Những bản iPhone nhái thảm hoạ
Học tập iPhone là xu hướng của ngành di động, nhưng không phải hãng nào cũng thành công.
iPhone có thiết kế cách mạng và tạo ra chuẩn mực của ngành di động. Do đó, nhiều hãng điện thoại lớn nhỏ đang làm ra các thiết bị giống thiết bị từ Apple. Di động Trung Quốc từ lâu đã sao chép iPhone, nhưng ngoài họ, hiện tạo nhiều hãng di động từ châu Âu cũng đang học tập con đường này.
Tuy nhiên, không phải bản sao nào cũng hoàn hảo, dưới đây là những smartphone được đánh giá là bản sao “thảm họa” của iPhone, theo Phone Arena.
1. E-boda T300
Công ty Freeman đến từ Romani giới thiệu chiếc E-boda T300, sản phẩm gần như sao chép mọi đường nét thiết kế iPhone 6, kể cả màu vàng.
Thiết bị này dùng chip Spreadtrum 1 nhân, RAM 32 MB. Máy có màn hình rộng 2,8 inch độ phân giải 320 x 240 pixel với camera chính độ phân giải 0,3 MP.
Thứ duy nhất là Freeman chưa sao chép được là phiên bản vàng hồng.
2. E-boda T200
E-boda T200 là model ra trước T300. Vào thời điểm trình làng, T200 là chiếc điện thoại cơ bản “lấy cảm hứng” từ thế hệ đàn anh của iPhone 6: Chiếc 5 và 5S.
Video đang HOT
Với màn hình 2,4 inch, thiết bị hơi nhỏ hơn T300, nhưng có độ phân giải cao hơn ở 400 x 360 pixel. Cấu hình máy cũng tương tự T300, kể cả camera.
3. iPhone nano
Vào năm 2011, nhiều tin đồn cho rằng Apple sẽ tung ra phiên bản nhỏ và rẻ tiền hơn của iPhone, với tên gọi (được đồn đại) là iPhone Nano. Tuy nhiên, tin đồn này không chính xác, và iPhone Nano chưa từng được giới thiệu, ít nhất là bởi Apple. Nhưng nhiều cửa hàng đã nhanh chóng xuôi theo chiều gió và tạo ra những chiếc iPhone Nano của riêng họ.
Dù là hàng thật hay giả, nhiều người cho rằng thiết bị này ăn điểm ở độ đáng yêu.
4. The iPhnoe
iPhneo, tên gọi dễ gây lầm tưởng với lỗi đánh máy, nhưng thực tế là một bản nhái iPhone. Sản phẩm dựa trên thiết kế của iPhone 4, với bàn phím ngang xộc xệch với thiết kế dạng trượt, nhưng không trượt được.
Lê Phát
Theo Zing
Những loại iPhone hàng ngoài đang bán tại Việt Nam
Hàng nhái, dựng, trả bảo hàng, khóa mạng,... với đủ mức giá khác nhau khiến người tiêu dùng "đau đầu" khi lựa chọn.
iPhone xách tay mới
Đây là loại có giá cao, chỉ thua máy chính hãng. iPhone này có thể được các cửa hàng nhập về từ Singapore, Hong Kong, Mỹ. Vì được mua từ những nguồn chính thống bên ngoài Việt Nam, nên đây vẫn là những chiếc iPhone có đầy đủ hộp, phụ kiện và chưa kích hoạt.
iPhone 5S, iPhone 6 và iPhone 6 Plus là ba model còn hàng xách tay nguyên bản. Những model cũ hơn như iPhone 5 và iPhone 5C đã ngừng được sản xuất, do đó, đa phần những máy được quảng cáo "mới 100%" thường là máy cũ dựng lại, được đóng hộp như mới kèm phụ kiện giả.
iPhone khóa mạng
Tại nhiều quốc gia, iPhone nói riêng và các mẫu điện thoại cao cấp nói chung thường được các nhà mạng bán kèm hợp đồng sử dụng gói cước viễn thông. Mức giá người dùng trả trước để sở hữu một chiếc iPhone mới trong trường hợp này rất thấp, thường chỉ mang tính tượng trưng (khoảng 199 USD). Khi nhập về Việt Nam, iPhone khóa mạng (hay còn gọi là lock) cũng có giá rất rẻ, thường chỉ bằng 1/2 so với giá bản quốc tế.
Với hàng lock, người dùng tại Việt Nam cần mua SIM ghép để có thể sử dụng bằng SIM của nhà mạng trong nước. Hàng lock có phần cứng, phần mềm giống với iPhone quốc tế, nhưng yêu cầu người dùng lưu danh bạ bắt đầu từ 84 hay vì số 0. Người dùng iPhone lock cũng không thể bấm *101# để kiểm ra tài khoản. Khi iOS có các bản cập nhật mới, iPhone hàng lock thường không thể cập nhật vì không tương thích với SIM ghép.
iPhone refurbished
Sau một thời gian iPhone lên kệ, Apple thường nhận lại các mẫu máy đại lý trả về do bị lỗi. Những chiếc iPhone này sẽ được Apple sửa chữa, thay thế các linh kiện hỏng và tiếp tục bán ra ngoài thị trường với giá rẻ hơn.
iPhone refurbished vẫn có chất lượng tốt vì được tân trang bởi chính Apple. iPhone 5 refurbished hiện đang là mặt hàng được người dùng săn lùng tại Việt Nam do có mức giá chỉ từ 8 triệu đồng, cao hơn 3 triệu so với máy đã qua sử dụng.
Máy trả bảo hành
iPhone hàng trả bảo hành là loại Apple dùng để đổi cho khách nếu sản phẩm bị lỗi. Máy trả bảo hành thường được đựng trong một trắng mỏng, không đi kèm phụ kiện, chưa kích hoạt nhưng sau khi mở, chúng chỉ còn hạn bảo hành tương ứng với máy khách hàng trả lại cho Apple.
Tại Việt Nam, hàng trả bảo hành khá hiếm và thỉnh thoảng được các cửa hàng xách tay nhập về, bán với giá rẻ hơn vài triệu so với hàng mới. Với những người từng sở hữu iPhone nhưng bị hỏng hoặc mất nhưng vẫn còn giữ lại phụ kiện chính hãng, iPhone hàng trả bảo hành là lựa chọn tốt nhất.
Hàng dựng
Cũng là hàng tân trang như iPhone refurbished, nhưng hàng dựng lại do giới thợ từ những xưởng buôn iPhone cũ "xào nấu" lại và chất lượng kém.
Theo những người có kinh nghiệm lâu năm trong giới kinh doanh iPhone, hàng dựng cũng được phân ra thành nhiều cấp độ khác nhau. Hàng dựng loại 1 thường có main (bo mạch chính) còn nguyên bản, chưa qua sửa chữa, các bộ phận còn lại vẫn như mới và phần vỏ chỉ cần mài lại cho bóng. Hàng dựng loại thứ cấp thường chỉ còn main và camera là còn "zin", những bộ phận còn lại như camera, thân máy, pin,... có thể được ghép lại từ những "xác máy" đã hư hỏng.
Sau khi được "nấu" lại và đóng lại hộp lẫn phụ kiện, hàng dựng có thể được bán ra thị trường với mức giá chỉ bằng 2/3 so với máy mới và được các cửa hàng bảo hành, cho đổi trả trong vòng 3-6 tháng.
Hàng nhái
Khác với hàng dựng, iPhone nhái thường được các hãng điện thoại Trung Quốc sản xuất và bán ra với mức giá siêu rẻ. iPhone nhái thường có thiết kế giống hệt iPhone thật, thậm chí thương hiệu cũng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng như Iphone (chữ I viết hoa), jphone, Goophone,... Máy thường chạy Android nhưng giao diện được chỉnh sửa lại cho giống iOS.
Tại Việt Nam, iPhone nhái không nhiều như iPhone hàng dựng. Máy loại này vẫn được chào bán ở các chợ biên giới sát Trung Quốc. Tại các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, iPhone nhái thường chỉ có mặt ở những cửa hàng nhỏ hoặc lề đường và dễ nhận biết dựa vào giá bán (chỉ từ 700.000 cho đến 2 triệu đồng).
Duy Nguyễn
Theo Zing