Những bài hát bị cấm nghe trong kỳ thi đại học
Truyền thông Hàn Quốc thường đăng tải danh sách bài hát bị cấm nghe trong kỳ thi đại học vì có giai điệu ám ảnh, dễ khiến người nghe mất tập trung.
Ring Ding Dong ( SHINee): Dù đã phát hành được 12 năm, Ring Ding Dong vẫn là ca khúc khán giả đánh giá không nên nghe nhất trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Ca khúc afro-electro này sử dụng nhịp trống Congo và âm nhạc điện tử, đi kèm theo đó là phần điệp khúc bắt tai và lôi cuốn với cụm từ “ring ding dong” lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài, dễ gây ám ảnh cho người nghe.
U R Man ( SS501) : Cùng với Ring Ding Dong của SHINee, U R Man cũng là một trong số các ca khúc đầu tiên được cho là không thể nghe trong thời gian chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Bài hát được phát hành từ 13 năm trước nhưng giai điệu earworm của nó vẫn mang sức ảnh hưởng lớn cho tới tận bây giờ.
Sorry Sorry (Super Junior): Ra mắt năm 2009, Sorry Sorry của Super Junior là một trong những ca khúc đầu tiên được nhắc tên trong danh sách. Đây được coi là ca khúc mang tính đại diện cho Super Junior. Mang ảnh hưởng của nhạc funk tại Mỹ và dòng R&B đương đại, ca khúc nhạc dance lôi cuốn này có phần điệp khúc earworm bắt tai với từ “sorry” lặp đi lặp lại trong bài hát.
Video đang HOT
Bo Peep Bo Peep (T-ARA): Được phát hành vào năm 2011, Bo Peep Bo Peep hiện vẫn là một trong những ca khúc nổi tiếng của T-ARA. Được sáng tác bởi Shinsadong Tiger – một trong những producer nổi tiếng nhất Kpop, bài hát có phần điệp khúc theo lối earworm với ca từ đơn giản, dễ nhớ này luôn khiến khán giả vô thức hát theo.
Dumb Dumb (Red Velvet): Được phát hành vào năm 2015, Dumb Dumb là ca khúc dance-pop vui nhộn với ca từ dễ nhớ, bắt tai cùng giai điệu earworm sử dụng nhạc khí gõ. Trong một cuộc khảo sát thực hiện vào tháng 11/2017 tại Hàn Quốc, Dumb Dumb đã đứng thứ tư trong danh sách những ca khúc không nên nghe trong kỳ thi đại học.
Zimzalabim (Red Velvet): Dumb Dumb không phải là ca khúc duy nhất của Red Velvet có giai điệu earworm lặp đi lặp lại trong đầu khán giả. Được miêu tả “như một cuộc diễu hành đầy màu sắc”, Zimzalabim là bản nhạc electro-pop độc đáo và đầy năng lượng. Ca khúc phát hành năm 2019 này mang thông điệp nhắn nhủ người nghe hãy “mở ra một giấc mơ đã được chôn sâu” trong trái tim họ.
O Sole Mio (SF9) : O Sole Mio được khán giả đánh giá là một trong những ca khúc gây ấn tượng nhất của SF9. Bản nhạc dance mang âm hưởng latin phát hành vào năm 2017 là sự pha trộn giữa nhiều thể loại âm nhạc như EDM và hiphop vốn thịnh hành, kết hợp dòng tropical house là xu hướng tại Hàn Quốc vào năm 2016. Đoạn riff guitar đầy thu hút mở đầu bài hát khiến khán giả khó lòng quên ca khúc này.
Next Level (aespa) : Next Level được nhận xét là ca khúc thu hút khán giả ngay từ câu đầu tiên của trưởng nhóm Karina. Với tiết tấu thịnh hành, dễ gây nghiện và giai điệu sôi động, cuốn hút, kết hợp nhiều thể loại âm nhạc, Next Level là ca khúc gần đây nhất của SM bị khán giả đánh giá dễ gây mất tập trung cho các thí sinh trong kỳ thi đại học.
Không đeo khẩu trang, thí sinh bị loại khỏi kỳ thi đại học ở Nhật Bản
Các thí sinh tham gia kỳ thi đại học Nhật Bản phải đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, khử trùng tay, ăn trưa một mình trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp.
Hôm 16/1, một thí sinh đã bị loại khỏi kỳ thi tuyển sinh đại học của Nhật Bản vì từ chối đeo khẩu trang, vi phạm các quy tắc được đặt ra để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, Kyodo đưa tin.
Giám thị cho biết thí sinh đến từ Tokyo đã không tuân theo hướng dẫn dù được nhắc nhở đến 7 lần. Các thông tin cá nhân về tên tuổi, giới tính cũng như lý do thí sinh từ chối đeo khẩu trang không được tiết lộ.
Trước đó, trung tâm quốc gia tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản đã thông báo trên trang web và tờ rơi phát cho các thí sinh rằng mọi người không thể tham dự kỳ thi trừ khi họ đeo khẩu trang "đúng cách".
Các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.
Trung tâm cho phép những người không thể đeo khẩu trang vì các lý do đặc biệt như tình trạng sức khỏe, có thể tham gia kỳ thi trong một phòng riêng. Tuy nhiên, thí sinh bị đánh trượt vì vi phạm quy chế đã không đưa ra được bất kỳ lý do đặc biệt nào.
Mặc dù một giám thị đã cảnh báo thí sinh về khả năng bị loại trước buổi hướng dẫn thứ bảy. Nhưng cuối cùng, người này vẫn tiếp tục không tuân theo hướng dẫn và bị đánh trượt trong kỳ thi, theo trung tâm.
Vòng 1 của kỳ thi tuyển sinh đại học trên toàn quốc đã được tổ chức vào cuối tuần qua. Các thí sinh phải thực hiện đầy đủ biện pháp phòng chống virus như đeo khẩu trang, xa cách xã hội, khử trùng tay, ăn trưa một mình. Các phòng thi được đảm bảo thông gió tốt.
Theo Trung tâm Khảo thí Tuyển sinh Đại học, kỳ thi năm nay thu hút tổng cộng 535.245 người đăng ký tham dự và diễn ra tại 681 địa điểm. 866 trường đại học, cao đẳng sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi này làm cơ sở tuyển sinh.
Địa lý, Lịch sử, Công dân, Tiếng Nhật và Ngoại ngữ nằm trong danh sách các môn thi vào thứ Bảy, trong khi các bài kiểm tra Khoa học và Toán học diễn ra vào chủ nhật.
Đợt thi mới sẽ diễn ra vào ngày 30, 31/1, dành cho học sinh trung học bị gián đoạn việc học do các trường tạm thời đóng cửa vào năm ngoái vì đại dịch bùng phát.
Khó rớt đại học! Đây là nhận định chung của nhiều chuyên gia trước xu hướng tuyển sinh ĐH hiện nay. Bởi nhìn vào các phương thức xét tuyển ĐH hiện nay, có thể thấy mỗi trường khi công bố phương án tuyển sinh đều có từ 3 - 5 phương thức để thí sinh xét tuyển. Chưa kể, nếu rớt trường top đầu, thí sinh còn...