của chị Huyền Trang, do công việc cả 2 vợ chồng đều bận nhưng không có người chăm sóc con nên khi bé mới được 8 tháng tuổi, chị Huyền Trang phải cho đi nhà trẻ. Tuy nhiên, từ khi đi học, bé thường xuyên bị bệnh, gần như tháng nào cũng đi bác sĩ vài lần.
Chị tâm sự: "Mỗi khi trong lớp có 1 trẻ bị bệnh là bé nhà em nhiễm theo. Bệnh của bé hay kéo dài, các bé khác khỏi từ lâu, riêng con em thường phải mất một tuần sức khỏe mới bình phục. Vợ chồng em đi làm nhưng lúc nào cũng lo con đau bệnh trên lớp".
Tâm trạng của 2 người mẹ ở trên là nỗi lo chung của hầu hết các bậc phụ huynh khi con em họ bước vào tuổi đi học.
Trẻ nhiễm bệnh khi đến trường khiến hầu hết phụ huynh lo lắng
Đề cập đến những loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong mùa tựu trường, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho rằng: "Trẻ mới đi học chắc chắn sẽ nhiễm bệnh, phụ huynh đừng mong bé của mình không mắc bất kỳ bệnh gì bởi điều đó là không thể. Tuy nhiên, cần chủ động giải quyết các bệnh vặt và hạn chế nguy cơ mắc bệnh nặng cho trẻ".
BS Hữu Khanh chỉ ra ở nhóm trẻ mầm non, các bệnh khiến trẻ rất dễ bị lây nhiễm gồm: hô hấp, tay chân miệng, cúm, bệnh sởi... Lý giải nguyên nhân trẻ dễ nhiễm bệnh, BS Hữu Khanh cho rằng: "Đối tượng dễ bị bệnh tấn công là những trẻ chưa có đủ miễn dịch trước khi đến trường. Tiếp xúc trong môi trường đông người sẽ có các tác nhân gây bệnh giao lưu với nhau, trẻ sẽ nhiễm bệnh bắt đầu với các biểu hiện, nóng, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa, đi cầu..."
Vào mùa bệnh, do tác nhân vi rút nếu không có giải pháp kiểm soát kịp thời thì vi rút sẽ lây lan dễ dàng với tốc độ nhanh hơn. Bệnh do vi rút thường gặp ở trẻ trong mùa tựu trường là tay chân miệng, hoặc cúm. Chỉ cần trong lớp có 1 trẻ mắc bệnh thì có thể lây cho cả lớp.
Đáng lưu ý, gần đây nhiều ca bệnh sởi đã xuất hiện, đang lưu hành ở một số khu vực, những trẻ trong vùng bệnh lưu hành nếu chưa được chủng ngừa đầy đủ thì chỉ cần 1 bé mắc bệnh có thể lây cho nhiều bé khác.
Cần chủ động phòng bệnh cho trẻ
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, BS Hữu Khanh cho rằng, trước khi đưa trẻ đến trường, phụ huynh phải chuẩn bị cho bé cả về tâm lý và bệnh lý. Cụ thể, phụ huynh cần đưa trẻ đi chích ngừa đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh; tập cho bé thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Chủng ngừa là một trong những giải pháp tăng cường miễn dịch cho trẻ
Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ nhà cửa thông thoáng, rửa tay dưới vòi nước sạch bằng xà bông trước khi tiếp xúc với trẻ.
Khi trẻ từ trường về nhà nếu có biểu hiện nhảy mũi, chảy nước mũi cần phải rửa mũi bằng nước muối sinh lý, thay quần áo, rửa tay chân, tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ ấm cơ thể bằng khăn khô ngay sau khi tắm để tránh trẻ bị nhiễm lạnh, đồ chơi và khu vực vui chơi của trẻ cần được khử khuẩn thường xuyên.
Chế độ ăn ngủ của trẻ là khâu đặc biệt quan trọng để duy trì nền tảng sức khỏe của trẻ. Phụ huynh và nhà trường cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, thay đổi món ăn theo bữa, tăng cường hàm lượng rau củ quả, đa dạng thức ăn sẽ tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ ăn được lượng nhiều hơn.
Trường hợp trẻ không may mắc phải những bệnh truyền nhiễm do vi rút như tay chân miệng, sởi... phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học ở nhà điều trị đến khi có xác nhận trẻ đã khỏi bệnh hoàn toàn của bác sĩ mới cho trẻ trở lại trường.
Khi phát hiện trẻ bị bệnh, phụ huynh cần thông báo cho nhà trường để có giải pháp vệ sinh khử trùng, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho các bé khác.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Sự thật về vắc xin phòng bệnh cúm Vào mùa cúm, vắc xin là một dấu hỏi lớn về hiệu quả của nó. Nói cách khác là liệu chủng cúm trong vắc xin có thật sự phù hợp với cơ thể? Và nó có luôn là một trò chơi đoán mò, chứ không có câu trả lời chính xác? Vắc xin chỉ có hiệu lực ngắn hạn Theo Bác sĩ Ann...