Những bài tập thể dục và môn thể thao không bao giờ dành cho người bị loãng xương
Những người bị loãng xương có xương giòn hơn bình thường nên không thể xử lý được những động tác này.
Nếu bị loãng xương, hãy cân nhắc lại trước khi muốn thử bài tập thể dục hay động tác nào đó. Người bị loãng xương sẽ khó có thể tham gia những bài tập liên quan đến vận động cơ, xương và có thể gây ra thiệt hại cho xương nếu vẫn cố tình tập.
Tiến sỹ Tanuj P. Palvia, chuyên gia về giảm đau tại Physio Logic ở thành phố New York nói: “Loãng xương là bệnh phổ biến ở những khu vực có mật độ xương bị mất và chất lượng xương thấp. Loãng xương khiến xương bị giòn nhanh hơn, và điều này có thể làm tăng nguy cơ gây thương tích cho xương, như gãy xương và đau xương khi có tuổi”.
Nếu bị loãng xương , hãy cân nhắc lại trước khi muốn thử bài tập thể dục hay động tác nào đó.
“Ai cũng có thể bị loãng xương, đặc biệt phụ nữ mãn kinh có nguy cơ bị loãng xương cao do lượng estrogen (một loại hormone chịu trách nhiệm về khối lượng xương) thấp hơn”, Tanuj P. Palvia giải thích. Và mọi người có thể không biết mình bị loãng xương nếu không đi kiểm tra mật độ xương hoặc cho đến khi có một xương bị gãy buộc phải kiểm tra mức độ xương.
Cũng như bệnh loãng xương, có một bộ xương mỏng và yếu cũng dẫn đến dễ bị gãy xương hoặc rạn nứt xương, từ đó dẫn đến các bệnh tật trầm trọng, thậm chí tử vong. Vì vậy, nếu bị loãng xương, thực sự cần phải tránh bất kỳ động tác tập thể dục hoặc môn thể thao có thể làm giảm sức khỏe xương và gây ra các nguy cơ gãy xương.
Hãy nhớ rằng, vẫn cần phải hoạt động cho xương vững chắc để giảm các triệu chứng nhưng không có nghĩa là tập quá mạnh, mà chỉ nên thực hiện các bài tập có tác động nhẹ nhàng với xương để bảo vệ xương và khớp. Dưới đây là những bài tập mà người loãng xương không nên tập:
1. Golf
Golf có thể là một môn thể thao tuyệt vời để gắn kết tình đồng nghiệp hoặc tận hưởng một buổi chiều nắng vàng vào mùa hè hoặc trong một kỳ nghỉ, nhưng nếu bị loãng xương, không nên chơi môn này.
“Uốn xoắn ở eo (chơi golf, quần vợt, bowling) thực sự không tốt đối với những người bị loãng xương. Việc cột sống đột ngột bị xoắn có thể gây ra lực bất thường trên các khớp và đĩa đệm, từ đó có thể dẫn đến gãy xương”, Tanuj P. Palvia cảnh báo.
Uốn xoắn ở eo (chơi golf, quần vợt, bowling) thực sự không tốt đối với những người bị loãng xương.
2. Nằm xuống – ngồi dậy
Video đang HOT
Động tác sit-up (nằm xuống rồi ngồi dậy lưng thẳng, chân duỗi thẳng) đòi hỏi cột sống phải vòng xuống phía trước. Rachel Harvest, chuyên gia dinh dưỡng và là người hướng dẫn Pilates (hệ thống những bài tập thể dục để tăng cường sức khỏe) cho biết: “Khi một người bị loãng xương sẽ có khuynh hướng xuất hiện những vết nứt nhỏ ở những khớp nhỏ trên cơ thể.
Động tác uốn cong xương sống về phía trước khiến xương bị tổn thương và có thể gây ra những thương tích trầm trọng”.
Động tác sit-up (nằm xuống rồi ngồi dậy lưng thẳng, chân duỗi thẳng) đòi hỏi cột sống phải vòng xuống phía trước.
3. Nhảy
Nhảy yêu cầu chân trụ chắc xuống mặt đất để đỡ toàn bộ cơ thể. Mike Hartshorne, chủ sở Trung tâm thể hình Burn Boot Camp cho biết: Các bài tập nhảy như nhảy chồm lên, nhảy thẳng đứng, nhảy nhào lộn… tất cả có thể gây kích thích xương, cơ và phá vỡ xương.
Tại sao lại vậy? Đó là do khi nhảy, cột sống có thể bị uốn cong và gây áp lực lên các khớp quanh xương sống. Một giải pháp có thể thay thế nhảy là làm squat (Squat là bài tập gánh tạ (hoặc tay không), đứng lên ngồi xuống và sử dụng nhiều nhóm cơ khác nhau trên cơ thể như đùi, mông hông. Squat là bài tập quan trọng để kích thích sức mạnh và phát triển kích thước cơ bắp chân và mông cho cả nam và nữ.).
Vận động quá nhiều làm tăng nhịp tim như chạy hoặc làm việc cường độ cao cũng có thể gây nguy hiểm cho xương. Hãy hạn chế những động tác vận động mạnh này để canxi và các khoáng chất trong xương bị kiệt quệ, suy yếu.
Nhảy yêu cầu chân trụ chắc xuống mặt đất để đỡ toàn bộ cơ thể.
4. Uốn xoắn vặn mình
Môn này thường được tìm thấy trong các lớp đào tạo cường độ cao hoặc yoga và Pilates, nhưng uốn xoắn vặn mình quá mức không tốt cho những người bị loãng xương, vì nó khiến xương sống bị uốn cong và xoắn.
“Nếu bị loãng xương, đây chắc chắn là một bài tập cần tránh. Các đốt xương sống trong cột sống thắt lưng chỉ có khoảng 3 độ xoay vòng, vì vậy khi cố xoay nó, cột sống sẽ bị tổn thương”, Monica Lam-Feist, huấn luyện viên thể hình được ACE chứng nhận tại AlgaeCal (Canada).
Tương tự như vậy, “đứng uốn cong” cũng là động tác cần tránh. “Đứng uốn cong là đứng với bàn chân rộng vai và cánh tay bằng hai bên. Trong khi giữ thẳng lưng, uốn cong ở thắt lưng sang một bên. Tuy nhiên, động tác này đòi hỏi phải uốn cong, theo đo một phần của cột sống có nguy cơ bị gãy xương”, Monica Lam-Feist chia sẻ.
Nếu bị loãng xương, đây chắc chắn là một bài tập cần tránh.
5. Cuộn ống
“Đây là một động tác phổ biến trong yoga, là tư thế nằm thẳng lưng trên tấm thảm rồi uốn cong ngực để đầu gối chạm ngực và cánh tay vòng để ôm chặt chân vào người. Sau đó, bắt đầu nhẹ nhàng cuộn ngược về phía trước và dọc theo cột sống”, Lam-Feist cho hay.
“Động tác này không chỉ làm cột sống bị uống cong về phía trước mà còn khiến cột sống phải “tải” thêm trọng lượng, đó chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gãy xương”, Lam-Feist nói. Vì vậy, tốt nhất là tránh thực hiện động tác này.
Động tác này không chỉ làm cột sống bị uống cong về phía trước mà còn khiến cột sống phải “tải” thêm trọng lượng.
6. Trượt tuyết
Kristen Wilson, chuyên gia thể hình nhận định: “Các hoạt động có nguy cơ bị ngã cao như trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, trượt băng rất cần phải hạn chế với những người bị loãng xương”.
Cô giải thích: “Vì những người loãng xương thường có bộ xương dễ bị gãy hơn, nên tránh các hoạt động có nguy cơ bị ngã cao. Hơn nữa, bộ môn này cũng cần các chuyển động với nhiều sự uốn xoắn của cơ thể thật sự không tốt cho cột sống”.
Các hoạt động có nguy cơ bị ngã cao như trượt tuyết, đi xe đạp leo núi, trượt băng rất cần phải hạn chế với những người bị loãng xương.
(Nguồn: Pre)
Việt Nam đang sử dụng lượng muối ăn cao gấp đôi so với khuyến cáo
Người dân giảm một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày để phòng chống tăng huyết áp. (Ảnh minh họa)
TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết, hiện nay, một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 gam muối/ngày, nghĩa là cao gần gấp đôi so với khuyến cáo của WTO (5gam muối/ngày).
Sáng 27-3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tổ chức hội thảo báo chí về truyền thông vận động giảm ăn muối để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não và các bệnh không lây nhiễm khác. Theo TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ăn nhiều muối là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến mắc và tử vong do các bệnh tim mạch và một số bệnh không lây nhiễm khác. Ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ gây suy thận, loãng xương và ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Trong năm 2012, ước tính toàn quốc có tới 112.600 trường hợp chết chỉ riêng do tai biến mạch máu não (chiếm tới 21,7% tổng số tử vong) và 36.500 trường hợp chết do nhồi máu cơ tim (chiếm 7% số tử vong). Cứ năm người trưởng thành thì có một người tăng huyết áp, cứ trong ba trường hợp tử vong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tử vong do tai biến mạch máu não.
Theo một nghiên cứu thói quen sử dụng muối tại TP Hồ Chí Minh, hiện nay, 73% các hộ gia đình sử dụng mì ăn liền; 37% sử dụng đồ đóng hộp, 31% có ăn xúc xích và còn lại là các sản phẩm cháo ăn liền; các sản phẩm đóng gói ăn liền... Trong khi hàm lượng muối trong một số thực phẩm bao gói sẵn có hàm lượng muối rất cao, gói mì ăn liền khoảng 5-7g muối/100g sản phẩm; 1,5-2,3 g muối/100g xúc xích.
"Theo điều tra năm 2015, 89,2% người nấu ăn luôn cho muối, mắm, gia vị mặn khác vào thực phẩm khi chuẩn bị, chế biến và nấu ăn; 70% thường xuyên trộn, chấm mắm, muối, bột ngọt, nước tương, mì chính và các gia vị có muối khác với thức ăn trong khi ăn; 19,5% thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, mì ăn liền, lạc rang muối... " - TS Trương Đình Bắc nói.
TS. Jun Nakagawa, Phó trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, hiện nay thế giới cũng đang sử dụng muối quá cao, trung bình khoảng 10g/ngày. Những năm qua, 19 quốc gia đã giảm muối trong ít nhất một sản phẩm chủ yếu là bánh mì. 11 quốc gia báo cáo giảm muối trong thịt chế biến, cheese, các loại ngũ cốc ăn sáng, nước sốt và các bữa ăn làm sẵn.
"Việt Nam nên xây dựng khuyến nghị về lượng muối tối đa trong 100g thực phẩm, ưu tiên thực phẩm nhiều muối và phổ biến như mì ăn liền, xúc xích... Cần bắt buộc công bố sản phẩm của các công ty một cách tự nguyện. Việt Nam nên xây dựng môi trường hỗ trợ tại trường học, bếp ăn tập thể cũng như ban hành và thực thi quy định về dán nhãn, cảnh báo sức khỏe; cấm quảng cáo thực phẩm nhằm vào trẻ em" - ông Jun Nakagawa nói.
BS Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng) khuyến cáo, hiện nay, Việt Nam còn thiếu hụt chính sách, kế hoạch liên quan đến can thiệp giảm muối. Thí dụ như chính sách dãn nhãn thực phẩm (công bố hàm lượng muối trong sản phẩm, cảnh báo thực phẩm nhiều muối, tai hại sức khỏe của ăn nhiều muối); quy định về hàm lượng muối tối đa có trong 100g thực phẩm đối với một số loại thực phẩm bao gói sẵn... Việt Nam cũng chưa có chính sách liên quan đến hạn chế quảng cáo, tiếp thị, kinh doanh các sản phẩm chứa nhiều muối; quy định về tổ chức bữa ăn học đường và cung cấp thực phẩm giảm muối cho học sinh...
Đến năm 2025, Việt Nam đặt ra mục tiêu sẽ có hơn 90% người trưởng thành biết tác hại do ăn nhiều muối; giảm mức tiêu thụ muối ăn trung bình của người trưởng thành xuống còn dưới 7g/người/ngày; hơn 70% số học sinh thực hiện ít nhất một biện pháp để giảm ăn muối theo khuyến cáo; hơn 90% số người được phát hiện mắc tăng huyết áp, bệnh tim mạch được tư vấn, hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giảm muối.
Để thực hiện điều này, ông Trần Đắc Phu khuyến cáo, mỗi người hãy giảm một nửa lượng muối ăn vào hằng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác. Hạn chế lựa chọn, sử dụng thực phẩm có nhiều muối và thay bằng thực phẩm tự nhiên.
THIÊN LAM
Theo www.nhandan.com
Thực phẩm ngừa loãng xương ở phụ nữ Xương chắc khỏe đòi hỏi cơ thể có đủ hai dưỡng chất quan trọng - can xi và vitamin D. Can xi giúp hỗ trợ xương và răng, còn vitamin D cải thiện sự hấp thu can xi, đồng thời giúp xương phát triển. Cá hồi là một trong những thực phẩm tốt nhất cho xương. ẢNH: SHUTTERSTOCK Hai dưỡng chất này rất...