Những bài thuốc quý trị chứng viêm đường hô hấp cấp
Chứng lây nhiễm qua đường hô hấp biểu hiện sốt ho, ho khan, ho đờm thở mệt… là bệnh chứng điển hình của virus Covid-19. Đặc điểm chung bệnh dễ lây lan, diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt, dễ hóa táo tổn thương chân âm, tổn thương tân dịch.
Ảnh minh họa
Theo Đông y “Nguyên nhân bệnh chủ yếu là do ngoại tà “ôn dịch”, bệnh liên quan nội thương phế âm hư vì người yếu, đề kháng kém; khí hậu, môi trường vệ sinh không tốt đều là tác nhân gây bệnh và khiến bệnh nặng thêm, điều trị kéo dài, phép trị chủ yếu giải tà nhiệt, dưỡng âm, hóa đàm, cầm ho, tránh dùng vị cay tân tán phát hãn, hoặc chỉ dùng khi thật cần thiết. Ngoài ra cần ăn vị bổ mát, dễ tiêu, không nên ăn vị khô mặn, cay nóng quá mà tổn hại âm huyết”.
- Nếu biểu hiện ho sốt nhẹ, ngẹt mũi rêu lưỡi trắng ôn tà nhập phần vệ khí. Dùng bài Tang cúc ẩm gia giảm: Tang diệp 18g, cúc hoa 16g, hạnh nhân 14g, liên kiều 14g, cát cánh 14g, lô căn 16g, bạc hà 8g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1-2 thang, trẻ nhỏ dùng liều .
Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, cầm ho… trị viêm đường hô hấp trên, ôn bệnh, viêm phế quản thuộc chứng phong nhiệt ảnh hưởng đến phế, gây ho sốt… Khi ngoại tà phong nhiệt được giải, phế âm được trợ giữ, như vậy chính khí mạnh tà khí lui bênh nhanh khỏi.
Gia giảm: Nếu ho khó thở đàm vàng gia xuyên bối mẫu, tang bạch bì, hoàng cầm; ho đàm nhiều gia, tiền hồ, ngưu bang tử; miệng khô khát gia mạch môn, thiên hoa phấn, thạch hộc; nếu họng sưng đau sốt nhiều gia kim ngân.
- Nếu ho khan, ho cơn, thở mệt, sốt ho ôn tà nhập phần doanh. Nên dùng bài Tả bạch tán gia giảm: Tang bạch bì 18g, hoàng cầm14g, cát cánh14g, bạch linh 16g, xuyên bối mẫu 16g, mạch môn 16g, địa cốt bì 14g, tri mẫu 14g, bạc hà 12g, cam thảo 6g, đại táo18g, sinh khương 6g. Sắc uống ngày 1 -2 thang, trẻ em dùng liều hoặc ít hơn.
Tác dụng: Thanh tả phế nhiệt, bình suyễn, chỉ khái…. Bài thích hợp trẻ em nhiễm ôn tà ho khan, ho cơn, thở khó, cầu táo, tiểu vàng, ho kéo dài khó khỏi.
Video đang HOT
Gia giảm: Nếu ho mệt gia sa sâm; ho đàm qua lâu nhân, trần bì; nếu ho khan cầu táo khó gia hạnh nhân…
- Nếu ho khan, ho cơn, ho đàm vàng nhiều ôn tà nhập phần doanh nên dùng bài Thanh phế hoá đởm thang gia giảm: Hoàng cầm14g, sơn chi 12g, cát cánh 12g, mạch môn 14g, tang bạch bì 14g, xuyên bối mẫu 12g, tri mẫu 12g, qua lâu nhân 12g, trần bì 12g, phục linh 12g, cam thảo 8g
Tác dụng: Thanh tả phế hỏa, tiêu đàm, nhuận phế… trị chứng ho khan, ho cơn, ho đàm vàng, tức ngực sườn miệng đắng…
Gia giảm: Nếu còn sốt nhiều gia kim ngân hoa; ho đau tức hông sườn gia sài hồ, bạch thược; ho đam dính máu gia rễ co tranh, hoa hòe…
- Nếu ho khan, khó thở, mệt mỏi, cầu táo khó ôn tà nhập doanh huyết dùng bài Thanh táo cứu phế thang: Tang diệp14g, nhân sâm 12g, hồ ma nhân16g, mạch môn14g, tỳ bà diệp 12g, thạch cao 30g, a giao 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo 6g sắc nước uống, trẻ em dùng liều hoặc ít hơn.
Tác dụng: Thanh phế nhuận táo… bài thích hợp ngoại cảm ôn tà, ho sốt đau đầu, ho khan, suyễn tức khó thở, khô khát, khô tâm phiền, cầu táo, ngực sườn đầy đau. Khi nhiệt tà được giải, phế âm được tư dưỡng, phế hỏa giáng, phế đại tràng hết khô táo, như vậy chứng ho táo sốt đau đầu tự giảm.
Gia giảm: Nếu ho khan, sốt, gia hoàng cầm, tang bạch bì; khô khát gia sinh địa, sa sam; đờm nhiều gia qua lâu nhân, xuyên bối mẫu; ho ra máu gia cỏ nhọ nồi, hoa hòe.
Trên đây là một số bài thuốc tiêu biểu thường dùng chữa ôn bệnh, ôn dịch biểu hiện sốt ho, ho khan, ho đờm, thở mệt, viêm đường hô hấp rất hiệu quả, hầu như không tác dụng phụ, nhất là thể bệnh nhẹ hoặc giai đoạn phục hồi, đã được nhiều thế hệ thầy thuốc lưu truyền sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên bệnh nặng, người vốn có bệnh nền tim phổi, suy các tạng khác cần được phối hợp tây y.
Lương y Nguyễn Minh Phúc (BCH Hiệp hội Dược liệu Việt Nam)
Bí ẩn của Covid-19: Tại sao virus có thể giết chết người này, trong khi người khác nhiễm lại chẳng bị sao?
Trên thực tế, vấn đề này là một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dịch Covid-19 mà giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra đáp án chính xác. Dù vậy, vẫn có một vài giả thuyết, và chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem.
Ngày 3/4, số ca xác nhận nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt qua cột mốc 1 triệu. Một cột mốc đáng buồn, và buồn hơn nữa là vẫn tiếp tục tăng lên với tốc độ đáng báo động. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã có thêm hơn 300.000 ca nhiễm mới, và tổng cộng hơn 74.000 người tử vong từ đầu đại dịch đến nay.
Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý là không phải trường hợp nào nhiễm bệnh cũng có phản ứng giống nhau. Triệu chứng của các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được trải rất rộng, có người bị nặng, nhưng cũng có người nhẹ, thậm chí không phát bệnh.
Tại sao lại như vậy? Trên thực tế, vấn đề này là một trong những bí ẩn lớn nhất của đại dịch Covid-19 mà giới khoa học vẫn chưa thể tìm ra đáp án chính xác. Dù vậy, vẫn có một vài giả thuyết, và chúng ta sẽ thử tìm hiểu xem.
Phản ứng không giống nhau
Triệu chứng phổ biến nhất đối với người nhiễm Covid-19 là sốt cao, ho khan, khó thở dẫn đến thở ngắn. Tuy nhiên, nhiều báo cáo cũng chỉ ra rằng có rất nhiều bệnh nhân bộc lộ các triệu chứng không liên quan đến đường hô hấp. Như một nghiên cứu tại tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) trên 204 bệnh nhân, có đến hơn 1/2 xuất hiện triệu chứng về tiêu hóa, như chán ăn, buồn nôn và tiêu chảy.
Báo cáo khác trên tạp chí New York Times cho thấy đôi khi bệnh nhân có các triệu chứng về thần kinh, như phù não hoặc co giật, động kinh. Một số trường hợp lại có triệu chứng về tim, cũng như đau cơ và mệt mỏi cực độ. Và đặc biệt, có những bệnh nhân dù dương tính, nhưng triệu chứng lại cực kỳ nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng luôn.
Không phải ai cũng có triệu chứng giống nhau
Tại sao ảnh hưởng của Covid-19 lên mỗi người lại khác nhau đến vậy? "Vấn đề cơ bản là con người vốn không phải máy móc," - trích lời chuyên gia y tế Kathryn Jacobsen trên Yahoo News. "Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với mầm bệnh. Trong trường hợp virus corona, 2 yếu tố quan trọng nhất là độ tuổi và tình trạng sức khỏe."
Tác động của độ tuổi đến mức độ nghiêm trọng về triệu chứng bệnh là tương đối dễ thấy. "Cách cơ thể chúng ta phản ứng với mầm bệnh sẽ thay đổi theo độ tuổi," - Jacobsen nhận định. "Dù là ai trong độ tuổi nào, bạn cũng có thể nhiễm virus và chết vì nó. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong là cao nhất đối với nhóm người cao tuổi."
Bên cạnh độ tuổi, việc có sẵn 2 - 3 bệnh lý khác cũng khiến các triệu chứng trở nên khác biệt. "Bệnh nhân có sẵn bênh lý về tim, phổi, tiểu đường hoặc các chứng bệnh khác sẽ bộc lộ triệu chứng nặng hơn," - Jacobsen cho biết. Tuy nhiên, cơ chế trong chuyện này thì chưa được làm rõ.
Một yếu tố khác có khả năng gây ảnh hưởng đến các triệu chứng, đó là tần suất và mức độ tiếp xúc với mầm bệnh. "Giống như bất kỳ loại bệnh nào, virus sẽ chết chóc hơn nếu chúng tấn công với số lượng lớn," - trích bài viết của tiến sĩ Joshua D. Rabinowitz và Caroline R. Bartman trên New York Times.
"Bước vào một tòa nhà từng có một người nhiễm virus sẽ không nguy hiểm bằng việc phải ngồi người đó suốt hàng giờ trên tàu điện," - Rabinowitz chia sẻ. "Việc tiếp xúc với virus ở nồng độ thấp thậm chí có thể kích thích hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể trong trường hợp gặp phải lượng virus lớn hơn trong tương lai."
Đối với Covid-19, vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác liệu còn những yếu tố nào khác ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh của virus, nhưng nhiều khả năng vẫn còn vài yếu tố khác. Theo Jacobsen thì thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, y tế, hóa chất cơ thể, thậm chí là gene di truyền đều là các yếu tố cần cân nhắc.
Hiển nhiên, những người thuộc nhóm rủi ro bệnh nặng cao sẽ được khuyên cẩn thận hơn, để giảm thiểu khả năng tiếp xúc và lây lan. Nhưng theo Jacobsen: "Điều này không có nghĩa những người thuộc nhóm rủi ro thấp có thể chủ quan mà không bảo vệ mình. Rủi ro thấp thôi chứ không phải hoàn toàn không có."
"Điều quan trọng là chúng ta sẽ không thể biết chắc chắn ai sẽ có triệu chứng nhẹ, ai sẽ nặng. Nên lựa chọn an toàn nhất cho tất cả là hãy làm theo chỉ đạo của chính phủ và cơ quan y tế, về việc phòng chống dịch bệnh lần này."
J.D
Tổng hợp những dấu hiệu có thể bạn đã mắc COVID-19 Các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Ngoài ra, một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh) cho thấy, ngoài những triệu chứng này, các dấu hiệu khác có thể chỉ ra nhiễm coronavirus... Ảnh minh...