Những bại tướng dưới tay Võ Nguyên Giáp (2): De Castries
Khi nhắc tới những chiến tích lừng lẫy của cố Đại tướng Võ Nguyên giáp suốt thời kỳ nhân dân Việt Nam gồng mình chiến đấu chống giặc ngoại xâm, chiến thắng Điện Biên Phủ được xem là bước ngoặt lớn chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Bức ảng ghi lại buổi họp bàn tác chiến giữa các nhà lãnh đạo cấp cao quân đội nhân dân Việt Nam: Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp
Trận Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân đội Liên hiệp Pháp đồng thời là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của nhân dân Việt Nam.
Trên phương diện quốc tế, trận đánh Điện Biên Phủ mang ý nghĩa vô cùng lớn lao khi lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng lực lượng quân đội của một cường quốc châu Âu. Ngoài ra, chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ cho các phong trào nổi dậy tại châu Phi. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm 1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Tướng De Castries (1902-1991) là chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm kiêm chỉ huy cao nhất của quân Pháp trong trận đánh Điện Biên Phủ. Việc Tướng De Castries bị bắt sống ngay tại căn hầm của mình ngày 7/5/1954 đã đánh dấu sự thảm bại của quân Pháp trong cuộc chiến.
Nhắc tới chiến bại Điện Biên Phủ, Tướng De Castries đã bày tỏ sự thán phục tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
“Tướng Giáp là một người thông minh, dũng cảm, một người giỏi chỉ huy du kích. Ông ấy cũng giỏi về chính trị, về chủ nghĩa cộng sản. Chúng tôi đã thấy rõ điều đó. Nay qua trận Điện Biên Phủ, tôi thấy Tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy đánh du kích, mà còn giỏi cả về chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng, và cả về nghi binh đánh lừa tình báo đối phương”, Tướng De Castries chia sẻ.
Khác với Tướng De Castries – người từng theo học Trường Quân sự Saint Syr, không qua một trường lớp quân sự chính quy nào nhưng Võ Nguyên Giáp đã trở thành “vị tướng 5 sao” đầu tiên của Việt Nam khi mới 37 tuổi.
Tướng De Castries trong hầm ẩn nấp tại Điện Biên Phủ
Video đang HOT
Ngày 7/12/1953, Đại tá Christian de Castries được Cogny và Navarre chỉ định chỉ huy tập đoàn cứ điểm, chuẩn bị đương đầu với một cuộc tiến công. Có người hỏi Navarre vì sao lại trao quyền chỉ huy Điện Biên Phủ đáng lẽ phải là một viên tướng, cho một đại tá? Navarre trả lời: “Cả tôi lẫn Cogny đều không trông lon mà xét người nên cũng chẳng sùng bái gì lắm mấy ngôi sao cấp tướng. Tôi khẳng định: Trong số các chỉ huy được lựa chọn, không ai có thể làm giỏi hơn Castries”.
Tuy nhiên, tài điều quân linh hoạt và sáng suốt của Tướng Giáp trong trận đánh Điện Biên Phủ đã khiến Tướng De Castries phải thốt lên rằng: “Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là không biết Tướng Võ Nguyên Giáp đã tốt nghiệp từ những trường, học viện võ bị cao cấp nào”.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngay sát giờ nổ súng, Tướng Giáp đã hạ lệnh rút hết quân đội, pháo binh ra khỏi vị trí, lùi thời điểm tiến đánh, chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Đây chính là yếu buộc quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5/1954 sau 2 tháng chịu trận. Dù triển khai tới 16.000 binh sĩ nhưng quân đội Pháp vẫn không thể chống đỡ trước các cuộc tấn công dồn dập của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thậm chí, sau nhiều năm chiến đấu tại Việt Nam và nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Mỹ, quân đội Pháp vẫn không thể tiếp tục ứng chiến sau thất bại Điện Biên Phủ.
“Ông chỉ huy những chiến dịch tưởng chừng không thể thắng, đưa ra những quyết định mà có lẽ không một vị tướng nào dám thực hiện. Đặc biệt, Tướng Giáp rất giỏi khi tổ chức, bố trí những trận đánh du kích lấy ít địch nhiều”, Tướng De Castries nhận định.
Khi xét tới sự tương quan lực lượng và khí tài giữa quân đội Nhân dân Việt Nam và quân đội Pháp, Tướng De Castries khẳng định: “Quân đội viễn chinh Pháp và các tướng tá Pháp chúng tôi là một đội quân nhà nghề, thiện chiến và trang bị hiện đại. Sự kiện Tướng Giáp thắng chúng tôi ở Điện Biên Phủ làm chúng tôi ngạc nhiên về tài năng của ông ấy. Chúng tôi biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trí thức và là một giáo sư đã từng dạy học ở Hà Nội. Nhưng không phải nguồn kiến thức nào cũng biến thành tri thức quân sự, không phải người trí thức nào cũng biến thành vị tướng giỏi đâu”.
Chiều 7/5/1954, Tướng de Castries (giữa) và Bộ tổng chỉ huy Pháp tại chiến trường iện Biên Phủ ra đầu hàng, chấm dứt giấc mộng bá chủ ông Dương của thực dân Pháp
Trước đây, giới quân sự Pháp từng rất tin tưởng vào sự phòng thủ chiến lược của Điện Biên Phủ và hy vọng tiêu diệt quân đội Việt Nam dễ dàng.
Quân đội Pháp đã không tính tới sáng kiến tháo rời từng bộ phận của các khẩu đại bác và súng ống hạng nặng, sau đó vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ như xe thồ, xe bò thậm chí gồng gánh các loại vũ khí và đạn dược, ngày đêm băng rừng, vượt suối, leo núi để mang lên các đỉnh đồi chung quanh Điện Biên Phủ, lắp ráp và tấn công quân Pháp.
Cuộc bao vây kéo dài trong suốt ba tháng từ ngày 13/3 tới 7/5/1954. Kết quả, quân đội Pháp cùng với bộ chỉ huy tiền phương tại Điện Biên Phủ do Đại tá De Castries cầm đầu, đã phải đầu hàng vô điều kiện.
Tướng De Castries đã phải thốt lên rất thành thực rằng: “Tôi thừa nhận Tướng Giáp rất sành sỏi binh nghiệp và khôn ngoan hơn, tài giỏi hơn tôi đã đành, mà còn hơn cả tướng Cogny và tướng Navarre. Tôi hân hạnh được làm đối thủ của Tướng Giáp, được làm kẻ chiến bại trực tiếp của một người tài giỏi như Tướng Giáp. Tôi ngưỡng mộ và kính phục ông”.
Theo Infonet
Những bại tướng dưới tay Võ Nguyên Giáp (1)
Henri Navarre từng được ca ngợi như một danh tướng có thể "uốn nắn lại tình hình Đông Dương...". Nhưng khi Điện Biên Phủ thất thủ trước quân đội Việt Minh, danh tiếng của vị tướng này cũng tan thành mây khói.
LTS: Trong suốt cuộc trường chinh giành lại độc lập của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, chủ nghĩa thực dân Pháp, đế quốc Mỹ với đội quân hiện đại và mạnh nhất thế giới đã phải gục ngã dưới chân những người lính nông dân "chân dép lốp" do Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Những cái tên gắn liền với thất bại này, đáng nói, đều là những vị tướng giỏi và đã có khá nhiều chiến công trước khi sang Việt Nam như Henri Eugène Navarre, Des Castries, William Westmoreland... và những đạo quân "được trang bị đến tận răng".
Để tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân dịp này Infonet xin giới thiệu đến độc giả chân dung của một số "bại tướng" khi phải đối đầu với "Napoleon đỏ".
Bài 1: Henri Navarre
Henri Eugène Navarre (31/7/1898-26/9/1983) là một tướng quân đội Pháp từng tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới I, Chiến tranh thế giới II và là Tổng chỉ huy quân đội Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Henri Navarre sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm Chưởng lý quan tòa và luật sư vùng Normandie, Pháp. Khi tham gia quân đội Pháp Navarre từng phục vụ ở Đội kỵ binh Saint Germain số 16, chỉ huy đội kỵ binh Maroc số 3. Trong Thế chiến lần thứ II, Navarre chỉ huy sư đoàn Constantine ở Algeria (Bắc Phi). Khi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, Navarre là tướng 4 sao, Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Báo chí nước ngoài từng ca ngợi Navarre như một danh tướng có thể "uốn nắn lại tình hình Đông Dương..."
Ngày 07/5/1953, Tướng Henri Navarre được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Trong lúc quân đội Pháp ngày càng lún sâu và bế tắc và thất bại ở Tây Bắc và Thượng Lào (1952, 1953), khi nhận chức, vị tướng quân đội Pháp đã tuyên bố đầy tự tin: "Bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy rõ chiến thắng (ở Việt Nam) giống như nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm".
Navarre quyết định chọn Điện Biên Phủ là căn cứ điểm phòng ngự chiến lược, mạnh nhất Đông Dương khi đó, với ý đồ chặn đường tiếp tế của Việt Minh đi qua Lào đồng thời thực hiện chiến lược tập trung dồn lực lượng theo kiểu "con nhím" khiến kẻ thù khi tấn công sẽ bị tiêu hao sinh lực và thất bại. Navarre tính toán rằng để chiếm lại tuyến đường tiếp tế này, Tướng Giáp sẽ phải tiến hành một cuộc tấn công qui mô lớn vào Điện Biên Phủ, tổ chức chiến tranh kiểu truyền thống và khi đó quân đội Pháp sẽ có lợi thế.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh quân đội đồng thời là Chỉ huy trưởng mặt trận đã lãnh đạo quân đội Việt Nam đối đầu với kế hoạch Navarre.
Tướng Navarre tự tin nhận định rằng quân đội Việt Nam sẽ không thể vận chuyển các vũ khí hạng nặng vào chiến đấu với quân đội Pháp, nhưng ông ta không ngờ, quân đội giải phóng nhân dân Việt Nam đã dùng sức người để kéo pháo 150 mm và pháo cao xạ 37 mm qua nhiều đèo cao suối sâu để tiến vào trận địa. Các chiến sĩ Việt Nam cũng dùng sức người để đào chiến hào, tạo thành "chiếc thòng lọng siết cổ" quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ.
Khi Navarre nhận ra mình đang bị mắc kẹt, ông ta liền kêu gọi sự giúp đỡ. Mỹ, quốc gia viện trợ gần 400 triệu USD để Pháp thực hiện kế hoạch Navarre, đề xuất sử dụng một số vũ khí hạt nhân chiến thuật để chống lại Việt Minh, nhưng đề xuất này không bao giờ được thực sự cân nhắc. Mỹ còn đề xuất không kích để tiêu diệt quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ khi đó Dwight D. Eisenhower từ chối can thiệp trừ phi Anh và các đồng minh khác đồng ý. Nhưng Thủ tướng Anh Churchill cũng từ chối can thiệp và muốn chờ đợi kết quả của các cuộc thương lượng hòa bình ở Geneva, Thụy Sĩ.
Với trận quyết chiến chiến lược tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (từ 13/3 đến 7/5/1954), kế hoạch Navarre bị phá sản hoàn toàn và cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi.
Theo các nhà phân tích, một trong những lí do khiến Navarre thất bại ở Điện Biên Phủ nói riêng và Việt Nam nói chung là do vị tướng này không có các mục tiêu chiến lược rõ ràng. Khi đó, mục tiêu của Navarre không phải là tiêu diệt kẻ thù trên chiến trường mà chỉ cần một kết quả có lợi cho các cuộc đàm phán ngoại giao.
"Theo những chỉ thị mà ông ấy nhận được, mục tiêu là nhằm tạo ra kết quả về quân sự giúp chính phủ Pháp thương lượng một giải pháp cứu vãn danh dự và chấp nhận được về vấn đề Đông Dương. Ông ấy (Navarre) phải chỉ cho Việt Minh thấy rằng họ không thể giành chiến thắng bằng vũ lực và cuối cùng sẽ phải thương lượng". Đến năm 1953, Paris hiểu rằng một chiến thắng bằng con đường quân sự ở Đông Dương là điều không thể. Do đó, mục tiêu của Pháp là tạo cơ sở cho các cuộc thương lượng và dàn xếp chính trị dựa trên kết quả tốt trên chiến trường.
Trong khi đó, quân đội Việt Nam dưới sự lãnh đạo c ủa Tướng Giáp lại có các mục tiêu rất rõ ràng và nhất quán. Về chiến lược, Việt Minh muốn giành chiến thắng áp đảo về quân sự để buộc người Pháp phải thương lượng. Về chiến thuật tác chiến, Tướng Giáp có kế hoạch dồn quân vào một số điểm nhất định ở Điện Biên và giành chiến thắng dựa vào pháo và quân số vượt trội.
Tự tin quá mức và đánh giá thấp năng lực của Việt Minh cũng là một nhân tố dẫn tới thất bại của Navarre.
"Rõ ràng là lực lượng chỉ huy của chúng ta đã tự tin quá mức về quân đội của mình và sự vượt trội về vũ khí", Tướng Pháp Georges Catroux viết trong cuốn hồi ký của ông.
Năm 1956, Navarre nghỉ hưu và xuất bản cuốn sách "Đông Dương hấp hối" đổ lỗi thất bại của ông này ở Đông Dương cho bản chất hệ thống chính trị, trí thức, chính trị gia, nhà báo và các nhà hoạt động chủ nghĩa cộng sản của Pháp.
Theo Infonet
Tướng Giáp - thiên tài quân sự khiến phương Tây phải cúi mình Thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời đã khiến truyền thông thế giới không khỏi tiếc thương với sự kính trọng cao nhất. Trong đó hãng thông tấn Pháp AFP khẳng định Tướng Giáp chính là "thiên tài quân sự, người khiến phương Tây cúi mình". Ngay trong phần đầu bài viết, tác giả Catherine Barton đã khẳng định: "Đại tướng...