Những bàn phím cơ giá 5 đến 7 triệu đồng
Bàn phím cơ của hãng Leopold, Realforce, Razer giá ngang một smartphone tầm trung.
Leopold FC980C (6,2 – 7,6 triệu đồng)
FC980C là mẫu bàn phím cơ cao cấp nhất của Leopold và cũng là một trong những mẫu bàn phím cơ nguyên bản có giá cao nhất tại Việt Nam. Bàn phím này sử dụng “switch” của Topre, thay vì Cherry như nhiều mẫu phím khác, nên gõ với lực nhẹ, cảm giác gõ khác lạ cùng độ nhạy cao.
Leopold FC980C có hai tuỳ chọn màu sắc là đen toàn bộ hoặc xám trắng. Bản thường có giá khoảng 6,2 triệu đồng, trong khi bản “Silent” – giúp gõ mà không gây tiếng ồn – có giá 7,6 triệu đồng. Điểm hạn chế của FC980C nằm ở thiết kế keycap khác biệt nên khó dùng chung keycap với các bàn phím cơ phổ thông hiện nay.
Leopold FC660C (5,5 – 6,9 triệu đồng)
Video đang HOT
Tương tự FC980C, mẫu bàn phím FC660C của Leopold cũng sử dụng switch Topre, được coi là “lai” giữa switch dạng cơ học và dạng cao su truyền thống. Tuy nhiên, FC660C được tối giản hàng phím chức năng và phím số, giữ lại 66 nút nên kích thước nhỏ gọn hơn. Leopold FC660C có hai tuỳ chọn màu sắc là đen và xám – xanh. Phiên bản “Silent” có giá 6,9 triệu đồng, trong khi phiên bản thường giá khoảng 5,5 triệu đồng.
RealForce R2 (5,3 – 6,5 triệu đồng)
RealForce R2 có giá cao do sử dụng switch Topre. Sản phẩm có nhiều tính năng được giới chơi bàn phím đánh giá cao, chẳng hạn khả năng điều chỉnh độ nhạy phím, keycap được đúc khuôn 2 lớp (double shot) và tương thích với các mẫu bàn phím Cherry phổ biến, khả năng nhận tất cả các phím cùng lúc…
RealForce R2 bán tại Việt Nam có khá nhiều phiên bản, với bố cục bàn phím đầy đủ hoặc rút gọn phím số, màu trắng xám hoặc màu đen kết hợp đèn RGB… với giá dao động từ 5,3 đến 6,5 triệu đồng.
Steelseries Apex PRO (4,5 – 4,9 triệu đồng)
Apex PRO sử dụng switch OmniPoint do chính Steelseries phát triển, cho phép điều chỉnh độ nhạy của từng phím, với hành trình phím dao động từ 0,4 mm đến 3,6 mm, phù hợp với sở thích cũng như như cầu của người sử dụng.
Apex PRO có thiết kế đậm chất game thủ, tích hợp một màn hình nhỏ ở góc để hiển thị thông tin ứng dụng và đi kèm một tựa để tay, giúp việc thao thác trong thời gian dài được thoải mái hơn.
Razer Huntsman Elite Linear (4,9 – 5,5 triệu đồng)
Mẫu bàn phím của Razer sử dụng cơ chế switch mang tên Opto Mechanical, kết hợp giữa cơ học và quang học, trong đó, phần quang học làm nhiệm vụ nhận biết tín hiệu gõ, vì vậy sẽ giảm thiểu việc tiếp xúc và sự “lão hoá” trong quá trình sử dụng. Ngoài hệ thống layout phím đầy đủ, Razer Huntsman Elite Linear còn có thêm các phím điều chỉnh việc chơi nhạc, cùng hệ thống đèn RGB, miếng kê tay đi kèm.
Bàn phím cơ đang được người dùng tại Việt Nam ưa chuộng, đặc biệt cho nhu cầu chơi game hoặc làm việc văn phòng cường độ cao. Tuy nhiên, giá thành của loại phụ kiện này còn khá cao.
Với phím cơ, mỗi phím bấm là một công tắc riêng, được gọi với tên “switch”. Cấu tạo của switch sẽ quyết định đến lực bấm, cảm giác gõ phím, đồng thời cũng những yếu tố ảnh hưởng đến mức giá của sản phẩm. Loại switch phổ thông nhất hiện nay đến từ hãng Cherry, tuy nhiên nhiều nhà sản xuất khác cũng tự phát triển các loại switch riêng của mình, chẳng hạn như Topre, OmniPoint, Opto Mechanical…
Xuất hiện bằng sáng chế bàn phím hỗ trợ cảm ứng của Apple
Một bàn phím tương lai cho máy Mac có thể cung cấp các phím cảm ứng trên đầu các công tắc cơ, một tính năng có thể biến bề mặt bàn phím thành bàn di chuột mô phỏng một cách hiệu quả.
Trong một bằng sáng chế được cấp cho Apple vào thứ ba bởi Văn phòng nhãn hiệu và bằng sáng chế Hoa Kỳ, có tiêu đề "Bàn phím cơ cảm ứng", Apple đề xuất sử dụng bàn phím cơ được trang bị bề mặt cảm ứng. Phần trên cùng của mỗi keycap của bàn phím sẽ có khả năng nhận dạng chuyển động của tay và ngón tay, có thể được hiểu thành chuyển động con trỏ trên màn hình Mac được kết nối.
Bằng cách làm cho bàn phím trở thành một bề mặt nhạy cảm, điều này sẽ cho phép người dùng di chuyển con trỏ mà không cần di chuyển bàn tay của họ. Có thể khả thi là một cử chỉ tay đơn giản hoặc di chuyển ngón tay trên phím có thể đủ cho tương tác cần thiết, không cần phải mất thời gian di chuyển tay ra và đưa chúng trở lại bàn phím.
Trong bằng sáng chế của Apple, keycaps sẽ có một cụm cảm biến điện dung gần bề mặt, để đọc áp suất và chuyển động. Các chuyển động lớn hơn sẽ được thực hiện bằng cách diễn giải một chuyển động phát ra từ một keycap và sang một keycap gần đó.
Bàn phím có hai chế độ khác nhau, cho phép nó được sử dụng để gõ hoặc làm bàn di chuột. Bằng cách nhấn các tổ hợp phím tùy ý hoặc bằng bàn phím phát hiện chuyển động của người dùng muốn sử dụng chức năng cảm ứng, bàn phím có thể chuyển đổi giữa hai chế độ.
Theo FPT Shop
Bạn thấy phiền vì Razer Synapse cứ hiện lên mỗi khi mở máy, đây là cách tắt nó đi Anh em sử dụng chuột, bàn phím của Razer ai cũng sử dụng Razer Synapse đúng nào. Tuy nhiên, điểm khó chịu của phần mềm là lúc nào cũng tự động mở cửa sổ "RAZER" mỗi lần khởi động máy. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn anh em cách tắt cửa sổ này đi. Lưu ý là mình đang sử dụng...