Những bài học thú vị từ cuộc đời của Albert Einstein
Albert Einstein, nhà vật lý học huyền thoại, gây ấn tượng không chỉ vì ông có trí tuệ siêu phàm, mà còn vì sự hài hước đầy lôi cuốn của ông.
Có một số câu chuyện nhỏ về Einstein có thể cho chúng ta hiểu thêm về con người của thiên tài này – một trong những người thông minh nhất mà thế giới từng biết đến, đồng thời cũng đem đến cho chúng ta một số bài học rất thú vị trong cuộc sống.
1. Khi Albert Einstein còn ở Học viện Nghiên cứu Nâng cao ở Princeton, đó là lúc mà ông đã rất nổi tiếng thì có một người khách đến thăm, hỏi Einstein rằng, ông có thể cho họ xem phòng thí nghiệm của ông không.
Nhà khoa học đại tài mỉm cười, nói rằng ông không có phòng thí nghiệm. Khi người khách kia tỏ ý không tin, Albert Einstein nói: “Thôi được, vậy để tôi chỉ cho anh thấy phòng thí nghiệm của tôi”. Nói rồi, ông cầm lấy cây bút chỉ vào đầu mình!
Theo Einstein, cái đầu của ông chính là phòng thí nghiệm.
Đến ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học mới cũng đã chứng minh rằng bộ não của con người không được “thiết kế” để ghi nhớ nhiều, mà là để suy nghĩ và sáng tạo. Khả năng tự tư duy là rất quan trọng.
2. Khi Albert Einstein mới gia nhập Học viện Nghiên cứu Nâng cao ở Princeton, ông yêu cầu một mức lương cực kỳ thấp, khiến ai cũng phải bất ngờ. Thậm chí, những cán bộ ở đây còn phải tự nhân đôi khoản tiền lương đó lên để nó tương ứng với các tiêu chuẩn của Học viện.
Một lần, Albert Einstein đang đọc sách và không tìm thấy cái đánh dấu sách đâu. Thế là ông lấy luôn tờ séc 1.500 đôla từ Quỹ Rockefeller kẹp vào sách để đánh dấu. Thế rồi ông làm mất cuốn sách đó! Bộ phận lưu trữ hồ sơ của quỹ này về sau đã gửi một tấm séc khác tới cho Einstein. Khi nhận được tấm séc, ông ngớ ra và viết thư lại hỏi: “Cái này là để làm gì vậy?”.
Tiện tay là ông lấy luôn tờ séc để đánh dấu sách.
Tiền bạc không có ý nghĩa lắm đối với thiên tài huyền thoại này. Như vậy không có nghĩa là chúng ta đều phải làm việc mà không nghĩ đến tiền bạc. Nhưng khi theo đuổi một đam mê và muốn thành công, thì chúng ta nên đặt một mục tiêu khác thay vì tiền bạc. Giống như câu nói của thương gia kiệt xuất Charles M. Schwab: “Người nào làm việc không phải vì tình yêu công việc mà chỉ vì tiền thì có khả năng là chẳng kiếm được tiền, cũng chẳng tìm được mấy niềm vui trong cuộc sống”.
3. Einstein tự nghĩ rằng, mình là một người chơi violin rất khá. Có lần, ông tập lại bản nhạc của Haydn với một tứ tấu đàn dây.
Einstein có nhiệm vụ bắt vào phần thứ hai, nhưng tập đến lần thứ tư mà ông vẫn nhầm. Người chơi đàn cello trong nhóm rất bực mình, bảo: “Vấn đề của anh, Albert ạ, là anh không biết đếm!”.
Einstein cho rằng, mình chơi violin rất khá.
Đến cả những thiên tài cũng có điểm mạnh và điểm yếu, đó là chuyện hết sức bình thường. Điều quan trọng là phát huy được điểm mạnh của mình và không khó chịu, thù hằn khi người khác phê bình điểm yếu.
4. Có lần, giới báo chí đề nghị Einstein giải thích về thuyết tương đối của ông theo cách nào để số đông những người bình thường đều có thể hiểu được. Khoa học gia này liền viết một tờ giấy để thư ký của ông đọc to lên: “Một tiếng đồng hồ ngồi cùng một cô gái xinh đẹp thì ta cảm thấy như chỉ một phút; nhưng một phút ngồi trên một cái lò nóng thì ta cảm thấy như cả một tiếng đồng hồ”.
Không phải ai cũng hiểu được Thuyết tương đối của Einstein.
Những người thực sự giỏi giang không thể hiện mình bằng những ngôn từ phức tạp, rắc rối; mà họ sẽ muốn chia sẻ kiến thức cho số đông bằng những ngôn từ giản dị và dễ hiểu nhất có thể.
Cướp chồng của chị gái, Hoàng hậu được chiều chuộng hết mực nhưng thân phận kẻ thứ 3 vẫn nhận cái kết đáng sợ ở tuổi 28
Dù cho mối tình đẹp đẽ thế nào đi chăng nữa thì chuyện của Lý Dục và Hoàng hậu thứ hai của mình vẫn không nhận được những lời khen ngợi.
Người ta thường nói rằng khi yêu thường mù quáng. Vì tình yêu, nhiều người chẳng giữ nổi suy nghĩ đúng đắn hay đầu óc tỉnh táo, họ chỉ biết đến yêu đương mà thôi.
Thời kỳ cổ đại, Hoàng thượng sẽ có nhiều cung tần mỹ nữ. Thế nhưng chuyện hai chị em trong cùng một nhà đều trở thành Hoàng hậu của một Hoàng đế lại là điều hiếm gặp. Nó đã xảy đến với vị Hoàng đế cuối cùng của Nam Đường - Lý Dục. Theo đó, Lý Dục đã lần lượt đưa hai chị em nhà họ Chu lên ngôi Hoàng hậu.
Em gái sa vào "lưới tình" của tỷ phu
Tương truyền, chị em nhà họ Chu đều sở hữu nhan sắc hơn người. Đến tuổi lập gia thất, các bà mối cũng "đạp nát cửa" nhà họ Chu để xin được mai mối.
Tuy nhiên, người chị gái Chu Nga Hoàng sớm lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Lý Dục và nhập cung, trở thành Hoàng hậu. Sau này, sử sách gọi bà là Đại Chu Hậu để phân biệt với Tiểu Chu Hậu Chu Gia Mẫn - cũng chính là em gái bà.
Đại Chu Hậu là một mỹ nhân tài sắc vẹn toàn. Không chỉ có nhan sắc tuyệt vời mà bà còn có kỹ năng chơi cờ tuyệt đỉnh, cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Ban đầu, cuộc sống của bà trong Hoàng cung vô cùng hoàn mỹ bởi Hoàng đế cũng rất sủng ái.
Đại Chu Hậu có người em gái là Chu Gia Mẫn ít hơn bà 4 tuổi. Gia Mẫn tuy ít tuổi nhưng vô cùng duyên dáng lại còn đáng yêu. Nàng có cuộc sống vô cùng sôi nổi. Bởi vậy, Đại Chu Hậu thường cho đón em gái vào cung để chơi cùng.
Chu Gia Mẫn có nhiều nét giống với chị gái nhưng nàng xinh đẹp hơn, trẻ trung và năng động hơn. Những lần đến thăm chị, nàng đều giáp mặt với tỷ phu là Hoàng đế. Chình vì vậy Lý Dục dần dần nảy sinh tình cảm với em vợ.
Mọi chuyện cứ như thế cho đến khi Đại Chu Hậu mắc bệnh. Đó là đêm Thất tịch, cũng là sinh nhật của Lý Dục, Hoàng hậu và Hoàng đế đã uống rượu bên nhau. Cuối cùng vì sức khỏe yếu, Đại Chu Hậu bị cảm lạnh và ngã bệnh.
Có ghi chép kể lại rằng, vì muốn Hoàng hậu sớm bình phục, Lý Dục thậm chí còn làm một bài thơ tặng cho bà.
Thế nhưng tình cảm mặn nồng cũng không giúp ích được cho mối quan hệ của cả hai. Hoàng hậu phải rời cung dưỡng bệnh, Hoàng đế đã triệu em gái vợ là Chu Gia Mẫn khi ấy 15 tuổi vào cung để hầu hạ.
Chu Gia Mẫn trở thành phi tần của tỷ phu kể từ đó. Câu chuyện này cũng sớm đến tai Đại Chu Hậu. Bà vô cùng buồn bã vì không nghĩ rằng người em mình hết mực thương yêu lại có thể lừa dối chị gái như vậy.
Sau đó, Đại Chu Hậu quyết định từ mặt cả Hoàng đế lẫn cô em gái của mình. Sự uất ức tích tụ khiến cho tình trạng bệnh tình của Hoàng hậu trở nên nghiêm trọng hơn. Cuối cùng bà đã không gượng được và qua đời trong tức tưởi.
Sau cái chết của Hoàng hậu, Lý Dục vô cùng hối hận. Ông đã viết nhiều bài thơ dành cho Đại Chu Hậu và tự gọi bản thân là "người góa vợ".
Tuy nhiên nỗi buồn và sự ân hận ấy cũng không khiến cho mối quan hệ của Hoàng đế và Chu Gia Mẫn xấu đi. Sau 3 năm khi đã mãn tang Hoàng hậu, Lý Dục đã tổ chức hôn lễ với Chu Gia Mẫn vô cùng long trọng theo tiêu chuẩn Hoàng gia.
Chu Gia Mẫn chính thức lên ngôi Hoàng hậu và được gọi là Tiểu Chu Hậu.
Nỗi nhục của một Hoàng đế vong quốc
Sau khi phong Hậu cho Chu Gia Mẫn, Hoàng đế Lý Dục lại càng say mê với tình ái. Cặp đôi Đế Hậu chỉ còn biết an nhàn hưởng lạc bên nhau. Thay vì lo toan chuyện biên cương, Hoàng đế chỉ biết tìm cách làm đẹp lòng Hoàng hậu, cùng vui với các trò đùa của nàng.
Lý Dục vốn chẳng phải một Hoàng đế giỏi về chính trị thao lược, ông chỉ xuất sắc trong việc văn hay chữ tốt mà thôi. Bởi vậy, tình hình của Nam Đường ngày càng nguy ngập. Dù biết tình thế là vậy, Lý Dục vẫn vui vẻ bên cạnh Hoàng hậu của mình chẳng màng đến việc nước.
Năm 976, Tống Thái Tổ - Triệu Khuông Dẫn đem quân chinh phạt Nam Đường. Lý Dục nhanh chóng quy hàng do không thể chống đỡ.
Triệu Khuông Dẫn ban cho Cựu Hoàng Lý dục một chức quan nhỏ để ông sống an nhàn cùng Chu Gia Mẫn.
Tình thế yên bình chưa được bao lâu thì Triệu Khuông Dẫn băng hà, em trai Triệu Quang Nghĩa lên ngôi, lấy hiệu là Tống Thái Tông.
Hoàng đế mới lại có ý với nàng Tiểu Chu Hậu xinh đẹp và ép nàng phải vào cung hầu hạ mình. Đến nước này, Chu Gia Mẫn đành gạt nước mắt, chịu nhục đồng ý bởi Lý Dục nào có thực quyền gì nữa.
Chu Gia Mẫn vào cung chịu nhiều nỗi nhục nhã. Thậm chí, Hoàng đế Triệu Quang Nghĩa còn cho hoa sĩ đến để vẽ một bức tranh mình đang cưỡng bức nàng. Bức tranh đó có tên "Hi lăng hạnh Tiểu Chu Hậu đồ" rồi chuyển đến cho Lý Dục.
Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa lớn lên vừa đen lại vừa béo, tuy khôi ngô nhưng lại quá phương phi. Nhìn thấy bức họa thê tử của mình bị một kẻ như vậy cưỡng gian, Lý Hậu Chủ vô cùng đau đớn.
Giang sơn đã mất, nay đến mỹ nhân cũng không giữ được, Lý Dục chỉ còn biết đem hết thảy mọi tâm tư gửi gắm vào bài thơ mang tên "Lãng đào sa lệnh":
Tạm dịch là:
"Rả rích mưa tuôn/ Lòng những đau thương/ Vạt là không ấm suốt canh tàn/ Trong mộng nào hay mình ở trọ/ Chợt thấy vui tràn/ Một mình tựa lan can/ Bát ngát giang sơn/ Chia tay thì dễ, gặp lại khó khăn/ Nước trôi hoa rụng xuân qua đó/ Trời đất miên man".
Bài thơ ai oán về cảnh nước mất nhà tan, lại bị kìm kẹp dưới ách thống trị của triều đại mới này của Lý Dục đã tới tai Triệu Quang Nghĩa.
Hoàng đế nổi giận đùng đùng và sai người ban chết cho Lý Dục bằng một ly rượu độc. Cuộc đời của Cựu Hoàng đế kết thúc như vậy.
Về số phận của Tiểu Chu Hậu cũng chẳng khá hơn là bao. Một năm sau cái chết của Lý Dục, nàng cũng qua đời ở tuổi 28. Nhiều người phỏng đoán rằng Chu Gia Mẫn đã tự vẫn để đi theo Lý Dục.
Thế mới nói, yêu đương nhưng cũng cần giữ cái đầu tỉnh táo để đừng làm ra những việc trái luân thường đạo lý. Chuyện tình của Tiểu Chu Hậu và Lý Dục tuy cháy bỏng nhưng vì khởi điểm không hợp lẽ thường nên vẫn gây tranh cãi cho đến tận mai sau.
Thằn lằn có thể mọc nhiều đuôi Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Biological Reviews đã phát hiện ra rằng thằn lằn có nhiều mánh khóe với đuôi của mình hơn chúng ta nghĩ. Thằn lằn bóng chân ngắn ở Úc có hai đuôi. (Ảnh: Damian Lettoof, Đại học Curtin) Chúng có thể tự đứt đuôi khi bị đe dọa và mọc lại nhiều đuôi hơn....