Những bài tập thể dục đơn giản giúp mẹ bầu sinh thường dễ dàng, ít đau đớn
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản dưới đây nhưng mang lại hiệu quả đáng kinh ngạc giúp cho các bà mẹ có thể vượt cạn thành công bằng phương pháp sinh thường.
Sinh con luôn là một trong những thử thách khó khăn trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Vậy làm cách nào để giảm đau đớn khi sinh con? Câu trả lời là các bài tập thể dục. Tập thể dục là cách tuyệt vời để cơ thể bạn sẵn sàng cho các tình huống căng thẳng và giảm đau khi sinh. Đây là một phương pháp hoàn toàn tự nhiên và sẽ không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào đối với quá trình sinh con của bạn. Hãy chắc rằng bên cạnh bạn luôn có người hỗ trợ khi bạn tập luyện vì bạn không thể biết được mình có thể sinh bất cứ lúc nào và có thể cần đến sự giúp đỡ.
Dưới đây là 8 bài tập đơn giản mang lại hiệu quá đáng ngạc nhiên giúp cơ thể bạn sẵn sàng cho việc sinh thường mà ít phải trải qua đau đớn:
1. Đẩy hông lên
Còn được gọi là đẩy vùng chậu, đây được coi là bài tập tốt nhất để hỗ trợ cho việc sinh con một cách tự nhiên. Bài tập này khá đơn giản và có thể thực hiện được ngay tại nhà. Các bà mẹ chỉ cần nằm ngửa xuống và giữ cho đầu gối gập cong, bàn chân đặt trên sàn nhà. Sau đó giữ lưng của bạn trên mặt sàn và đồng thời đưa xương chậu của bạn lên trên, giữ trong vòng 10 giây và từ từ thả xuống. Bạn nên tập 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, bài tập sẽ giúp cho xương chậu của bạn sẵn sàng cho việc sinh nở.
2. Khom mình
Quả bóng là một trong những dụng cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi bà mẹ khi tập thể dục trong thời gian mang thai, việc tập với nó giúp cho các bà mẹ có thể sinh nở tự nhiên một cách dễ dàng. Hãy chắc rằng bên cạnh bạn luôn có một người hướng dẫn và hỗ trợ bạn. Việc khom mình tựa vào bóng và tập các động tác nhẹ nhàng có thể gây áp lực lên lưng và cơ vùng chậu sẽ giúp cơ thể bạn sẵn sàng cho việc sinh con. Tập với bóng tập thể dục cũng giúp cho bạn giảm đau khi chuyển dạ và việc sinh thường cũng nhanh chóng và dễ dàng.
3. Ngồi xổm
Ngồi xổm là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để hỗ trợ ban đầu cho việc sinh nở. Ngồi xổm giúp trọng lực tác động lên em bé và có xu hướng đẩy nó xuống dễ dàng trong việc sinh thường. Nếu như bạn lo lắng về hình ảnh của mình khi tập ngồi xổm ở công viên, bạn có thể thực hành bài tập này ngay tại nhà. Bạn chỉ cần ngồi xổm xuống một cách nhẹ nhàng cho đến khi bạn cảm thấy một cảm giác nóng rát.
4. Đi bộ
Video đang HOT
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng chỉ việc đi bộ mỗi ngày lại mang lại hàng ngàn lợi ích cho cơ thể của bạn. Đi bộ đặc biệt mang lại tác động đến việc co thắt tử cung ở phụ nữ và có thể được áp dụng cho các bà mẹ không thể thực hiện được những hoạt động mạnh khác. Đi bộ giúp cho con bạn di chuyển xuống dưới của tử cung và giúp cổ tử cung giãn ra, dễ dàng cho việc chuyển dạ.
Các bài tập Kegel còn được gọi là bài tập sàn – chậu có hiệu quả tuyệt vời trong việc đẩy nhanh quá trình sinh nở cho những bà mẹ mang thai quá ngày. Các bài tập Kegel hoạt động bằng cách nhắm vào các cơ của xương chậu – đóng vai trò quan trọng trong việc sinh con. Việc di chuyển và co bóp các cơ vùng chậu trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày là một cách tốt để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.
Cách tập như sau: co cơ âm đạo rồi thả lỏng ra giống như đang nín tiểu, tương tự như vậy, đồng thời co cơ hậu môn rồi thả lỏng ra. Không được tập luyện những động tác này khi đi tiểu thực sự, dễ gây viêm nhiễm ảnh hưởng đường tiết niệu. Khi tập luyện, chú ý co cơ âm đạo trong vòng vài giây, rồi thả lỏng ra đúng từng ấy thời gian.
6. Ngồi thiền
Đây là một bài tập đơn giản giúp tăng cường và kéo dài các cơ bắp của lưng, đùi và xương chậu. Nó giúp giữ cho các khớp xương chậu linh hoạt, giảm lượng máu đến phần dưới của cơ thể và giảm sự đau đẻ. Tất cả những gì bạn cần làm là ngồi trên sàn với 2 lòng bàn chân của bạn chạm vào nhau, sau đó sử dụng khuỷu tay của bạn nhấn 2 đầu gối nhẹ nhàng xuống sàn để cảm thấy sự căng của cơ đùi. Bạn có thể thực hiện động tác này bằng cách ngồi dựa vào một bức tường. Giữ nguyên vị trí này trong 10-15 giây và lặp lại khoảng 5 đến 10 lần.
7. Đẩy cơ thể về phía trước
Đây là một bài tập tuyệt vời giúp cho cơ thể bạn dễ dàng sinh thường. Đứng bằng hai chân của bạn với chân trước chân sau và chân trước thì khuỵ xuống, cố gắng đẩy mình để các cơ bắp và xương chậu của bạn được kéo căng nhiều nhất có thể. Bài tập này giúp làm giãn phần dưới cơ thể của bạn làm cho em bé có thể xoay mình một cách dễ dàng và trượt xuống.
Việc leo một vài bước cầu thang một cách nhẹ nhàng có thể giúp ích rất lớn cho quá trình sinh nở của bạn. Leo cầu thang giúp bạn nâng cao nhịp tim, sự chuyển động khiến cho đầu em bé di chuyển xuống ống sinh, giúp mở vùng xương chậu và ép cổ tử cung giãn nở. Những điều này làm cho các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện và cơ thể bạn sẽ sẵn sàng cho việc sinh nở.
Theo Helino
Chỉ ngồi trước máy tính bạn cũng thấy mệt mỏi - có làm gì đâu mà mệt nhỉ?
Thực ra mọi chuyện đều có nguyên nhân. Đúng là bạn ngồi một chỗ, nhưng năng lượng thì vẫn đốt đều.
Một ngày không hề làm bất cứ công việc nặng nhọc nào, chỉ cần ngồi yên trên chiếc ghế êm ái với màn hình máy tính. Ấy thế mà bạn vẫn mệt mỏi và kiệt sức.
Tại sao lại thế nhỉ? Tất nhiên là mọi chuyện đều có nguyên nhân rồi. Hãy xem, đó là gì.
1. Nguồn năng lượng tinh thần đã cạn kiệt
Dù ngồi một chỗ cả ngày, nhưng não bạn vẫn đang hoạt động. Tuy rằng bộ não chiếm khối lượng khá nhỏ, nhưng chúng lại sử dụng gần 20% lượng oxy nuôi sống cả cơ thể.
Theo bác sỹ Steven Feinsilver tại bệnh viện Lenox Hill (New York, Mỹ): "Cơ bắp của bạn thường không hấp thụ quá nhiều oxy. Với những bài tập thể dục thì lượng oxy cung cấp cho các cơ bắp sẽ nhiều hơn. Nhưng não thì luôn sử dụng rất nhiều năng lượng."
Não bộ dùng nhiều năng lượng, đó là lý do các công việc trí não luôn khiến cơ thể cảm thấy kiệt quệ hơn.
2. Động lực làm việc biến mất
Khi dành cả ngày làm việc trên máy tính hoặc xử lý các thủ tục giấy tờ, chắc chắn sẽ có một vài khoảnh khắc nào đó chúng ta mất tập trung, hoặc cảm thấy buồn chán vì công việc khô khan.
Ngay lập tức, bạn sẽ cầm điện thoại lên, lướt Facebook và nhắn tin cho ai đó. Điều này hẳn là thú vị hơn nhiều so với những công việc hiện tại của bạn. Nhưng chính sự mâu thuẫn ấy sẽ gây căng thẳng đầu óc, và từ đó dẫn đến mệt mỏi.
3. Stress
Công việc khó khăn, deadline sắp tới và sếp thì luôn săm soi... Tất cả đều là nguồn cơn của stress.
Xét về một khía cạnh nào đó, căng thẳng sẽ là động lực, tiếp thêm năng lượng cho bạn. Nhưng nếu căng thẳng thường xuyên lặp lại, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể của cuộc sống.
Vì vậy, điều quan trọng là tìm cách giải quyết căng thẳng. Sao bạn không thử hít một hơi thật sâu và thở nhẹ nhàng hoặc đi dạo vào bữa trưa! Chỉ cần vài phút tránh xa bàn làm việc và thư giãn là được.
Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tạm thời.
Giáo sư Tâm lý học Ark Markman chia sẻ: "Về lâu dài, bạn cần phải tìm được điều đam mê trong chính công việc của mình. Nếu không tìm thấy được điều gì cả, bạn nên ngồi xuống và bắt đầu suy nghĩ, tìm tòi ra một dự án mới mà bản thân thật sự yêu thích và muốn thực hiện."
4. Bạn thiếu ngủ
Và cuối cùng, một lý do rất rõ ràng khiến bạn "gục gã" trên bàn làm việc chính là... bạn không ngủ đủ giấc. Thật khó để tập trung cao độ vào công việc nếu bạn đang mơ màng vì rời khỏi giường sau một đêm quá ngắn ngủi.
Tương tự, ngủ quá nhiều cũng có thể khiến bạn mệt mỏi suốt cả ngày. Theo National Sleep Foundation, người lớn cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm. Chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy mệt mỏi lúc 2 giờ sáng (khi hầu hết mọi người đang ngủ) và 2 giờ chiều (sau giờ nghỉ trưa).
Vì thế, bạn có thể nên tập thói quen để có giấc ngủ tốt hơn, thiết lập thời gian đi ngủ cụ thể như một thói quen hằng ngày và tránh uống cafe vào buổi tối.
Theo Helino
Không muốn gây hỏng xương sớm thì giới trẻ nên sửa ngay 4 hành động tai hại này Nếu không muốn làm hỏng xương khớp từ khi còn trẻ thì bạn cần tránh mắc phải một số thói quen sai lầm sau. Có một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày cứ tưởng là vô hại nhưng lại âm thầm gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe tai hại, trong đó có cả những vấn đề về xương. Ngồi...